Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Những ánh lửa trong đêm ... nvcl.

Hơn 4.000 giáo dân Giáo Xứ Cầu Rầm thắp nến cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hòa bình
Trước những nhiễu nhương của xã hội mà nguyên nhân sâu xa của nó là nền tảng đạo đức, hành xử của xã hội đã đi ngược lại tiêu chí Sự thật – Công lý – Hòa bình, nhiều động thái của nhà cầm quyền Việt Nam trong thời gian gần đây đã chứng tỏ rằng nhu cầu một xã hội trên nền tảng Sự thật – Công lý – Hòa bình đã trở nên cấp thiết, Giáo xứ Cầu Rầm đã nhiều lần tổ chức thắp nến cầu nguyện.
Cũng cần nhắc lại rằng: Giáo xứ Cầu Rầm cũng là nạn nhân của thói bạo lực, gian trá và phi luật pháp, hiện nay Giáo xứ đang trong cảnh bị cướp bóc tài sản của Giáo hội bằng nhiều cách thức bẩn thỉu của nhà cầm quyền CSVN và lần khân không chịu trả lại. Ngôi Thánh đường và khuôn viên của Giáo xứ đã bị cướp đi từ lâu bằng những biện pháp chỉ có thể xảy ra trong thời kỳ Cộng sản.
Trước hết, lợi dụng chiến tranh, bom đạn, nhà cầm quyền đã đưa dàn tên lửa vào khu vực nhà thờ, hậu quả là nhà thờ bị trúng bom Mỹ và sụp đổ. Sau đó, nhà cầm quyền đã triệt hạ ngôi Thánh đường và các cơ sở của Giáo hội bằng cách dựng bia ‘Tội ác đế quốc Mỹ’ tại Thánh đường.
Tiếp đến là con đường lên quê Hồ Chí Minh cắt đôi khu đất Nhà thờ để vĩnh viễn cướp đi khu vực đất đai của Giáo hội Công giáo. Khi khu đất vàng này trở nên có giá trị, nhà cầm quyền sử dụng cho các dịch vụ công viên, ăn chơi và tệ nạn xã hội. Một thời gian sau, khu đất bị bán cho một Công ty tư nhân Trường Giang – Sài Gòn. Trước phản ứng mạnh mẽ của giáo dân, nhà cầm quyền Nghệ An đã phải triệt hạ Công ty này ra khỏi khu đất. Thế nhưng âm mưu vẫn còn đó.
Một thời gian ngắn sau đó, nhà cầm quyền đã bày trò ‘Trưng cầu dân ý’ xây dựng Tượng đài Liệt sĩ, nhằm đẩy giáo dân đối đầu với toàn xã hội. Nhưng, với tất cả chứng lý, sự thật trong tay, giáo dân Cầu Rầm đã phản kháng quyết liệt, nhà cầm quyền Nghệ An buộc phai bỏ trò đểu ‘Trưng cầu dân ý’ nói trên và lại quay lại dự án Công viên.
Dù với mánh lới bẩn thỉu nào, thì nhà cầm quyền Nghệ An vẫn không thể có được Sự thật và Công Lý trong việc chiếm cướp đất đai, tài sản của Cầu Rầm. Món nợ vẫn còn đó.
Nhà thờ Cầu Rầm cũng là nơi gần gũi các Trường Đại học và dạy nghề ở Vinh, do vậy đây là nơi các sinh viên công giáo thường xuyên lui tới tham dự các nghi thức tôn giáo của mình. Thánh lễ tối Chúa nhật quy tu đông đúc các giáo dân khắp nơi đổ về nhà thờ Cầu Rầm ở trung tâm Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, là nơi Lời Chúa, tình hiệp thông được lan truyền mạnh mẽ.
Trước phiên tòa phúc thẩm ngày 26/9/2012 tại Thành phố Vinh đối với 3 Thanh niên Công giáo, những oan khuất của các nạn nhân đã rõ ràng, những hành động của các thanh niên nhiệt tình, yêu nước và can đảm này đã được chỉ rõ, dư luận trong và ngoài nước đã lên tiếng mạnh mẽ. Thế nhưng nhà cầm quyền vẫn cố tình bịt tai nhắm mắt để kết án người công chính. Nhiều nơi, bằng nhiều cách đã có sự hiệp thông mạnh mẽ với các thanh niên nạn nhân này.
