Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thư mời đại lễ Vu Lan tại Wien và Salzburg...

Thư mời đại lễ Vu Lan tại Wien và Salzburg...
Chúng tôi chân thành cảm tạ các thân hữu đã gửu đến Blog" Salzburg thân hữu"
thư mời Lễ Vu Lan tại Wien và Salzburg .
Năm nay đặc biệt có Hòa Thượng Thích Trí Minh , Tỳ kheo : Thích Minh Tánh , Thích Hạnh Vân đén chứng minh Đại Lễ Vu Lan .
Chương trình tại Salzburg, ngày 16,09,2012
Lúc: 11 giờ Nghi thức , thuyết pháp : HT. Thích trí Minh
12 giờ thọ trai
13 giờ vấn đáp đạo pháp
16 giờ kết thúc
tại:Laufenstr.36 , 5020 Sbg

Größere Kartenansicht Thiền sư : Nhất Hạnh " bông hồng cài áo " xin mời bạn :
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi...

Kính chúc các bạn thân tâm an lạc
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến : Năm xưa tôi còn nhỏ Mẹ tôi đã qua đời ! Lần đầu tiên tôi hiểu Thân phận trẻ mồ côi. Quanh tôi ai cũng khóc Im lặng tôi sầu thôi Ðể dòng nước mắt chảy Là bớt khổ đi rồi... Hoàng hôn phủ trên mộ Chuông chùa nhẹ rơi rơi Tôi thấy tôi mất mẹ Mất cả một bầu trời. Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức : Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận. Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra . Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương. Ðạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Ðạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước. Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Ðừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Ðòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Ðể mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Ðể khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!" Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng. Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Ðó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa! Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Ðể mai này anh chị đừng có than thở rằng: Ðời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ. Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Ðáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau. Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Ðể chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi. Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ. Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi./- Nhất Hạnh (1962)

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tai nạn thê thảm : Xe đạp ...nqv .

Một tai nạn thê thảm cho người đi xe đạp :
ảnh :salzburg24.at/news/salzburg
Tai nạn gia thông xảy ra ít phút trước 12 giờ trưa ngày 27.08.2012 tại đường Sterneckstrasse
Người lái xe tải , 31 tuổi từ Anthering lái xe vào thành phố ,khoảng 11,30 đồng hồ trên Sterneckstraße.
Ông chuyển từ trái sang làn đường bên phải và không lưu ý tới một phụ nữ chạy xe đạp 53-tuổi.
Người phụ nữ này bị cuốn vào xe tải và chết ngay tại hiện trường .
Phần còn lại

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Festspiel Salzburg ... vào cửa tự do

nqv: Festspiel Salzburg ... vào cửa tự do
Nghe thì lạ nhưng sự thực là vậy : Đây là màn trình chiếu trên tường về Festspiel ( lễ hội )do hãng Siemen và ORF phối hộp. giúp vui bà con trong một số ngày mùa hè Từ : 27.07.2012 đến 01.09.2012
tại :Kapitelplatz Salzburg Hàng ngày từ 20 giờ 00 giới thiệu về những sản phẩm của festspiel
từ 16,00 lựa chọn thực phẩm
từ 18,00 giới thiệu về âm thanh của buổi biểu diễn.
Vào cửa miễn phí. http://www.siemens.at/festspielnaechte/

