Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

HUYỆT FENG FU TRỊ BÁ BỆNH ... nqv sưu tầm

Đặt một viên đá lên điểm này trong 20 phút, điều kì diệu sẽ xảy ra
Có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ việc sử dụng nước đá lại có thể giúp phục hồi cơ thể, đẩy lùi lão hóa và chữa nhiều bệnh. Điều này còn phụ thuộc vào vị trí tiếp xúc giữa nước đá và da. Kỹ thuật này gần giống với thuật châm cứu của Trung Quốc và theo đó, điểm đặt cục nước đá được gọi là Feng Fu, đọc là “Phong Phủ” (Wind Masion – Phủ gió). Điểm này chính là ót của bạn.
Tất cả những gì bạn cần làm là giữ cục nước đá trong vòng 20 phút ở điểm Feng Fu.

Đương nhiên, mới đầu bạn sẽ cảm thấy lạnh, nhưng sau tầm 30-40 giây, bạn sẽ thấy ấm hơn. Làm như thế mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và phấn chấn. Điều này là do nước đá sẽ giải phóng hóc-môn endorphin tới các mạch máu. Đây được gọi là hóc môn hạnh phúc trong não, có tác dụng giảm đau.
Ngoài ra, kỹ thuật này còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn như : – Ngủ ngon h7n – Tâm trạng sảng khoái và tràn đầy sức sống – Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa – Chữa cảm lạnh, cảm sốt – Hỗ trợ giảm đau đầu, đau răng, đau khớp Đương nhiên, mới đầu bạn sẽ cảm thấy lạnh, nhưng sau tầm 30-40 giây, bạn sẽ thấy ấm hơn.

Bạn có thể bổ sung phương pháp này trong quá trình điều trị các bệnh sau: – Bệnh đường hô hấp – Các bệnh tim mạch – Bệnh thần kinh và thoái hóa cột sống – Bệnh lây truyền qua đường tình d.ục – Rối loạn chức năng tuyến giáp – Viêm khớp, huyết áp cao và huyết áp thấp – Hen phế quản – Đau dạ dày cấp tính – Bệnh đường tiêu hóa, béo phì và suy dinh dưỡng – Viêm dưới da (đặc biệt là ở giai đoạn đầu) – Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và nội tiết, vô sinh – Rối loạn tâm lý, cảm xúc, căng thẳng, mệt mỏi kinh niên, trầm cảm, mất ngủ Lưu ý: Phương pháp này chống chỉ định với những người bị tâm thần, động kinh, sử dụng máy điều hoà nhịp tim và mang thai. Mẹo: Tư thế thoải mái nhất để thực hiện kỹ thuật này là nằm sấp, kê gối dưới vai để tạo khoảng không dễ thở. Đặt viên nước đá vào phần lõm ngay chỗ tiếp giáp giữa đầu và cổ bạn. Dùng khăn chặn hai bên để ngăn nước đá chảy, nằm im thư giãn trong ít nhất 20 phút.

nguồn: internet
Phần còn lại

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

các nghi thức cúng trong đêm giao thừa... sưu tầm ( nqv)

các nghi thức cúng trong đêm giao thừa
Cúng giao thừa là nghi thức cúng không thể thiếu trong mỗi đêm 30 tết. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt, đầy đủ các nghi thức cúng lễ trong đêm giao thừa để tiễn năm cũ và chào đón năm mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa)
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này làđem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Cúng ai trong lễ giao thừa?
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Sửa lễ cúng giao thừa Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà trống để cúng. Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt Trời.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

ại sao cúng giao thừa ngoài trời?
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật… Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

Lễ cúng Thổ Công Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm. Xông nhà: Thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
Theo Khoa Học