Ngày 23 tháng 9 năm 2012 – sau Thánh Lễ Chúa Nhật, hồi 21h, cộng đoàn giáo xứ Cầu Rầm, Giáo Phận Vinh đã thắp lên những ngọn nến trước tượng đài Đức Mẹ của Giáo xứ, để cầu nguyện cho công lý và hoà bình sớm ngự trị trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Buổi cầu nguyện với sự có mặt đông đúc của hơn 4000 giáo dân, tu sĩ, linh mục và nhiều an ninh lảng vảng dò xét xung quanh. Những ngọn nến đã thắp lên cầu cho Sự thật – Công lý – Hòa bình được ngự trị, cầu cho đất nước Việt Nam được thanh bình, thoát ách ngoại xâm của ngoại bang. Buổi cầu nguyện cũng không quên cầu cho nhà cầm quyền CSVN nhất là nhà cầm quyền Nghệ An biết hồi tỉnh và biết tôn trong quyền con người mà tối thiểu là quyền tự do tôn giáo.
Các giáo dân tham gia cầu nguyện cũng hướng lòng mình về các nạn nhân của chế độ cộng sản vô luật, phi nhân. Đặc biệt là các nạn nhân sẽ ra tòa vào ngày mai 24/9 tại Sài Gòn và 3 Thanh niên Công giáo ra tòa vào ngày 26/9/2012 tại Thành phố Vinh.
nguồn : http://www.nuvuongcongly.net/cong-ly/cauram-cnchoclhb/

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Lễ Vu Lan tại Salzburg ... nqv.

Lễ Vu LAn tại Salzburg
Gia đình Phật tử Salzburg mừng lễ Vu Lan , Phật lịch 2556 . Ngày 16.09 2012 .
Chúng tôi gửu đến các bạn một vài hình ảnh thân thương .

nguồn Facebook Tran Quang
Kính chúc gia đình Phật tử Salzburg thân tâm thường an lạc ... Phần còn lại

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Philipp Rösler trả lời phỏng vấn Spiegel Online ...

Philipp Rösler trả lời phỏng vấn Spiegel Online trước khi đi thăm Việt Nam
Nguyễn Việt chuyễn ngữ . 09/15/2012 - 00:13
SPIEGEL ONLINE:? Thưa ông Rösler, ông sẽ đi thăm Việt nam, đất nước nơi ông sinh ra, ông chờ đợi gì ở chuyến đi này?
Rösler: Tôi mong rằng nền kinh tế Đức sẽ hưởng lợi được từ chuyến đi này. Việt Nam là một nước đang trỗi dậy và dĩ nhiên là một thị trường cho các doanh nghiệp của chúng ta. Tại đây trong những năm qua đã có khá nhiều biến động, ngay cả trong việc mở rộng cánh cửa cho tự do kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thử thách, ví dụ như trong các vấn đề về nhà nước pháp quyền.
SPIEGEL ONLINE: Chuyến đi thăm của ông đang được theo dõi chăm chú. Dù sao tiểu sử của ông cũng liên quan đến lịch sử hiện đại của đất nước này. Ông là đứa trẻ bị bỏ rơi trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Ông có biết gì về thời gian đó không?
Rösler: Những tháng đầu tiên của cuộc đời, tôi sống tại Khánh Hưng, hiện nay thuộc tỉnh Sóc Trăng trong một cô nhi viện thiên chúa giáo. Đó là năm 1973. Bản thân tôi chẳng nhớ gì hết cả. Sau này, cách đây vài năm tôi có đọc một bài báo của Cordt Schnibben trên Spiegel viết về cô nhi viện đó. Có khoảng 3000 trẻ em đã từng được các bà xơ thiên chúa nuôi nấng trong suốt thời gian đó. Các bà đã đặt tên và quy định ngày sinh của bọn trẻ để quá trình nhận con nuôi có thể tiến hành dễ dàng.
SPIEGEL ONLINE: Hai bà xơ Mary Marthe và Sylvie Marthe đã chăm sóc ông những tháng đầu tiên ở Khánh Hưng. Tháng 11.1973 ông được nhận làm con nuôi sang Đức. Nhà báo Michael Bröcker có nêu trong bài viết về ông là bà xơ Mary Marthe vẫn còn sống tại Việt Nam. Ông có liên hệ với bà ấy?