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Phận lưu đày

Phận lưu đày.
Bảo Giang (Danlambao) - Cho đến nay, cuộc hành trình về quê hương của dân Do Thái có lẽ là chuyến hành trình dài nhất trong lịch sử của loài người. Gọi là dài nhất bởi vì, một đứa bé vừa chào đời, được mẹ quấn trong tấm khăn lúc rời Ai Cập, đến khi vào được miền đất hứa ở Canaan thì đã tròn 40 tuổi. Nhìn lại mà phát khiếp. Lúc đi ai cũng tưởng chỉ năm ba bữa nửa tháng là cùng, không ngờ những 40 năm! Nếu biết trước chuyến đi dài thế, chắc là có nhiều người chẳng muốn đi nhỉ? Bảo Giang (Danlambao) - Cho đến nay, cuộc hành trình về quê hương của dân Do Thái có lẽ là chuyến hành trình dài nhất trong lịch sử của loài người. Gọi là dài nhất bởi vì, một đứa bé vừa chào đời, được mẹ quấn trong tấm khăn lúc rời Ai Cập, đến khi vào được miền đất hứa ở Canaan thì đã tròn 40 tuổi. Nhìn lại mà phát khiếp. Lúc đi ai cũng tưởng chỉ năm ba bữa nửa tháng là cùng, không ngờ những 40 năm! Nếu biết trước chuyến đi dài thế, chắc là có nhiều người chẳng muốn đi nhỉ? 1. Với người Do Thái Chẳng nói ra thì ai cũng biết đó là cuộc hành trình có qúa nhiều tang thương, nước mắt. Ra đi là tay trắng, mất nhà, mất của, mất nghiệp. Trên đường đi thì mất người thân, cha mẹ anh em. Đã thế, đời sống vật chất thì trăm bề thiếu thốn. Ấy là chưa kể đến những cuộc chiến vật lộn với cơm ăn, áo mặc hay với nhiều sắc dân trên đường đi. Mà mỗi cuộc chiến là hao xương, tốn máu. Trong cảnh khốn khổ ấy, có bao nhiêu tóan người đã quay về xin làm nô lệ cho người Ai Cập? Có những tên tuổi nào luôn theo phá rối để làm nản lòng dân? Hoặc giả, có bao nhiêu kẻ làm ăng ten cho Ai cập? Sách không viết lại, nhưng chắc chắn không thể là con số không? Đau thương nhi? Chuyện của một ngày về, tiếng là về quê hương, nhưng thực ra là lao thân vào cuộc lưu đày trên sa mạc để trốn chạy kẻ bạo tàn. 2. Phần dân ta thế nào? Chuyện kể rằng, vào hậu bán thế kỷ 20, nói toạc ra rằng, vào năm 1975, sau ngày gọi là tàn chinh chiến. Lớp sóng đỏ như bầy qủy dữ, từ diêm phủ tràn xuống phương nam. Từ đầu đường, xó chợ cho đến các dinh thự, từ thôn quê cho đến thị thành, hay ở bất cứ nơi đâu có ngọn cờ đỏ phe phẩy bên tấm hình có nắm lông mồm là ở nơi ấy truyền đi bài ca chiến thắng trên những xác người. Mặt tinh thần còn tang thương hơn. Chúng xô đổ mọi lề luật và phẩm giá con người. Những Tự Do, Công Bằng, Nhân Phẩm, Nhân Quyền, Hạnh Phúc của con người, những giá trị luân lý đạo đức của xã hội, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín là trật tự của nền Văn Hóa dân tộc, đều bị lớp sóng đỏ vùi dập xuống tận chốn bùn đen. Những niềm tin lành thánh, những bao dung, nhân ái, đạo hạnh của tôn giáo thì bị chúng bôi nhọ, phỉ báng. Chỉ còn trơ lại trên mặt hồ dơ dáy những con lăng quăng nhảy múa tìm sống. Tất cả đã làm cho cả nước rơi vào vòng nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc trong tiếng reo hò, hoan lạc của bầy đoàn cờ đỏ không nhân tính: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ... thờ mao chủ tịch, thờ sit ta lin bất diệt” (Tố Hữu) Phận người dân Nam, trong bối cảnh ấy, dĩ nhiên, là gặp đen đủi. Sự nghiệp Quốc Gia thời tan nát, của từng gia đình là trắng tay. Của thanh thiếu niên là học hành dang dở. Rồi vợ chồng, cha mẹ, anh em, con cháu, dâu rể, người thân cho đến bạn bè là hát câu ly biệt. Kẻ vào tù, người ngồi khám, bước vào đáy đường tuyệt vọng. Miếng ăn là bo bo, khoai mì, nói chi đến chuyện độc lập, hạnh phúc. Toàn cảnh người dân Nam đều mang thân phận cá nằm trên thớt hay vướng lưới, mắc câu. Tất cả chỉ còn lại những đôi mắt trắng. Bộ vây, cái đuôi thì thỉnh thoảng đập phạch phạch... trên cái thớt hay vũng nước đỏ! Chẳng mấy hôm sau, khi nền luân lý của xã hội và tôn giáo bị xô đổ. Cộng sản bắt dân đi dưới hàng biểu ngữ, “sống theo gương Hồ đục nước”, xã hội của nước Văn Lang xưa đẹp thế, nay tràn ngập những tội đại ác. Vợ giết chồng, con đấu tố giết cha mẹ, người tình giết người tình, làng xóm thân thuộc chém lẫn nhau. Ra đường, vào lớp, tặng cho nhau mũi dao chỉ vì một cái nhìn. Những con cháu của bà Trưng, bà Triệu thì được nhà nước cấp giấy đưa đi phục vụ tình dục trên khắp năm châu. Đã thế, còn bị lột trần truồng ra để chào mời khách làng chơi quốc tế bằng một khẩu hiệu do cháu Triết, một trong những cháu ngoan và là đầy tớ lớn của nhân dân đề ra: “vào đi các ông ở Việt Nam có nhiều gái!”. Có đủ tủi nhục chưa? Chắc là đã quá thừa rồi, nên có hàng triệu triệu người, xem ra đã chán sống trên mảng đất cuả quê hương bị cắm cờ đỏ, nên liều ngửa mặt lên mà kêu giời. Giời phần ở xa quá, lại tưởng rằng cái giống dân này nó kêu mình cứu nó, nên không nghe thấy. Nào ngờ, họ gào cho trời xập xuống để chết chung với lũ giặc cho bớt nhục! Nghe đến tội nghiệp. Cũng trong cảnh bị thất điên, bất đảo vì lũ giặc, người dân Việt kêu Trời. Trời không nghe, đành liều mạng phóng mình vào dòng biển xanh. Khi mở mắt ra, họ bắt gặp câu chuyện tưởng rằng trong chốn thiên cung: - Thế nào, anh chị, ông bà, thấy khoẻ chưa? - Hả, cái gì? - Nhà anh chị, ông bà, ở đâu, sao lại đến đây một mình hay đi với ai đây? - Khổ lắm các ông ơi. Chồng tôi chúng bắt, cha tôi chúng giết. Nhà tôi chúng cướp... May mà tôi còn giữ lại được cái quần rách này, nên vội ôm lấy đứa con mà bơi ra biển lớn đấy! - Oh God, brave hearts! Còn ông thế nào nhỉ? - Tôi đã dẫn cả vợ con, bỏ chạy và trốn chúng từ 20 mươi năm trước rồi. Quê xưa thì không về được. Một hôm ngủ dậy lại thấy nó để đôi dép râu ở trước cửa là thần hồn nát thần tính. Chẳng kịp gọi vợ, chờ con, kêu cháu, liều mạng mà xuống tàu ông ạ. - Ơ, em nhỏ, sao thế này hả em? Cha mẹ em đâu, đừng khóc nữa em? - Cháu chả biết, khéo mà chết dọc đường rồi! - Còn anh, có phải là người lính không? - Phải... phải... Sỹ khả tử, bất khả nhục! - Ôi dũng cảm, cực kỳ dũng cảm! Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện buồn của người anh hùng, những người ở bên kia bờ đại dương theo nhau tặng cho những thuyền nhân tấm khăn sạch. Dặn là lau cho khô đi những dòng lệ và đau khổ. Dặn là hãy vui lên, hãy nhìn đến tương lai mà sống. Dặn là hãy giữ lòng sắt son, “đừng nghe những gì Việt cộng nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm” nhá. Dặn rằng, hãy nuôi nấng lấy ý chí cho một ngày về. Nghe thế là dân tôi nhẩy cẫng lên mà mừng rỡ. Mừng vì ta còn sống với chí nhớn thì xá gì cái hồ nước đục kia. Có ngày ta rửa cho sạch sẽ! Trong khi đó, sách sử của dân Do Thái ghi là trên đường về quê thì gặp toàn những tai ương. Hết sắc dân này đuổi đánh đến sắc dân khác ra ngáng đường đòi tiền mãi lộ. Vậy mà họ đi qua được. Phần dân Nam ta lại khác. Sau khi vượt biển lớn thì như là đã vào “nước thiên đàng” vậy. Mà là thiên đàng thật! Lúc đầu là cơm bưng nước rót, rồi sau đó từng nhà, từng người được bảo lãnh đi khắp cả mọi nơi để lập nghiệp. Kế đến, trẻ thơ vào trường học tiếng nước người, học làm người nhân bản. Thanh niên, thiếu nữ khỏe mạnh, có sức, có khả năng thì đi làm, học nghề, học nghiệp. Ông bà già lớn tuổi, không thể lao động thì người ta cấp nhà, cấp tiền cho cuộc sinh sống. Mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Không giàu có như đại gia, nhưng tiền bạc lúc nào cũng ấm túi. Được trợ giúp thế, có lẽ nào không có ngày về trong vinh quang! Mấy hôm sau, khi tiền bạc đã bắt đầu rủng rỉnh, “tối sam banh, sáng sữa bò”, cuộc sống hết khô khan, người Việt vẫn buồn. Mãi đến khi nhận được tin báo: Thưa ông, thưa bà, thưa em... những người thân như vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của quý ngài bỏ lại sau lưng khi lao vào dòng biển xanh, đã được chính phủ lo liệu, hoàn tất thủ tục rời Việt Nam. Họ sẽ đến đoàn tụ vơi qúy vị vào ngày tháng... xin chúc mừng! Thế là ta reo vui. Ôi sung sướng, đại sung sướng! Sung sướng quên cả cám ơn! Tôi không biết những người rời Ai Cập xưa kia có ai gởi tiền, gởi quà về cho những người không kịp ra đi không nhỉ? Những người ra đi trong khốn khổ kia có lo sợ người thân còn ở lại sẽ bị hành hạ và bị chết đói hay không? Sách không ghi khoản này, nhưng tôi đoán mò là làm gì có đô la Mỹ, Úc, Canada hay Euro... mà gởi về cơ chứ! Chuyện người dân Nam xa xứ thì hoàn toàn khác. Khác đến độ đau thương. Có anh cựu quân nhân than rằng: chẳng có cái khổ nào hơn cái khổ hôm nay. Suốt tuần lo đi cày, cuối tuần thì lo đi kiếm chỗ gởi tiền về cho vợ nuôi con! Người khác chêm vào, chuyện ấy làm gì có đau thương như chuyện sáng đi biểu tình chống Việt cộng, chiều về lại đi gởi tiền về Việt Nam. Gởi mười đồng tiền thật, chúng nuốt trọn mười rồi in ra mớ giấy lộn để trả cho người nhà của mình. Vậy mà vẫn phải gởi! Sau lời anh nói là những tiếng nghiến răng nghe ken két. Lũ cộng thật khó mà có chỗ dung thân! Chờ xem! 3. Đi trong nước mắt, có về trong hân hoan? Vượt lên trên tất cả mọi lao nhọc khốn cùng của 40 năm. Người Do Thái đã có được cái đích họ nhắm đến. Về lại quê hương. Ở đó, họ đã có được một hơi thở êm đềm nhất, tuyệt vời nhất và được sống và chết với mảnh đất được gọi là quê hương của mình! Họ có Moises, David, Salomon, uy danh thiên hạ.Về điểm này, xem ra họ may mắn hơn nhiều sắc dân bị lưu đày khác. Cách riêng, hơn hẳn dân ta! Bởi lẽ, cái mốc 40 năm của người Do Thái xưa, dân Nam ta đã gần bắt kịp rồi. Nhưng ngày về quê hương nghe sao diệu vợi... Bao giờ mới đến đây? Trước kia, ông già năm tư bỏ Bắc, trốn cộng sản chạy vào Nam, tưởng mươi hôm, vài ba năm rồi trở về làng xưa. Kết qủa, trăm người đi thì có đến 97 người chết tại miền Nam. Trong đó, có một số may mắn, trút hơi thở trong ngày còn Tự Do. Một số khác tràn nước mắt, uất hận vì khi lìa đời lại phải nhìn thấy cái đôi dép râu, cái mũ cối phủ kín cuộc đời của chúng úp chụp ngay trước cửa nhà. Vài ba người khác nhanh chân, phóng mình qua biển lớn. Chuyến đi vô định, vẫn mơ có ngày về. Kết quả, nhiều phần là gởi nắm xương tàn nơi xứ lạ, hoặc nằm trong “bình Tiểu”. Như thế, có đi mà không có về? Buồn không? Buồn mà người ta vẫn muốn đi qua biển lớn mới là chuyện bất thường. Bất thường hơn nữa là, người phải trốn chạy kẻ bạo tàn, lại trở thành người lao nhọc, vất vả nơi xứ lạ để nuôi sống kẻ bạo tàn trên quê hương mình để cho chúng thêm tàn bạo! Xem ra người mình có lòng đại lượng, bao dung biết mấy! Chuyện kể rằng, sau khi mua xe, tậu nhà, vợ chồng, con cái anh em đã đoàn tụ. Cuộc sống, dù phải trải qua bằng mồ hôi, nước mắt trong hãng xưởng hay do đuợc cấp dưỡng, dân Nam ta nào có chịu ngồi yên. Phải lo cho ngày “áo gấm về làng” chứ! Chờ mãi, sốt ruột, có người lên hỏi trời. “Trời cưòi thằng bé nó ham chơi”! Giận Trời, họ đến hỏi “tội” người bảo lãnh năm nao. Người bị hỏi ngơ ngác: - Té ra các anh các chị, quý ông bà chưa ai về Nam à? - Về à?... về cả rồi, nhưng nào thấy vinh hoa, chỉ thấy màu cờ máu. Chỉ thấy những tủi nhục của toàn dân và uất hận thôi! - Lạ nhỉ? Cả ông lính, ông bắc kỳ, em bé mồ côi năm nào đều về rồi hay sao? - Tất tần tật. Mười ngưòi đi thì đã 8, 9 người về! - Không có vinh quang thật à? - Làm gì có! - Nếu vậy thì qúy ông bà chẳng nên trách trời, cũng không thể trách chúng tôi không giúp. - Sao lại không trách? - Quý ông bà thấy đấy. Thời đệ nhất cộng hòa, TT Diệm thiếu 150.000. đôla mà mất sự nghiệp. Và chỉ có 3 triệu bạc VN họ lấy mạng của ông ta. Thời Đệ nhị Cộng Hòa, Việt Nam chỉ thiếu có 5, 7 trăm ngàn đô la tiền viện trợ, chính quyền sụp đổ, các ông thành dân mất nước. Nay ông bà xem, hàng năm các ông, quý bà chuyển về, hoặc gánh về Việt Nam hàng tỷ, tỷ đôla. Đã thế, trên các chuyến bay từ Úc, Mỹ, Âu Châu, Canada về Việt Nam thì chật ních người Việt và đầy những hàng hóa ngoại. Các ông đem quần bò, váy ngắn, hàng hiệu về có khác chi “áo gấm về làng”. Tuy không biển lọng vua ban, nhưng xe hơi, tầu bay đưa đón, xem ra việc “vinh quy bái tổ” xưa không bằng! Nói ra thì bảo là lắm lời. Chính dân tôi đây nom thấy cũng phải ghen tức, vì chẳng có mấy người có đủ tiền bạc để mà holiday thay đi chợ như thế... - .... Ơ hay.... - Nếu các ông, các bà không viện trợ cho bọn gian ác ấy hàng tỷ tỷ đôla hàng năm thì chúng đã chết nhăn răng ra từ cuối thế kỷ trước rồi, cần chi phải đến hôm nay! - Ông nhầm rồi, chúng sống là do cướp của và giết người dân tôi đấy. - Thì cứ tin là do chúng cướp của giết người, tham nhũng mà có.Vậy hàng tỷ tỷ đôla của các ông bà gởi về nó ở đâu trong lúc người nhà ông vẫn khổ, dân Nam vẫn khốn cùng? Xem ra, các ông thương... cộng hơn thương dân mình. Trời cũng cũng chẳng cứu được, nói chi đến con người! - ... không còn cách nào khác à? - Có. Có một cách đây. Nếu trên những chuyến bay từ Mỹ, Âu châu, Úc Châu vào Việt Nam, trên đó không có bất cứ người Việt Nam nào “về” Việt Nam. Và cũng chẳng có một đồng bạc nào gởi qua các lỗ đen, hay gởi qua ngân hàng chuyền về Việt Nam thì tôi dám cá cược cái... Tòa Nhà Trằng với ông rằng. Chẳng cần tới 5 năm, chúng sẽ dẫy đành đạch trên thớt. Khi ấy ông tha hồ mà lóc vẩy chúng ra! - Ngoài ra... - Thì ông bằng lòng vậy! Cứ cúi mặt xuống mà đi! Bảo Giang danlambaovn.blogspot.com

