Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009
Phở trị Cúm heo ... hay lắm ...nqv
Nqv Chân thành cám ơn bạn Hoàng Trần đã gửu bài Phở trị cúm và xin phép bạn HT cho phép nqv nhuận sắc bài này để thêm vui vẻ … mong bạn thông cảm .Chúc bạn và gia đình an lành ...
Nguồn gốc Phở đủ loại theo Wiki .
Một số giả thuyết cho rằng phở có lẽ xuất hiện đầu tiên ở Nam Định [1], nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20.
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu, đọc như "pô tô phơ"). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng. Số khác lại cho rằng phở ảnh hưởng từ Trung Hoa vì dựa vào mặt địa lý, hơn nữa phương pháp sử dụng bột gạo làm bánh phở và nhiều gia vị trong phở khá giống món hoành thánh của Trung Hoa, nhưng không chứng minh được. Vì thế, nguồn gốc của phở từ Việt Nam có lẽ là ý kiến được nhiều người chấp nhận.
Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Phở là món ăn nước ngoài được ưa thích nhất của người Mỹ hơn cả Pizza, Sushi,... [2].
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam thì lại nhỏ hơn ở miền Bắc.
Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạm-gầu", ngày nay thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Một điều hiển nhiên là món phở là của người Việt. Ngoài ra, trong những năm gần đây, giới trẻ tại Việt Nam còn tạo ra nhiều món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán... Những món ăn này càng làm phong phú thêm thực đơn ẩm thực của người Việt.
Phở trị Cúuuuuuuuuuuuuuuuuuuum….
Them 1 ly do nua de thinh thoang chung ta nen bo Com ma... an Pho.
Cúm heo hay còn gọi là cúm “Trư Bát Giới” (Porcine influenza, Swine infuenza) gây bởi virus A/ H1N1 đang lan tràn từ Mễ, Mỹ, đến Canada,..... và nó đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên toàn cầu.
Thuốc điều trị hiện đang dùng bây giờ là TAMIFLU, thành phần hóa học là Oseltamivir phosphate, bản quyền của Roche.
Chất điều chế Tamiflu là Shikimic acid .. Shikimic acid được tìm thấy nhiều trong bông Tai Hồi hay còn gọi Tai Vị hoặc hoa Tám sừng (Chinese Star Anise), một loại gia vị dùng để nấu phở..
Các xứ Âu-Mỹ không trồng được Tai Hồi nên họ điều chế Tamiflu phải trải qua nhiều giai đoạn tổng hợp Shikimic acid, mất thời giờ . Người Tàu họ trích thẳng từ bông Tai Hồi cho nên bây giờ họ có đủ trữ lượng Tamiflu để cung ứng cho trên tỷ dân Tàu nếu dịch cúm ãy ra trên nước họ .
Việt Nam có một cách tổng hợp Shikimic acid nhanh nhất, không cần dược sĩ, chỉ cần bàn tay của các bà nội trợ đó là nấu món phở bò .
Như đã trình bày ở trên Tamiflu chứa thành phần hóa học cùa TAI HỒI (star anise), mà Phở là món cần rất nhiều Tai Hồi khi nấu . Chỉ cần một tô phở nóng với nước lèo nấu với gia vị Tai Hồi là có thể thay Tamiflu điều trị Cúm rồi .
Trường hợp bị cúm, không mua được Tamiflu, cũng không tìm ra tiệm phở có nước lèo "đúng tiêu chuẩn" nấu với Tai Hồi thì hãy nhanh chân ra tiệm thuốc bắc hay tiệm bán gia vị nấu phở mua vài bịch Tai Hồi . Nấu Tai Hồi thay nước trà để uống, nhớ là phải uống nóng, kèm theo vài sợi gừng, một phần tư trái tắc, vài giọt mật ong.
Shikimic acid (để chế Tamiflu) là chất khó tan trong nước, dễ tan trong rượu nên nếu ngâm tai hồi trong rượu, ta sẽ có bình rượu phòng Cúm . Cứ tưởng tượng, chiều đi làm về, bên mâm cơm nóng sốt, có gấu mẹ duyên dáng xinh xinh ngồi bên cạnh , rót ra làm một hớp, có lý lắm chứ , ngừa bịnh tốt hơn chữa bệnh mà .
st.