Rösler: Chúng tôi có liên lạc với nhau, sau khi tôi trở thành bộ trưởng kinh tế liên bang năm 2009. Một phóng viên đi về Việt Nam gặp bà Mary Marthe và chụp hình bà ấy cầm ảnh của tôi trên tay. Về sau, bà ấy có gửi email cho tôi qua một bà xơ khác có địa chỉ email. Tôi rất cảm động về việc này
SPIEGEL ONLINE: Bà ấy viết gì cho ông? Rösler: Bà ấy tự hào vô cùng về những gì tôi đã đạt được. SPIEGEL ONLINE: Ông có biết rõ về hoàn cảnh, lý do tại sao cô nhi viện chuyển ông đi làm con nuôi? Rösler: Không, tôi cũng chẳng bao giờ tìm hiểu điều đó. SPIEGEL ONLINE: Tại sao? Rösler: Ai đi tìm cái gì, thì chứng tỏ anh đang thiếu cái đó. Nhưng tôi không cảm thấy thiếu cái đó. SPIEGEL ONLINE: Ông chưa bao giờ có nỗ lực, muốn biết thêm mọi chi tiết? Rösler: Không, chưa có lúc nào hết. Nước Đức là tổ quốc của tôi. Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi, phần mà tôi không hề có chút ký ức nào hết. Tôi sinh trưởng ở Đức, ở đây tôi có gia đình tôi, có ba tôi và các bạn tôi. SPIEGEL ONLINE: Cách đây 6 năm, trong chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên của ông, cùng với phu nhân, ông đã không trở về thăm lại địa phương nơi có cô nhi viện đó. Phải chăng đó là một quyết định có chủ ý? Rösler: Năm 2006 chúng tôi không hề biết nơi đó ở đâu. Thực ra tôi luôn tìm địa danh Khánh Hưng trên bản đồ, nhưng không tìm ra. Mãi khi đến Sài Gòn, vào phủ Tổng thống cũ thì mới có giải đáp. Trong tầng dưới của nhà bảo tàng vẫn còn trung tâm tham mưu hành quân của Mỹ (das alte US-Lagezentrum). Trên tấm bản đồ của Mỹ với các địa danh cũ tôi đã tìm thấy tên nó. Điều tôi không biết mà chính anh phiên dịch giải thích: Khánh Hưng, cũng như bao địa danh khác ở miền Nam, đã bị nhà cầm quyền mới đổi tên sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc. SPIEGEL ONLINE: Sao ông lại không đến thăm chỗ đó?
Rösler
: Khi đó tôi chỉ là du khách bình thường. Vợ chồng tôi cũng đi thăm đồng bằng sông Mê-Kông. Chỉ có điều chúng tôi kết luận là Sóc Trăng, như tên gọi hôm nay, chắc chắn sẽ không khác gì những vùng mà chúng tôi đã đi qua
SPIEGEL ONLINE
: Ông có kế hoạch, trong chuyến thăm tới sẽ tạt qua nơi đó một chứt không? Rösler: Tôi đi Việt nam lần này với tư cách bộ trưởng kinh tế Đức, là người đại diện quyền lợi cho nền kinh tế Đức, chứ đâu có phải đi tìm cội nguồn của riêng mình. SPIEGEL ONLINE: Ông có sự đinh, sau này sẽ tìm về chỗ đó không? Rösler: Không, chúng tôi không có kế hoạch. Nơi đó không có ý nghĩa sâu lắm đối với tôi (Er hat für mich einfach keine tiefere Bedeutung).
SPIEGEL ONLINE: Có những trẻ em con nuôi lại suy nghĩ khác hẳn, họ tìm hiểu rất sâu về quá khứ của họ. Ông có chia sẻ với những người này không?
Rösler: Tôi hoàn toàn có thể chia sẻ với họ, nhưng tùy theo trường hợp có sự khác nhau. Trong gia đình tôi, tôi không hề cảm thấy thiếu thốn chút gì hết, do vậy vấn đề đó chưa bao giờ được tôi đặt ra.
SPIEGEL ONLINE: Ông có hay nói chuyện với ba ông, người đã một mình nuôi ông sau khi li hôn, từ khi ông mới bốn tuổi, về Việt Nam?
Rösler: Không, Việt Nam ít khi được nhắc đến trong câu chuyện giữa hai chúng tôi. Khi tôi đã lớn, ba tôi có đặt tôi đứng trước gương và giải thích, tại sao tôi lại khác các trẻ khác.
SPIEGEL ONLINE: Ông cụ có giải thích, tại sao các cụ hồi ấy lại quyết định nhận anh làm con nuôi ?