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Austria news
Luật sư : Erich Rebasso

Luật Sư kinh tế văn phòng tại Wien mất tích cách đây 3 tuần , đã gây hoang mang trong du giới luật sư và chính quyền Áo .

Cơ thể của luật sư mất tích được tìm thấy ở Niederösterreic ( NÖ) Áo Cảnh sát tin rằng cơ thể của luật sư mất tích Erich Rebasso người đã bị bắt cóc ở Vienna gần ba tuần trước đây đã được tìm thấy trong một khu rừng gần Königstetten NÖ ,Áo

Đó là thông báo rằng một thợ săn đi qua cơ thể vào buổi sáng thứ Năm. Xét nghiệm DNA đang được tiến hành để xác nhận danh tính.

Hiện nay không có thêm thông tin.

Vienna ngày hôm qua chỉ có cảnh sát xác nhận rằng hai người Nga đã bị bắt giữ trong mối liên hệ với sự biến mất của luật sư dựa trên Vienna.

Hai người đàn ông đã bị bắt ở Moscow như là một phần của một hoạt động chung giữa Vienna cảnh sát và cảnh sát Nga. Cảnh sát xác nhận rằng hai người đàn ông bị bắt cùng hai người đã thuê một chiếc xe hơi ở Vienna, nơi mà sau đó dấu vết máu của các luật sư đã được tìm thấy. Những người đàn ông đã thuê những chiếc xe sử dụng hộ chiếu thực sự của họ tại thủ đô của Áo cho phép cơ quan chức năng dễ dàng theo dõi chúng xuống.

Rebasso được nhìn thấy lần cuối khi ông rời văn phòng của ông vào khoảng 14,45 vào một buổi chiều thứ Sáu cách đây gần ba tuần ở Vienna để đi du lịch một cuộc hẹn ở Áo Lower. Cảnh sát tin rằng luật sư đã bị bắt cóc sau khi nghiên cứu đoạn phim CCTV. Luật sư được nhìn thấy đi xe hơi của mình trong một bãi đậu xe ngầm, nhưng cảnh quay của chiếc xe rời khỏi bãi đậu xe cho thấy một người nào khác tại các bánh xe của Mercedes của mình.

Sau khi thám tử cảnh sát làm việc đã có thể xác định những kẻ bắt cóc. Rebasso của bạc Mercedes đã được tìm thấy trong huyện sôi nổi của Vienna và có dấu vết máu của mình trên xe. Cảnh sát đã phát động một tìm kiếm cho kinh doanh hàng đầu luật sư Rebasso Erich châu Âu rộng và tin rằng có những dấu vết để Nga. Người cha của luật sư dựa trên tư tưởng Vienna là cung cấp một phần thưởng 100.000 Euro để bất cứ ai cung cấp cho hơn thông tin dẫn đến phát hành của con trai mình. Andreas Rebasso cha của luật sư cho biết: "Con trai tôi là một người rất chính xác Ông là một người Nga rất tài năng, đã giành một giải thưởng của Nga ở độ tuổi chỉ 17 Sau khi hoàn thành trung học, ông bắt đầu nghiên cứu pháp luật... "Ông không bao giờ mất đi sự quan tâm của mình trong ngôn ngữ và văn hóa Nga Chúng tôi đã hoàn toàn phía sau anh ta khi anh ta bắt đầu chuyên về các khách hàng Nga." Rebasso là một luật sư kinh doanh cũng đề với pháp luật bảo vệ dữ liệu và phương tiện truyền thông trong số những thứ khác. Rebasso trở nên nổi tiếng vào giữa những năm 1990 khi ông đại diện cho Erika và Helmut Pilhar người đã cố gắng để ngăn chặn cuộc sống tiết kiệm một thủ tục y tế được thực hiện trên Olivia con gái của họ. Rebasso có nhiều khách hàng Nga, nhưng một vài năm trước đây đã được đặt tên trong một trường hợp gian lận ở Nga, nơi mà từ 25 đến 30 nhà đầu tư đã bị lừa từ năm mươi và 60.000 Euro. Rebasso đi với cảnh sát và tuyên bố tên của ông được sai được liên kết với con, và ông đã không tham gia. Các luật sư sau đó đã tìm cách rõ ràng mình tham gia bất kỳ. Trường hợp này sau đó được giảm xuống. Các luật sư vẫn tiếp tục nhận được các mối đe dọa qua đường bưu điện. Cảnh sát lo sợ rằng do những trường hợp phạm tội có thể đã được cam kết.

