Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
ý nghĩa Lễ Tro ...nqv
Nguồn : Ng.văn Đích
Trong Đạo Công Giáo , Có một mùa Giáo Hội hướng dẫn mọi người sửa đổi chính con người mình , đó là mùa Chay , bắt đầu vào thứ tư lễ Tro và kết thúc ngay trước thánh lễ Tiệc Ly.
Thứ Tư Lễ Tro
Việc xức tro có nguồn gốc từ thực hành thống hối công khai, một nghi thức bắt buộc dành cho các tín hữu phạm lỗi nặng hoặc làm gương xấu trước khi họ được chính thức tái hoà nhập cộng đoàn vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, họ được xá tội và được phép rước lễ trở lại vì trước đó họ bị cấm.
Một trong những thực hành thống hối công khai này là xức tro trên đầu. Cử chỉ này thịnh hành ở Roma từ thế kỷ thứ IV và dần dần lan ra các xứ Kitô giáo, rồi nhiều tín hữu tự nguyện xức tro trên đầu để biểu lộ ý muốn thống hối. Chính các Đức Giáo Hoàng cũng đã chấp nhận nghi thức này và vào thế kỷ XI thì các ngài đã kết hợp việc thống hối này với việc bắt đầu Mùa Chay, do đó mà có tên gọi thứ Tư Lễ Tro và thực hành xức tro.
Là bụi đất, hình ảnh của tội lỗi và sự mong manh của con người, là những gì còn lại của thân xác sau khi ngọn lửa sự sống vụt tắt đi (St 3, 19; 18, 27), tro rắc trên đầu mà ngày nay người ta xức trên trán biểu lộ sự thống hối và tang chế (Is 58, 5; 61, 3; Gr 6, 26). Chính vì thống hối dưới bụi tro và áo mặc áo vải thô mà dân thành Ninivê nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa (Gn 3)
Nguồn gốc
Nói thật ra, Mùa Chay là một thiết chế của Giáo Hội không bắt nguồn từ thời Giáo Hội sơ khai. Đối với các Kitô hữu thời các tông đồ, mỗi ngày Chúa Nhật là một cử hành biến cố phục sinh, và mãi cho đến thế kỷ thứ II mới thấy xuất hiện một ngày lễ đặc biệt dành để tưởng niệm cái chết và phục sinh của Đức Kitô để rồi sau đó biến thành Tam Nhật phục sinh (Triduum pascal): thứ Năm Tuần Thánh, thứ Sáu Tuần Thánh và Vọng Phục Sinh.
Biến cố này được chuẩn bị bằng một hay nhiều ngày ăn chay tuỳ theo miền, thường là từ chiều thứ Năm Tuần Thánh cho đến sáng ngày lễ Phục Sinh, hoặc ít ra là trong vòng 40 giờ từ lúc Chúa chịu chết cho đến thời điểm phục sinh. Đến giữa thế kỷ thứ III, ở Alexandrie việc giữ chay kéo dài suốt Tuần Thánh, và đến cuối thế kỷ III thì tại Ai Cập cũng đã xuất hiện việc giữ chay kéo dài đến 40 ngày mà mục đích trước hết dường như là sống lại thời gian chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang mạc cũng như chuẩn bị cho lễ Phục Sinh.
40 ngày
Chẳng bao lâu sau, Mùa Chay 40 ngày của người Ai Cập đã định hình như là thời gian chuẩn bị cho cái chết và phục sinh của Đức Kitô và lan rộng ra khắp Giáo Hội. Vào tiền bán thế kỷ thứ IV, ở Roma đã hình thành một thời gian chay tịnh trong 3 tuần trước khi cử hành biến cố phục sinh và vào khoảng giữa những năm 354 đến 384 họ cũng đã thêm vào 3 tuần nữa. Như vậy chính xác có 40 ngày (quadragesima) giữa Chúa Nhật mở đầu Mùa Chay cho đến khi bắt đầu Tam Nhật Thánh (Triduum).