Tóm lại ăn phở (với nước lèo nấu với hoa Tai Hồi) là phương thuốc trị cúm độc quyền của người Việt.
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009
Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức quốc kỳ thứ 33 với chủ đề: ''Sống Lời Chúa-Năm Thánh Phaolô''
Với bài diễn văn khai mạc, Ông Vincenz Nguyễn Văn Rị, Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Xử lý Thường vụ Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, đồng thời cũng là Trưởng ban tổ chức Đại Hội Công Giáo kỳ thứ 33, đã đưa mọi tham dự viên đến gần Mẹ bằng những lời tâm tình phó thác của người con thảo:
Mời bạn xem thêm hình ảnh ở đây
Mẹ Lavang!
Mẹ đã thân hành đến với chúng con, chúng con là những con cái ly hương. Vì nhiều lý do và hoàn cảnh không thể đến kính viếng Mẹ nơi quê nhà. Chính vì thế Mẹ đã đến để vỗ về và an ủi đoàn con của Mẹ nơi đây. Tình Mẹ cho con không bao giờ kể xiết, xin Mẹ luôn đồng hành với chúng con trên mọi nẻo đường trần thế.
Và hôm nay, xin Mẹ cầu cùng Chúa chúc phúc cho mỗi người chúng con được sống tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần trong những ngày Đại hội này, để xứng đáng cùng Mẹ long trọng khai mạc Đại hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 33.“
Sau những lời thân thương gởi đến Mẹ, lời cầu „Lạy Mẹ là ngôi sao sáng“ thật khẩn thiết đang vang vọng trong tâm tình phó thác của những người con thảo là một đồng tâm cùng nhau tuyên bố khai mạc Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức kỳ thứ 33 với chủ đề:
Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô
Ngay sau đó, Linh Mục Antôn Huỳnh văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Ngài cũng nói đến ý nghĩa chủ đề của ngày ĐHCG như sau:
„Là người tín hữu công giáo, chúng ta đồng hành với Giáo Hội trên con đường Đức Tin. Với đề tài „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô” Đại Hội muốn nhấn mạnh đến „Năm Thánh Phaolô” chúng ta đang sống mà Đức Thánh Cha Bênêđictô đã công bố cho toàn thể Giáo Hội.
Nhắc đến Thánh Phaolô là chúng ta nghĩ đến một con người đã không quản ngại khó khăn thử thách để rao giảng về Chúa Kitô và giáo lý của Ngài cho các dân tộc thuộc Đế Quốc La Mã. Qua các thư của Thánh Phaolô, chúng ta có được giáo lý phong phú cho đời sống đức tin của người Kitô Hữu. Điểm nổi bật đáng ghi nhớ nơi Thánh Phaolô là lời rao giảng và đời sống của Ngài có cùng một nhịp điệu như nhau. Nói sao sống vậy! Đời sống phản ảnh đúng lời nói. Chính vì thế lời rao giảng của Ngài tác động mạnh mẽ nơi tâm hồn các thính giả và nhiều người đã đón nhận Lời Chúa và tin vào Chúa Kitô.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người chúng ta cũng là một Phaolô thứ hai khi theo mẫu gương của Ngài biết để cho Lời Chúa tác động nơi chúng ta. Nếu không, Lời Chúa, cho dù có đến với chúng ta ngàn lần vẫn không mang lại hoa trái, giống như một tác giả đã viết vài thế kỷ trước đây: „Nếu Chúa Kitô không sinh lại trong tâm hồn bạn thì cho dù Chúa Kitô có sinh ra ngàn lần cũng không đem lại ích lợi gì cho bạn.“ Trong những ngày Đại Hội nầy, những khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để Lời Chúa tác động trên chúng ta.“
Nhìn lên lễ đài với huy hiệu màu nhạt thật gọn được treo giữa nền trắng lớn vừa đủ để nói lên một tâm hồn đơn sơ và trong trắng, trong đó trung tâm điểm của đời sống người Kytô hữu với Thập giá, Bánh và Lời hằng sống.