Cha của Rebasso cho biết: "Con trai tôi không có bất cứ điều gì để làm với các giao dịch những kẻ lừa đảo đã đánh cắp bức thư của ông đứng đầu giấy. "Con trai tôi không phải là loại để được tham gia trong giao dịch kinh doanh không rõ ràng, tinh ranh."

theo austria news

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Hàng tỷ đồng tiền gỉa ...

theo (DVO) Hàng tỷ đồng tiền gỉa từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam . Thời gian gần đây, cơ quan công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm, đường dây vận chuyển tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ với số lượng lớn. “Kiều nữ” 9x bị bắt cùng lô tiền giả Với mác một nữ "thương nhân", Lan 5 lần sang Trung Quốc mua tiền giả rất giống y như thật mang về Việt Nam tiêu thụ bằng hình thức đánh bạc. ANTĐ đưa tin: khoảng 10h30 ngày 8/8, tại khu vực đường mòn biên giới thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Tổng cục An ninh II – Bộ Công an) phối hợp với một số Cục nghiệp vụ và Công an các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh phát hiện một đối tượng nữ có biểu hiện nghi vấn và tiến hành kiểm tra hành chính. Khi bị tạm giữ đối tượng khai mình là “thương nhân” sang Trung Quốc mua chiếu về tiêu thụ. Tuy nhiên, khi kiểm tra hành lý, cơ quan an ninh phát hiện gần 300 triệu đồng tiền giả (loại mệnh giá 200.000 đồng) và 200 USD giả (loại mệnh giá 100USD) được bọc kỹ bằng giấy báo và giấu kín trong chiếc chiếu trúc. Cảnh sát xác định, "nữ thương nhân" trên là Phùng Thị Lan (SN 1990, quê Bắc Giang). Lan khai nhận, ngày 7/8, Lan đi vay “nóng” 15 triệu đồng để sang Trung Quốc mua số tiền trên mang về tiêu thụ bằng hình thức đánh bạc. Đây là lần thứ 5, Lan lên biên giới Lạng Sơn mua tiền giả, tổng cộng khoảng 750 triệu VND. Theo đánh giá của cán bộ điều tra, số bạc giả bị thu giữ lần này được in ấn bằng thiết bị hiện đại với công nghệ cao nên rất giống tiền thật. Nếu để lọt ra lưu thông trên thị trường sẽ gây tác hại lớn đến đến an ninh tiền tệ, an sinh xã hội. Đặc biệt, trong vụ án này, đối tượng còn vận chuyển tiền USD giả với chất lượng in ấn khá cao… Trước đó, như Đất Việt đã đưa tin, tối 24/7, tại khu vực ga Hà Nội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an TP Hà Nội) phát hiện hai thanh niên với nhiều biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra hành chính, công an phát hiện hai đối tượng này đang vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả, mệnh giá 200.000 và 500.000 đồng. Tại cơ quan công an, hai đối tượng khai tên Hoàng Văn Cường (SN 1981) và Bùi Văn Dụng (SN 1980, cùng trú ở huyện Lộc Bình, Lạng Sơn). Cường và Dụng khai nhận thông qua một đối tượng người Trung Quốc, hai người này đã tiếp cận được đường dây cung cấp tiền giả. Nếu tiêu thụ trót lọt, cứ 100.000 đồng tiền giả, Cường và Dụng sẽ kiếm được chênh lệch khoảng gần 20.000 đồng. Buôn tiền giả từ Trung Quốc vào nội địa tiêu thụ với số lượng lớn nhất tang vật tiền giả từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam Chiều 9/8, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án lưu hành, vận chuyển tiền giả từ Trung Quốc về Hải Phòng lớn nhất từ trước đến nay. Tang vật tiền giả. Ảnh: ANHP. Bị cáo Đặng Văn Thắng (SN 1974, ở thôn Lão Phú, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy) nhận mức án tù chung thân về các hành vi lưu hành, vận chuyển tiền giả. Ngoài ra, có 4 bị cáo khác là Trần Thị Mão (sinh 1951, ở Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân), Đặng Thị Hoài (SN 1982, ở phường Lãm Hà, quận Kiến An, là em ruột Thắng), Trần Thị Oanh (SN 1965, ở quận Lê Chân), Lê Thị Hương (SN 1972, ở xã Trị Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đều bị các mức án từ 18-20 năm tù giam về các tội danh tương tự. Theo cáo trạng của VKSND TP Hải Phòng, ngày 14/12/2011, tại khu vực Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Công an TP Hải Phòng phối hợp với Bộ Công an và Công an tỉnh Lạng Sơn bắt quả tang Đặng Văn Thắng và Trần Thị Mão đang vận chuyển hơn 280 triệu đồng tiền Việt Nam đồng giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ. Trước đó, mẹ đẻ của Thắng là Bùi Thị Tho (SN 1956) làm thuê cho một người Việt Nam tên Minh sống ở Trung Quốc. Minh cho Tho 9 tờ tiền giả, mệnh giá 20.000 đồng. Khi Thọ đi tiêu thụ đã bị phát hiện và bị phạt 4 năm tù. Thắng đã lấy số điện thoại của Minh, gọi điện giới thiệu là con trai Tho, muốn mua tiền giả, Minh đã đồng ý bán. Theo ANHP, qua đấu tranh mở rộng, lực lượng công an đã làm rõ, ngoài vụ vận chuyển số tiền giả bị bắt giữ ngày 14/12, hai anh em Thắng và Hoài còn 5 lần thực hiện trót lọt việc mua tiền giả đưa về Hải Phòng tiêu thụ. Theo đánh giá của các cán bộ Phòng Chống tội phạm tiền giả - Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư trên ANTĐ, hiện nay, phần lớn tiền giả đều được vận chuyển từ hướng Trung Quốc vào nội địa. Trước đây, việc bắt giữ các đối tượng tàng trữ, vận chuyển tiền giả với số lượng tiền lớn là rất ít. Nhưng, thời gian gần đây, cơ quan công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiền giả với số lượng lớn.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Lý do Trung Quốc đoạt nhiều huy chương Olympics

Bài nhận xét rất hay , mời bạn xem và đánh giá ( nqv)

Lý do Trung Quốc đoạt nhiều huy chương Olympics

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Hiến chương của tổ chức Thế Vận (Olympics) đề ra bảy nguyên tắc căn bản chi phối mọi hoạt động của tổ chức thể dục thể thao quốc tế này, trong đó điều thứ hai khẳng định “sử dụng thể thao như một phương tiện phát triển tình hòa ái giữa con người, với ý định để xiển dương một xã hội hòa bình quan tâm đến việc bảo tồn phẩm cách của con người.”