Nhưng vì không ăn chay vào các ngày Chúa Nhật nên thực tế chỉ có 34 ngày ăn chay trong thời gian này. Cộng thêm ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh thì cũng chỉ có 36 ngày. Và cũng vì muốn chuẩn bị cho biến cố phục sinh bằng cách rập khuôn chính xác 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang mạc nên vào thế kỷ thứ VII người ta thêm vào 4 ngày còn thiếu, và từ khi ấy người ta bắt đầu Mùa Chay với thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay mà sau này trở thành thứ Tư Lễ Tro. Vào ngày này, các tín hữu ở Roma tụ họp nhau tại nhà thờ Thánh Anastasie dưới chân đồi Palatin là nơi Đức Giáo Hoàng công bố mở đầu Mùa Chay; rồi mọi người đi thành đoàn rước đến nhà thờ Thánh Sabine trên đồi Aventin để cử hành thánh lễ.
Thứ Tư Lễ Tro
Việc xức tro có nguồn gốc từ thực hành thống hối công khai, một nghi thức bắt buộc dành cho các tín hữu phạm lỗi nặng hoặc làm gương xấu trước khi họ được chính thức tái hoà nhập cộng đoàn vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, họ được xá tội và được phép rước lễ trở lại vì trước đó họ bị cấm.
Một trong những thực hành thống hối công khai này là xức tro trên đầu. Cử chỉ này thịnh hành ở Roma từ thế kỷ thứ IV và dần dần lan ra các xứ Kitô giáo, rồi nhiều tín hữu tự nguyện xức tro trên đầu để biểu lộ ý muốn thống hối. Chính các Đức Giáo Hoàng cũng đã chấp nhận nghi thức này và vào thế kỷ XI thì các ngài đã kết hợp việc thống hối này với việc bắt đầu Mùa Chay, do đó mà có tên gọi thứ Tư Lễ Tro và thực hành xức tro.
Là bụi đất, hình ảnh của tội lỗi và sự mong manh của con người, là những gì còn lại của thân xác sau khi ngọn lửa sự sống vụt tắt đi (St 3, 19; 18, 27), tro rắc trên đầu mà ngày nay người ta xức trên trán biểu lộ sự thống hối và tang chế (Is 58, 5; 61, 3; Gr 6, 26). Chính vì thống hối dưới bụi tro và áo mặc áo vải thô mà dân thành Ninivê nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa (Gn 3)
Linh đạo Mùa Chay
Là thời gian hoán cải dành cho hối nhân, trong những thế kỷ đầu tiên, Mùa Chay cũng là thời gian chuẩn bị cho các dự tòng chịu phép rửa để được gia nhập cộng đoàn Kitô giáo vào đêm Phục Sinh, sau khi giữ chay và tiết chế trong suốt thời gian này cũng như miệt mài cầu nguyện.
Như thế, khi khuyên nhủ các tội nhân công khai hối cải, Giáo Hội cũng khích lệ toàn thể cộng đoàn thống hối, và khi nhắn gởi với các dự tòng, Giáo Hội cũng chuẩn bị cho mọi tín hữu sống lại ân sủng phép rửa của chính mình
Khi chuẩn bị cho mọi người gặp gỡ Thiên Chúa, đối với các tín hữu, Mùa Chay đã trở thành một hành trình tiến về Thiên Chúa, một con đường vòng băng qua hoang mạc, một cuộc chiến đấu với những cám dỗ trong đời sống. Giáo Hội đề nghị chúng ta sống trọn vẹn cuộc sống Kitô hữu của chúng ta một cách nồng nhiệt hơn trong suốt mấy tuần hướng về ngày lễ Phục Sinh.