Tấm phông chính của Đại Hội năm nay do Minh Tri (Bonlanden) thực hiện là bức hình con thuyền Giáo Hội với Thánh Giá và cuốn Thánh Kinh ghi Lời Chúa Mặc Khải, Ngài là Alpha và Omega, là Cội Nguồn và Cùng Đích của nhân loại, với trái địa cầu mầu da cam và vàng. Vòng tròn bên ngoài với hai hàng chữ mầu xanh biển: „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô“... hai bên tổng cộng 14 ngôi sao: biểu tượng cho 14 thư của Thánh Phaolô. Mỗi bên có bẩy ngôi sao, biểu tượng 7 hồng ân cao cả của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống các tín hữu. Các tấm hình treo ghi bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần treo hai bên phông chính của Đại Hội ghi tóm tắt bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần: Khôn Ngoan, Hiểu Biết, Biết Lo Liệu, Sức Mạnh, Thông Minh, đạo đức“, và Kính Sợ Chúa đã lôi kéo sự chú ý của toàn thể tham dự viên. Hai bên lễ đài là kiệu Đức Mẹ La Vang với ngàn hoa muôn sắc tỏ tình con thảo, nhân dịp cuối tháng Hoa Đức Mẹ.
Thánh lễ Vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống do Linh mục Antôn Huỳnh văn Lộ chủ tế cùng với các Linh mục Tuyên Úy và các Linh mục khách đồng tế đến từ Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan và đặc biệt hai linh mục tuyên uý cộng đoàn CGVN tại nước Tiệp, với phần chia sẻ của Linh mục Antôn Đỗ ngọc Hà đã kết thúc buổi lễ khai mạc vừa đúng lúc khi bầu trời trong sáng giữa mùa xuân đang dịu dần để nhường chỗ cho những ánh đèn đó đây đang như những bó đuốc được thắp lên trong tâm hồn những người trẻ đang mong chờ đến giờ sinh hoạt.
Khung cảnh ấm cúng của ánh nến mờ nhạt đưa bạn trẻ hướng vào ánh sáng tâm linh với những đoạn suy niệm, chia sẻ ngắn gọn xen lẫn với lời ca tiếng hát cùng với nhịp chân nhảy múa đang nối những ước mơ của tuổi trẻ thành một vòng tay lớn. Một vòng tay mà giáo hội và quê hương đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào các bạn.
Sinh hoạt trẻ trong ĐHCG kỳ này được hướng dẫn bởi Lm. Lê Phan và Lm. Lê thanh Liêm cùng với sự đóng góp tích cực của nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO”. Số lượng giới trẻ mỗi năm một đông thêm, vì thế chương trình càng ngày thêm phong phú và đây cũng là điểm son đã nói lên được những ước mơ lớn cùng những đói khát tâm linh cho giới trẻ chỉ có mỗi năm một lần trong ĐHCG với thời gian quá ít ỏi. Xin chân thành cảm ơn nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO” đã hiểu rõ những đoạn đường mình vừa đi qua hoặc còn đang đi để dốc tâm chia sẻ cho các bạn trẻ khác. Công việc các bạn đang làm là những cánh tay đắc lực, giúp sức với các Linh mục Tuyên Úy trong mục vụ giới trẻ và cũng là một nghĩa cử cao đẹp của người con trong đại gia đình đã giúp những bậc phụ huynh, là cha, là mẹ của các bạn để lo tương lai cho các em.
Song song vào đó, tại phòng hội nhỏ giờ đền tạ Thánh tâm và Mẫu tâm thật trang nghiêm đã dẫn đưa bao nhiêu người mở lòng ra và tâm tình to nhỏ với Chúa trước khi tạm biệt một “Ngày Tâm Linh” trong thinh lặng.
Chúa Thánh Thể là nguồn suối tình yêu vẫn luôn là trung tâm điểm của Đại Hội. Quả thực, hàng trăm tín hữu đã sốt sắng tham dự các giờ chầu Thánh Thể đền tạ Thánh Tâm Chúa và Mẫu Tâm, và tiếp theo đó là giờ thánh kính Lòng Thương Xót Chúa do cha Đaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách hướng dẫn mãi tới tận đêm khuya chiều tối thứ bẩy. Các tham dự viên đã sốt sắng dâng các bông hoa hồng tượng trưng cho lòng con thảo.