Sự kiện Trung Quốc không những đoạt nhiều huy chương mà còn đoạt rất dễ dàng như trường hợp cô gái Ye Shiwen 16 tuổi bơi nhanh hơn cả Ryan Lochte trong 50 mét cuối của cuộc đua 400 mét, đã làm các nhà phân tích thể thao đặt ra nhiều câu hỏi. Liệu cô ta thật sự có tài năng hay bị chích thuốc mà tổ chức Olympics chưa khám phá ra? Lời tố cáo của báo chí và các nhà phân tích gây ra nhiều tranh luận nhưng không phải là không căn cứ. Cho đến nay, Trung Quốc đã thắng nhiều huy chương chỉ vì Trung Quốc chủ trương thắng bằng mọi giá, gian lận và dùng cực hình để huấn luyện trẻ em trở thành những người đem giải về cho chế độ bất chấp các nguyên tắc đạo đức và luật pháp quốc tế.

Chủ trương thắng bằng mọi giá là một chủ trương truyền thống của các chế độ độc tài CS

Giới lãnh đạo CS Trung Quốc xem Olympics như là một mặt trận, giống như các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự, trong đó Đảng trực tiếp chủ trương, tổ chức, lãnh đạo, chiến đấu và phải chiến thắng bằng mọi phương tiện và bất chấp sự khinh thường của nhân loại.

Đọc lại lịch sử các chế độ Cộng Sản, từ Đông Đức dưới thời Erich Honecker, Rumani dưới thời Nicolae Ceausescu trước đây cho đến Cộng Sản Trung Quốc ngày nay, Olympics là môi trường để tuyên truyền, đánh bóng cho chế độ. Sự thành công của các đoàn lực sĩ Cộng Sản tạo cơ hội cho Đảng giới thiệu đến thế giới một khuôn mặt trẻ trung, mạnh khỏe của đất nước nhưng thực chất là để che giấu bên trong một chế độ lạc hậu, thối nát và đang rã mục. John Leonard, chủ tịch Hội các bầu bơi lội Mỹ, là một trong những người công khai đặt vấn đề về tính hợp pháp của Ye Shiwen khi ông phát biểu “Ye Shiwen đã gợi lại hình ảnh của những lực sĩ bơi lội Đông Đức trước đây.” Ý của John Leonard muốn nhắc đến nữ lực sĩ Đông Đức Petra Schneider, 5 lần vô địch thế giới, cuối cùng đã thừa nhận cô bị chế độ CS Đông Đức tiêm thuốc và chính cô năm 2005 đã yêu cầu Ủy Ban Thế Vận xóa bỏ kỷ lục thế vận do cô lập nên trước đó.

Petra Schneider Quá trình trưởng thành của Petra Schneider từ khi còn thơ ấu cho đến ngày đại diện Đông Đức tham dự Thế Vận Hội Moscow 1980 cũng không khác gì cuộc đời của Ye Shiwen và các lực sĩ Trung Quốc.

Khi được khám phá có khả năng trở thành vô địch, cô bé Petra Schneider bị tách ra khỏi gia đình và được đưa đến một trung tâm huấn luyện. Tại đây Petra được gọi bằng số thay vì tên. Số của cô, từ đó cũng sẽ là tên cô, là 137. Tại trung tâm này, cô bé số 137 trong mỗi bước đi đều được dạy để mang vinh quang bơi lội về cho “Tổ quốc Cộng Hòa Dân Chủ Đức”. Để gia tăng khả năng chịu đựng của buồng phổi, cô bé số 137 buộc phải bơi trong một bình lớn bị hút cạn dưỡng khí. Cô bé 137 được nuôi dưỡng chẳng khác gì gà tây được nuôi trong nông trại. Cô bị chích thuốc để kích thích các bắp thịt mạnh thêm. Cô bị chích nhiều đến nỗi, khi vào tuổi giữa 30, Petra Schneider đã bị nhiều thứ bịnh.

Chế độ độc tài Nicolae Ceausescu là một ví dụ khác. Sau khi chế độ Nicolae Ceausescu sụp đổ, báo chí quốc tế khám phá ra đời sống thật của đất nước Rumani không trẻ trung, khỏe mạnh, tài ba như các em trong đoàn lực sĩ từng đoạt huy chương vàng toàn đội môn thể dục dụng cụ tại Thế Vận Hội Los Angeles 1984 hay huy chương bạc tại Thế Vận Hội Seoul 1988 mà là hàng ngàn em bé thiếu dinh dưỡng đang chết đói trong các trại mồ côi, các bịnh viện nhi đồng không ai chăm sóc. Thảm trạm của trẻ em tại Rumani trầm trọng đến mức sau ngày cách mạng dân chủ thành công, vợ chồng Nicolae Ceausescu đã bị tòa quyết định xử bắn vì tội diệt chủng.

Trung Quốc là ông tổ gian lận quốc tế

Ye Shiwen Ye Shiwen đã thẳng thắn từ chối lời tố cáo của nhiều người rằng cô ta đã dùng thuốc. Phái đoàn lực sĩ Trung Quốc tham gia Thế Vận đã phản ứng mạnh mẽ trước những tố cáo và cho đó là lời kết án không bằng chứng. Tại lục địa, làn sóng công phẫn đang dâng cao trong giới trẻ vì họ cho Anh, Mỹ lần nữa đang hạ nhục Trung Quốc. Bài ai điếu “100 năm sỉ nhục” đang lần nữa được cất lên. Có thể Ye Shiwen đã không dùng thuốc. Tuy nhiên, dân Trung Quốc, trong và ngoài lục địa đừng quên rằng lịch sử các cuộc tranh tài bơi lội quốc tế của Trung Quốc là lịch sử chứa đầy gian lận. Trong những năm qua, cả bầu lẫn lực sĩ bơi lội Trung Quốc bị bắt gian lận nhiều lần, nhiều đến nỗi không ai nhớ hết. Tại Á Vận Hội Hiroshia 1994, mười một lực sĩ Trung Quốc bị loại vì sử dụng thuốc và 9 huy chương vàng bị thu hồi. Trong dịp đó, giới lãnh đạo CS Trung Quốc mặt dày chẳng những không biết nhục, không nhận lỗi mà đã tố cáo ngược chính phủ Nhật đã phân biệt chủng tộc trong việc thử nghiệm máu. Năm 1997, hàng loạt lực sĩ trong đó có cả ông bầu Trung Quốc đã bị đuổi ra khỏi giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới tổ chức tại Perth, Úc. Thậm chí trong đoàn lực sĩ Trung Quốc còn có một tên bị hải quan bắt khi trong xách hành lý của y chứa nhiều loại thuốc đủ cho cả đoàn dùng trong suốt thời gian tranh giải. Trong thập niên 1990, số lực sĩ Trung Quốc bị khám phá dùng thuốc gần bằng một nửa tổng số vi phạm trong tất cả các loại thể thao toàn thế giới. Như trường hợp của Petra Schneider tại CS Đông Đức trước đây, việc sử dụng thuốc kích thích cơ năng trong thân thể là một phần quan trọng trong chủ trương “thắng bằng mọi giá” của đảng CS. Trong Thế Vận London lần này, thói quen huấn luyện của các lực sĩ bơi lội Trung Quốc vài tháng tại Úc và vài tháng tại lục địa cũng gây nhiều thắc mắc. Một số nhà quan sát nghi ngờ các lực sĩ Trung Quốc huấn luyện kỹ thuật tại Úc nhưng sau đó về lại lục địa để dùng thuốc. Sau khi thuốc thấm, họ trở lại Úc để luyện tập kỹ thuật.