Như đoàn dân của Môisen lang thang nhiều năm dài trước khi vào Đất Hứa, chúng ta cũng khám phá ra rằng hành trình tiến về Thiên Chúa, con đường tiến về Nước Trời của chúng ta không phải là không gặp khó khăn, chướng ngại, thụt lùi, đôi khi có phản kháng nữa; thế nhưng Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện để mang lại cho ta hy vọng và niềm tin. Khi kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô vẫn luôn trung thành với Chúa Cha trong thử thách cuối cùng, chúng ta sống kinh nghiệm cuộc vượt qua tiến về Chúa Cha qua sự sống và cái chết, chúng ta dần tiến về mầu nhiệm của Đức Kitô để hiệp thông vào đấy một cách sâu xa hết sức có thể.
Làm thế nào để diễn dịch cách cụ thể cuộc hành huơng tiến về với Thiên Chúa mà mỗi Kitô hữu được mời gọi trong suốt thời gian Mùa Chay này? Đã có câu trả lời được lập đi lập lại qua các bản văn phụng vụ ngày Chúa Nhật (và những ngày khác) trong thời gian chuẩn bị cho biến cố phục sinh: các bài đọc Tin Mừng cũng như Kinh Tiền Tụng đã dành ưu tiên cho bộ ba này: cầu nguyện, ăn chay và chia sẻ.
Cầu nguyện
Là khoảng không ngút mắt nơi không có sự sống, hoang mạc mà dân của Giao Ước cũ và chính Đức Kitô đã đi qua đưa chúng ta đến yếu tính của đời sống, dẫn chúng ta gặp gỡ với Hữu Thể độc nhất, cội nguồn cho hiện hữu của chúng ta: Thiên Chúa. Là nơi chốn gợi lên sự vô cùng của Thiên Chúa, chính trong hoang mạc mà Charles de Foucauld đã tận hiến hoàn toàn cho Ngài qua lời cầu nguyện. Như thế, hoang mạc và Mùa Chay là nơi chốn và thời gian để gặp gỡ Chúa trong lời cầu nguyện.
Qua lời cầu nguyện, đời sống chúng ta hướng về Thiên Chúa, chúng ta để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn mình theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá để trở nên sẵn sàng cho Đức Kitô và cho anh em. Cầu nguyện là "lương thực hằng ngày" nuôi sống chúng ta bằng tình yêu của Thiên Chúa, không có nó tâm hồn chúng ta có nguy cơ xa rời ý muốn của Chúa Cha.
Theo gương các dự tòng vào những thế kỷ đầu tiên đã toàn tâm toàn ý cầu nguyện cách quảng đại và thực tâm, theo gương Đức Kitô lui vào trong cô tịch của hoang mạc Giuđa, chúng ta hãy biến Mùa Chay thành một thời gian gặp gỡ Chúa, chiêm niệm và tạ ơn, ngợi ca Danh Thánh Chúa và biến đổi tâm hồn.
2. Ăn chay
Là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, đối với dân Israel cũng như đối với Đức Kitô, hoang mạc đồng thời cũng là thời gian thử thách, là trận chiến chống lại thế lực sự dữ để không nhường bước trước thú vui, điều choáng ngợp và quyền lực, ba thần tượng mà con người thường hy sinh tất cả để đạt cho được. Những cám dỗ này không ngừng quấy nhiễu chúng ta và là nguồn gốc nhiều sự dữ, ngay từ khi xuất hiện Mùa Chay, việc từ bỏ những cơn cám dỗ này được diễn dịch bằng việc ăn chay, một thực hành rất đòi hỏi nhưng lại đạt được nhiều kết quả thiêng liêng. Khi giảm thiểu những nhu cầu sống để chỉ giữ lại những gì thiết yếu, việc ăn chay giúp chúng ta trở nên những người nghèo khó trong tâm hồn (xem Các Mối Phúc), nghĩa là thành những con người cần đến Thiên Chúa, nhường cho Ngài một chỗ trong đời sống mình, người nghèo trong Tin Mừng là những người đặt hết niềm hy vọng vào Chúa, háo hức gặp gỡ với Đức Kitô. Như vậy sự khổ hạnh và từ bỏ mọi sự rất cần thiết để Thánh Thần Thiên Chúa xâm chiếm lấy con người mình.