Ánh nắng xiên qua cành cây kẽ lá, lấp lánh trong sương mai đang quyện với lời kinh sáng, lúc trầm lúc bổng vang ra từ hội trường lớn chính là giây phút của nguồn sinh lực thanh tịnh nhất để dâng của lễ lên Thiên Chúa đang được các Lm. và các Soeur MTG hướng dẫn.
Để chuẩn bị tâm hồn cho Thánh lễ, Lm. Nguyễn trọng Tước, thuyết trình viên chính của Đại Hội, đã dẫn dắt những tham dự viên trong buổi hội thảo tìm về Thánh địa Giêrusalem để theo con đường khổ nạn của Chúa Giêsu khi xưa, qua đấy mọi người mới hiểu rõ Lời Chúa và thực thi Lời Chúa một cách thiết thực hơn trong đời sống. Cũng trong buổi hội thảo này, ngài cũng đưa biết bao nhiêu người đang còn ngụp lặn trong “biển” của cuộc đời lên “bờ” để nhặt lại những “mẻ cá” tốt cho cuộc đời của mình. Quả là một đề tài chia sẻ đánh thức lương tâm đến nỗi nhiều tham dự viên đã tiếc thay cho những người vắng mặt trong buổi hội thảo này.
Cũng trong lúc này, giờ suy niệm Lời Chúa cho giới trẻ tại nhà thể thao do Lm. Lê Phan và Lm. Liêm phụ trách với sự cộng tác của nhóm “Thanh niên Công giáo” đã được hưởng ứng thật tích cực. Qua đấy các bạn trẻ sẽ tìm được Chúa trong cuộc sống tràn đầy ý nghĩa.
Thánh lễ Đại trào mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống do Lm. Nguyễn trọng Tước chủ tế cùng toàn thể Lm. trong tuyên úy đoàn và các Linh mục khách được cử hành trọng thể với khoảng gần 3000 người tham dự. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài cũng đã giúp dẫn mọi người biết tìm lại ngọn “lửa” của Chúa Giêsu đã mang đến thế gian và gìn giữ ngọn lửa cũng như truyền ngọn lửa lại cho nhau để ngọn lửa hằng sống sưởi ấm tâm hồn nhau.
Sau phần Thánh lễ riêng biệt cho các em thiếu nhi do Lm. Phaolô Phạm văn Tuấn và Lm. Lê Phan đồng tế. Các em đã được hướng dẫn sinh hoạt theo chủ đề “tấm lưới cuộc đời” và vào cuối lễ các em trở lại hội trường chính để cùng hát tặng các bậc phụ huynh trước khi kết thúc với phép lành cuối Thánh lễ của toàn thể các linh mục đồng tế.
Ngay sau Thánh lễ, hình ảnh một cụ ông đang đỡ cụ bà rời khỏi hàng ghế và tay trong tay lê từng bước bên nhau là một dấu chỉ thật hùng hồn cho việc giữ “lửa” ấm cho nhau và cũng là một gương sáng cho cuộc sống hôn nhân của giới trẻ trong thời đại hiện nay.
Sau bữa ăn tinh thần, các tham dự viên được mời gọi để chia sẻ với nhau những phần cơm hộp gói đạm bạc để tiếp sức cho những chương trình kế tiếp.
Giờ sinh hoạt thiếu nhi, những mầm non của Giáo hội đang được các Soeur cùng với các anh chị huynh trưởng hướng dẫn, với những ca khúc vui tươi lành mạnh và những điệu múa hồn nhiên hòa lẫn tiếng cười khúc khích đã đưa các em đến tột đỉnh sự hồn nhiên của tuổi thơ. Năm tới cũng hẹn các em vào giờ này em nhé.
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009
Nghề lái taxi ...