Wang Xiaoli và Yu Yang

Một hình thức vi phạm luật chơi trơ trẻn nhất là trường hợp “đánh để được thua” trong trận vòng xếp hạng giải cầu lông giữa Trung Quốc và Nam Hàn hôm 31 tháng Bảy vừa qua. Trong trận này, hai cầu thủ Trung Quốc Wang Xiaoli và Yu Yang chẳng những nhiều lần cố tình đánh cầu ra ngoài mà còn thậm chí tự đánh vào lưới để “được thua”. Lý do, Wang Xiaoli và Yu Yang không muốn đụng phải các cầu thủ Trung Quốc khác vừa là “đồng chí” và vừa khó thắng so với các cầu thủ các nước khác yếu hơn trong vòng tứ kết. Wang Xiaoli và Yu Yang là hai cầu thủ được xếp hàng đầu thế giới nhưng vẫn lo sợ bị thua và hành xử một cách tầm thường. Cầu thủ Yu Yang vừa tuyên bố từ giã bộ môn cầu lông nhưng không phải vì cảm thấy hổ thẹn hay hối hận nhưng vì Ủy Ban Thế Vận đã “tàn phá giấc mơ” của cô. Quả thật, một chế độ không biết nhục đào tạo ra những cầu thủ không biết thẹn. Cầu thủ cầu lông Petya Nedelcheva của Bulgary tố cáo Trung Quốc đã làm điều đó không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Hôm qua, tờ Guardian của Anh mỉa mai rằng việc phê bình các cầu thủ cầu lông Trung Quốc “đánh để được thua” là oan cho các bạn trẻ này. Những lực sĩ Trung Quốc chỉ tuân theo chỉ thị “đoạt huy chương bằng mọi giá” của Đảng mà thôi. Để đạt được mục tiêu tối hậu đó, các cầu thủ Trung Quốc phải khéo léo thua những trận vòng ngoài. Nhiều nhà báo còn khinh bỉ Trung Quốc khi viết “đánh cho thua như các cầu thủ Trung Quốc cũng là một kỹ thuật và cũng không kém phần hồi hộp”. Cũng từ hôm qua, hệ thống truyền hình BBC ngưng chiếu hình ảnh các huy chương được trưng bày trên bàn trước khi mỗi giải chung kết bắt đầu. Đài không giải thích nhưng nhiều nhà báo cho rằng hành vi của các lực sĩ Trung Quốc đã làm ô nhuế giá trị cao quý của huy chương Thế Vận Hội. Ký giả Simon Jenkins của báo Guardian viết “Thế vận hội thời này là việc nhái lại trò của Hitler trong Thế Vận 1936” và nhà báo này viết tiếp “Cầu thủ Trung Quốc nên được chúc mừng vì sự khéo léo” trong trò “đánh để thua” của họ. Trung Quốc dùng cực hình để huấn luyện trẻ em trở thành vô địch

Tại Trung Quốc không có một môi trường thể dục thể thao đúng với tinh thần do hiến chương của Tổ Chức Thế Vận đề ra mà chỉ có những chương trình tra tấn thiếu nhi để đem huy chương vàng về cho đảng CS. Lực sĩ các bộ môn thể thao tại Trung Quốc là một đội quân được trang bị và huấn luyện kỹ thuật từ khi còn tấm bé.

Một em bé huấn luyện cho Olympics bị người huấn luyện đứng lên chân (nguồn dailymail.co.uk) Bằng mọi giá - Nguồn dailymail.co.uk/news Câu chuyện về gia đình của nữ lực sĩ môn nhảy nước Wu Minxia là một ví dụ. Gia đình của Wu Minxia đã phải giấu chuyện ông bà của cô ta qua đời để không ảnh hưởng đến việc tập luyện của con. Tại hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, một lực sĩ bao giờ cũng là phần không thể tách rời của gia đình. Cha mẹ, dù khó khăn bao nhiêu, cũng tìm mọi cách bám theo từng bước chân của con, cùng chia sẻ niềm vui khi thành công và đau buồn khi thất bại với con. Tại Trung Quốc thì khác. Cha cô, ông Wu Yuming than thở với báo Shanghai Morning Post “Tôi chấp nhận sự kiện từ lâu rồi con gái tôi không hoàn toàn thuộc về gia đình chúng tôi nữa. Tôi cũng không dám nghĩ đến việc sống như một gia đình hạnh phúc”. Sáng nay, 1 tháng Tám, ký giả Matt Blake của tờ Daily Mail trong loạt phóng sự có kèm theo những hình ảnh đau lòng, tố cáo sự tra tấn thô bạo của giới lãnh đạo thể dục thể thao Trung Quốc đối với trẻ em chỉ để đạt được mục đích chiếm càng nhiều huy chương càng tốt tại các giải thưởng thể thao quốc tế, nhất là tại các Thế Vận Hội. Ban giám hiệu các trường mẫu giáo và tiểu học Trung Quốc được chỉ thị phải lưu ý đến năng khiếu học sinh. Khi một học sinh thể hiện dấu hiệu có năng khiếu về một bộ môn thể thao nào đó, em tức khắc bị tách rời ra khỏi gia đình và trường học để được đưa đến một trung tâm huấn luyện. Cha mẹ không có quyền từ chối. Trung Quốc có khoảng ba ngàn trung tâm, và tại mỗi trung tâm có hàng ngàn lực sĩ tí hon đang được quan sát và huấn luyện. Trong trường hợp Ye Shiwen, cô bé được chọn vì cô có vóc dáng con trai rất bất bình thường thích hợp cho các môn điền kinh. Sau khi bị tách rời khỏi căn nhà hai phòng ngủ của gia đình ở Hàng Châu, Ye Shiwen được đưa vào trường thể thao Chen Jingluin, tuy nhiên, để được huấn luyện bơi lội. Khái niệm quyền và sở thích cá nhân không tồn tại trong ngành thể dục thể thao Trung Quốc. Khoảng 900 trẻ em được chọn từ các trường mẫu giáo mỗi năm tại Hangzhou và cha mẹ không thể từ chối - nguồn: http://www.dailymail.co.uk Các chương trình tập luyện sức khỏe dành cho cô bé Ye Shiwen dù chỉ mới bảy tuổi đã vượt qua mức độ dành cho người lớn. Ye Shiwen bơi liên tục mỗi ngày từ sáng đến tối và chỉ nghỉ ngơi khi công nhân dọn dẹp, lau chùi hồ bơi. Mẹ của Ye Shiwen vừa trả lời với báo chí rằng “kết quả không quan trọng, nhưng Ye Shiwen nên cảm thấy vui mừng khi được tham gia thế vận”. Câu nói nặng mùi tuyên truyền này chỉ để trả lời báo chí. Nhiều người nghi ngờ bà có dám nói câu tương tự trước mặt giới lãnh đạo CS Trung Quốc hay không.