Nếu chay tịnh trước hết có nghĩa là từ bỏ của ăn thì trong ý nghĩa tận căn hơn nữa ăn chay cũng có nghĩa là từ bỏ tính ích kỷ, tính cứng đầu và lòng tham lam của chúng ta: "Đây là những điều bạn phải thực hành khi muốn ăn chay. Trước hết, hãy xa lánh mọi lời nói và ước muốn xấu xa, thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi thứ hư không đời này. Nếu giữ được điều đó, việc ăn chay của bạn sẽ nên hoàn hảo. Sau khi hoàn tất những gì tôi đã viết trên đây, vào ngày ăn chay, bạn không ăn gì ngoại trừ bánh mì và nước lã và rồi hãy tính toán giá lương thực mà bạn thường ăn trong ngày ấy, bạn dành tiền ấy để cho quả phụ, cô nhi hoặc người nghèo ... Nếu bạn ăn chay theo như những điều tôi khuyên nhủ trên đây, hy sinh của bạn sẽ được Thiên Chúa chấp nhận" (Le Pasteur d'Hermas).
3. Chia sẻ
Ngay từ thế kỷ thứ II, việc ăn chay đã có khuynh hướng chia sẻ như là một phương tiện giúp đỡ những ai đang túng thiếu để chúng ta có thể tiến đến gần Thiên Chúa hơn. Thánh Cyprianô thành Carthage vào thế kỷ thứ III cũng đã để lại những dòng chữ rất thuyết phục về chủ đề này: "Những người giàu có và dư dật ... bạn sẽ trở nên vàng ròng khi tinh luyện mình qua các công việc vì đức công bình và làm bố thí ... Hãy xem trong Tin Mừng, một bà goá nghèo đã đi vào trong lời dạy của Thiên Chúa khi bà bố thí giữa lúc thất vọng và túng bấn. Bà ném vào trong thùng tiền hai đồng xu cuối cùng. Chúa đã lưu ý và nhấn mạnh về tấm lòng quảng đại của bà và nói: "Bà goá này đã dâng cho Thiên Chúa nhiều hơn mọi người khác" ... Đức Giêsu Kitô muốn chúng ta hiểu rằng của bố thí của chúng ta sẽ đến với chính Thiên Chúa và rằng những ai bố thí thì đẹp lòng Chúa".
Chia sẻ cũng là tình yêu tha nhân, nhìn nhận người khác như đồng loại của mình, nhận ra Đức Kitô trong những người anh em hèn mọn nhất. Đây là biểu hiện tình yêu Thiên Chúa của chúng ta và không thể được diễn dịch đơn thuần chỉ bằng một phong trào cứu trợ hay phong trào đoàn kết nào đó. Qua sự thiếu thốn và chia sẻ, chúng ta đáp ứng được giới răn kép của tình yêu: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi và yêu tha nhân như chính mình".
Ghi chú:
Khi nói về việc ăn chay, mãi cho đến thế kỷ thứ IX, tất nhiên là việc giữ chay nghiêm nhặt hơn ngày nay nhưng không phải là các tín hữu cả ngày không ăn uống gì. Thật ra, người ta phân biệt:
- Ăn chay đơn giản, kiêng mọi thứ thịt, cả trứng, phômai, bơ và sữa. Việc ăn chay này kéo dài suốt Mùa Chay, trừ các ngày Chúa Nhật.
- Ăn chay nhặt một vài ngày nào đó trong thời gian này, nhất là thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh. Trong những ngày này người ta chỉ dùng một bữa ăn nhẹ duy nhất trong ngày.
Hiện nay, Giáo Hội chỉ buộc kiêng thịt vào các ngày thứ sáu của Mùa Chay, ăn chay cùng với kiêng thịt vào các ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh. "Luật kiêng thịt buộc những người đã 14 tuổi trọn. Luật ăn chay buộc hết mọi người đã đến tuổi trưởng thành cho tới lúc bắt đầu 60 tuổi" (Giáo luật điều 1252).