Gần đây có nhiều bạn gửu e.mail cho blog thân hữu yêu cầu viết lại bài " nghề taxi tại salzbug " . Theo yêu cầu đó chúng tôi viết bài này theo quan điểm mở rộng tầm nhìn trong nghề ngiệp giữa lúc " kinh tế khủng hoảng " . Không nhằm phê bình cũng như chỉ trích cá nhân nào vì " không có nghề nào xấu , chỉ có con người xấu "
Lái taxi là một nghề tự do :
-tự chọn cách đóng thuế theo nhu cầu
-tự chọn giờ giấc làm việc
Ghi tên tại :WIFI Salzburg
Julius Raab Platz 2, 5027 Salzburg
Telefon: +43/662/8888-411
E-Mail: info@wifisalzburg.at
Vorbereitungskurs Taxilenker-Prüfung Termine
Inhalt:
Straßenverkehrs- und Betriebsordnung für den nichtlinienmäßigen Personenverkehr - Gewerberecht - Grenzüberschreitender Verkehr - Beziehung zwischen Reisebüro und Personenbeförderer - Seuchenverordnung -Verkehrsgeographie - Geschichte des Landes Salzburg - Für den Fremdenverkehr wichtige Kenntnisse - Tarifkunde einschließlich Handhabung des Fahrpreisanzeigers.
Voraussetzung:
Zulassungsbedingungen zur Prüfung:
Vollendetes 20. Lebensjahr, Absolvierung einer Unterweisung in lebensrettenden Sofortmaßnahmen im Ausmaß von 6 Stunden sowie kein Führerscheinentzug bzw. keine groben Verkehrsauffälligkeiten in den vergangenen 5 Jahren, kein Probeführerschein. Die Einteilung zur Prüfung erfolgt im Rahmen des Kurses.
Hinweis:
Anmeldungen für die Kurse werden nur persönlich im Wirtschaftsförderungsinstitut, Julius-Raab-Platz 2, oder in den Bezirksstellen der Wirtschaftskammer entgegengenommen. Die Kursgebühr in Höhe von EUR 305,- (Kurs und Prüfung) ist bei der Anmeldung zu bezahlen. Näheren Details sowie den Prüfungstermin erfahren Sie im Kurs.
Bitte beachten Sie: Für die Zulassung zur Prüfung ist eine 100%-ige Anwesenheit im Kurs erforderlich!
36 Trainingseinheiten
Termine & Buchung
Preis
Sortierung: Datum Ort
18.09.2009 bis 26.09.2009
(75051019) 305,00 EUR
Zeit:
Stundenplan
Fr 13.00-21.00, Sa 8.00-19.00
Ort: WIFI Salzburg, (Julius - Raab - Platz 2, 5027 Salzburg)
Voraussetzungen erforderlich. Hier können Sie sich voranmelden.
16.10.2009 bis 31.10.2009
(75051069) 305,00 EUR
Zeit:
Stundenplan
16./17.10.2009 und 30./31.10.2009, Fr 13
.00-21.00, Sa 8.00-19.00
Ort: Bezirksstelle Pinzgau, (Schulstraße 14, 5700 Zell am See)
Kursplätze vergeben
13.11.2009 bis 21.11.2009
(75051029) 305,00 EUR
Zeit:
Stundenplan
Fr 13.00-21.00, Sa 8.00-19.00
Ort: WIFI Salzburg, (Julius - Raab - Platz 2, 5027 Salzburg)
Kursplätze vergeben
29.01.2010 bis 06.02.2010
(75051039) 305,00 EUR
Zeit:
Stundenplan
Fr 13.00-21.00, Sa 8.00-19.00
Ort: WIFI Salzburg, (Julius - Raab - Platz 2, 5027 Salzburg)
Kursplätze vergeben
19.03.2010 bis 27.03.2010
(75051049) 305,00 EUR
Zeit:
Stundenplan
Fr 13.00-21.00, Sa 8.00-19.00
Ort: WIFI Salzburg, (Julius - Raab - Platz 2, 5027 Salzburg)
Kursplätze vergeben
28.05.2010 bis 12.06.2010
(75051059) 305,00 EUR
Zeit:
Stundenplan
28./29.05. und 11./12.06.2010, Fr 13.00-
21.00, Sa 8.00-19.00
Ort: WIFI Salzburg, (Julius - Raab - Platz 2, 5027 Salzburg)
Kursplätze vergeben
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)