Chính sách tẩy não là một phần quan trọng của chương trình huấn luyện. Các cầu thủ Trung Quốc được dạy phải hạ các cầu thủ Mỹ và bất cứ quốc gia nào để đoạt cho được huy chương vàng. Trên tường của các trung tâm huấn luyện sơn một chữ duy nhất: GOLD. Họ cũng được dạy cách cười, cách nhìn thiện cảm dành cho giám khảo, cách thể hiện trên khuôn mặt và tuyệt đối không được tỏ ra đau đớn hay yếu kém. Niềm vui duy nhất của Ye Shiwen là thức ăn của cô bé đầy đủ hơn bữa ăn của nhiều cô bé Trung Quốc khác cùng lứa tuổi.

Chế độ huấn luyện dành cho các bộ môn thể thao khắc nghiệt đến nỗi các nhà điều tra Tây phương tìm cách xâm nhập vào để quan sát và đã kết luận đó là những nhà tù của thế kỷ 19. Trẻ em Trung Quốc "trong trung tâm huấn luyện" (nguồn dailymail.co.uk) Sir Matthew Pinsent, quan sát viên của tổ chức Thế Vận và cũng là một huy chương vàng Olympics, sau khi quan sát cách các lực sĩ Trung Quốc được huấn luyện môn thể dục dụng cụ đã nhận xét “thật là một kinh nghiệm bối rối” khi thấy những cảnh đó. Nhiều trẻ em khóc và kể lại các em bị các ông bà bầu đánh đập. Ủy ban Thế Vận hứa điều tra những lời tố cáo của Sir Matthew Pinsent nhưng đến nay chưa có biện pháp nào cụ thể.

Sau 1978, chủ nghĩa bá quyền nước lớn của CS Trung Quốc không chỉ thể hiện trong lãnh vực quân sự, kinh tế, chính trị mà cả trong lãnh vực thể thao. Trung Quốc đang trên đường trở thành một đế quốc thực dân đỏ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Với một dân số 1.3 tỉ do một đảng CS độc tài và bất nhân lãnh đạo, thảm họa do chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc gây ra có khả năng vượt qua thảm họa do Stalin, Mao Trạch Đông và Hitler cộng lại. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang biến Trung Quốc thành một chảo dầu khổng lồ và khi phát cháy không chỉ cháy riêng Trung Quốc mà lan rộng sang nhiều quốc gia trong vùng và cả thế giới. Do đó, sự chậm trễ trong việc ngăn chận đế quốc tàn bạo này chỉ làm tăng thêm sự chịu đựng khổ đau cho nhân loại về sau.

Trần Trung Đạo danlambaovn.blogspot.com

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma Con đường Hòa Bình

Putin sẽ mời Đạt Lai Lạt Ma đến Nga?

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba ngày 31/7 đã đề cập đến khả năng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến thăm Nga bất chấp áp lực từ phía đồng minh Bắc Kinh, hãng tin Pháp AFP cho biết.

Trung Quốc luôn yêu cầu chính phủ các nước không được tiếp xúc với vị lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng. Các bài liên quan ‘Gặp Đạt Lai Lạt Ma là quyền của tôi’ Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện ở Đài Loan Đạt Lai Lạt Ma nói với BBC về Trung Quốc

Chủ đề liên quan Nước Nga, Tôn giáo

Putin phát biểu ông hiểu rằng người dân ở vùng Kalmykia nằmg trên bờ biển Caspia của Nga, nơi có đa số dân theo Phật giáo, rất trông đợi chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người từng đoạt giải Nobel hòa bình. “Đương nhiên chúng tôi hiểu những người dân Kalmykia – những người đang mong đợi được đón Đạt Lai Lạt Ma,” Tổng thống Putin nói trước đám đông các ủng hộ viên trẻ tuổi từ một trại đào tạo chính trị ở miền Trung nước Nga. ‘Chúng tôi sẽ làm các công việc hướng đến mục tiêu này,” ông trả lời khi được hỏi liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma có đến thăm Kalmykia trong thời gian sắp tới hay không. Bình luận này của Putin đánh dấu sự thay đổi trong lập trường ngoại giao của Nga trên một vấn đề mà đã trở thành ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Trước đó, Moscow đã từng ủng hộ mạnh mẽ cách Bắc Kinh đối xử với Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một người theo chủ nghĩa ly khai cho Tây Tạng mà các nước không nên ủng hộ. Putin cũng thừa nhận mối quan ngại đó khi lưu ý rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không thể đến Nga trước đó vì ‘tư cách của ông trên thế giới không phải là lãnh tụ tôn giáo mà là chính trị gia’. Nhưng hồi năm ngoái, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã tuyên bố rằng ông từ bỏ vai trò chính trị của mình và chỉ tập trung vào các công việc tâm linh. Tuy nhiên, Tổng thống Nga không đưa ra lịch trình cụ thể cũng như chi tiết về chuyến thăm tiềm năng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nga. theo bbc http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/08/120801_putin_remark_dalailama.shtml