Rösler: Ba tôi là quân nhân và trong thời gian học lái máy bay trực thăng tại Mỹ đầu những năm bảy mươi, ổng có quen một số đồng nghiệp Nam Việt Nam. Qua những người này, ổng được biết về sự bất hạnh do cuộc chiến gây ra, nhất là về trẻ mồ côi. Do vậy hai ông bà đã quyết định nhận con nuôi.
SPIEGEL ONLINE: Ông có nhận thấy mặt nào á châu của mình?
Rösler: Diện mạo của tôi là một minh chứng rõ ràng. Nhưng tôi không biết võ á châu cũng như không thường ăn đồ á châu.
SPIEGEL ONLINE: Khi ông đi ra nước ngoài, có ai nhắc đến nguồn gốc của ông không?
Rösler: Thỉnh thoảng. Năm ngoái khi tôi đi với Angela Merkel sang Mỹ, có hai bộ trưởng gốc Á cũng hỏi thăm về nguồn gốc của tôi, kể cả tổng thống Obama. Ông ta tỏ ra ít ngạc nhiên hơn là những chính trị gia ở các nước khác. Chẳng gì thì nước Mỹ cũng là nước mang dấu ấn nhập cư.
SPIEGEL ONLINE: Cuộc đi thăm của ông cũng được phía Việt nam quan tâm lắm. Khi ông tham gia chính phủ, một tờ báo bên đó đã viết: „Ông ta là quân nhà mình“. Ông sẽ xử lý ra sao?
Rösler: Ông thử tưởng tượng ngược lại xem, một trẻ em Đức được một nước khác nhận làm con nuôi rồi lên làm chức to trong chính phủ. Mối quan tâm ở bên này chắc chắn cũng lớn không kém.
SPIEGEL ONLINE: Ông sẽ không để họ tác động ? (Sie wollen sich nicht vereinnahmen lassen?)
Rösler: Nước Đức là quê hương của tôi. Điều đáng ca ngợi ở nước chúng ta là kể cả những con người với các lý lịch không bình thường vẫn có cơ hội thăng tiến. Điều kiện tiên quyết cho việc này là sự khoan dung của xã hội. Chế độ dân chủ của chúng ta và thành công của chúng ta không chỉ được tạo dựng trên cơ chế thị trường xã hội, mà trước hết là nhờ một xã hội tự do. Ở Việt Nam tôi sẽ nhấn mạnh điều này. Về lâu về dài, một nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển được nếu không có tự do.
SPIEGEL ONLINE: Một đề tài cho các trẻ em con nuôi gốc á ở Đức là chủ nghĩa chủng tộc ngấm ngầm hay lộ diện. Ông có đối diện với vấn đề đó không?
Rösler: Không, trong cuộc sống hàng ngày thì không thấy. SPIEGEL ONLINE: Ở Việt Nam, những người cộng sản vẫn nắm quyền với chế độ độc đảng. Trong cuộc đi thăm này ông có nêu vấn đề tôn trọng nhân quyền?
Rösler: Tôi hoạt động trong Ủy ban Trung ương Những người Công giáo (Đức), do vậy đối với tôi sẽ rất quan trọng, khi mời các đại diện giáo dân tham gia buổi tiếp tân tại đại sứ quán Đức sẽ tổ chức ở Hà Nội. Giáo dân ở Việt nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó vấn đề này là một nhận thức rất quan trọng của tôi.
SPIEGEL ONLINE: Trong năm 2000 ông mới làm lễ đặt tên thánh. Quyết định này có liên quan đến việc các bà xơ thiên chúa đã cứu ông?
Rösler: Điều đó không phải là quyết định. Nhưng những ai đã biết là các bà xơ phải chịu đựng nguy hiểm và vất vả như thế nào trong chiến tranh VN để cứu trẻ em mồ côi thì người đó sẽ không bao giờ quên.
SPIEGEL ONLINE: Ông không nói tiếng Việt. Ông có tập vài từ để chuẩn bị cho chuyến đi này?
Rösler: Làm cái đó thì có vẻ hơi cường điệu quá. Nhưng xin nói cho rõ nghĩa – lẽ tất nhiên một phần của cuộc đời tôi đã gắn bó tôi với đất nuớc đó, nhưng tôi đi Việt nam với tư cách là bộ trưởng kinh tế Đức!
Nguồn: Spiegel Online