Nhưng trọn Mùa Chay vẫn là thời gian thống hối, các ngày thứ Sáu khác trong năm cũng vậy. Trong những ngày này, "Các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân, bằng cách chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt" (Giáo luật điều 1249). Việc giữ chay và kiêng thịt cũng có thể được thay thế bằng các hình thức thống hối khác do Hội Đồng Giám Mục quy định (Giáo luật điều 1253).
Phụng vụ
Sự thống hối của Mùa Chay được biểu lộ ra bên ngoài qua màu lễ phục phụng vụ (màu tím) và không đọc kinh Allêluia và kinh Vinh Danh trong thánh lễ và các giờ kinh. Ngày xưa, việc đánh đàn trong nhà thờ hoàn toàn bị bãi bỏ trong thời gian này, ngày nay người ta hết sức giảm thiểu, chỉ đệm đàn để hát.
Một nốt nhạc vui đột nhiên cắt ngang những ngày thống hối này: đó là ngày Chúa Nhật Vui (Laetare), hay Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay với lễ phục màu hồng thay cho màu tím. Nguyên thuỷ của ngày này được tìm thấy trong nghi thức trao ban Tín biểu đức tin (kinh Tin Kính) cho các dự tòng vào ngày thứ Tư sau Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay. Vì thế, niềm vui của Giáo Hội đã được biểu lộ trong phụng vụ ngay từ ngày Chúa Nhật vì mình sắp được thâu nhận những tín hữu mới. Lý do thật sự của ngày Chúa Nhật Vui (Laetare) - mà tên gọi xuất phát từ ca nhập lễ trong ngày này (Laetare Jerusalem - Hãy vui lên hởi Giêrusalem) - sau đó đã bị lãng quên để rồi mang lấy một ý nghĩa khác là "để an ủi cho các tín hữu khỏi bị ngã lòng nản chí vì nỗ lực kéo dài trong Mùa Chay và giúp họ tiếp tục chịu đựng những hạn chế với tâm hồn thanh thản và nhẹ nhàng" (Giáo Hoàng Innôcentê III, 1216).
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Vô thường , vô ngã , khổ ... nqv
NQV: Vô thường là không thường hằng , luôn biến đổi và vô ngã là không có Ngã nói cho dễ hiểu là không có cái tôi ? thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" suy tư? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn?" một nhà Phật học chân chính chỉ mĩm cười, im lặng; họ gọi là thái độ niêm hoa vi tiếu, "cầm hoa mỉm cười" đây là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đưa cành hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp phá nhan mỉm cười. .
Vì đời là vô thường , con người thì vô ngã , nên người ta dễ dàng bước qua trạng thái "vô cảm " dửng dưng trước những bất công của xả hội ... mặc kệ nó ...
Mời bạn ghé thăm bài của :
Trần Việt Trình (Danlambao)
Đó là bức ảnh đăng cùng một câu chuyện được lan truyền rộng rãi và gây xôn xao trên internet ở trong nước cũng như ở hải ngoại vào cuối năm rồi, một câu chuyện thật cảm động tạo cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ.
Câu chuyện như sau:
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...
Gã không ngờ.........!
Câu chuyện trên đây có thể thật, có thể không, nhưng bức ảnh rất thực. Một bức hình không thể nào tạo dựng được. Nhìn vào bức hình chúng ta thấy ngay một bà cụ già lụm khụm, lưng còng, tuổi đã quá lớn, ngồi ủ rủ bên lề đường với vốn liếng buôn bán chỉ là một nhúm rau.
Đọc qua, chúng ta thấy ngay câu chuyện xảy ra ở trong nước, người viết là người trong nước, và hẳn nhiên được phát đi từ trong nước. Câu chuyện này nói lên được điều gì?
Thứ nhất, bức hình nói lên được hiện thực một góc cạnh cuộc sống của xã hội VN ngày nay. Trong một xã hội nhiễu nhương và giàu nghèo quá cách biệt hiện nay, một bà lão tuổi đã quá cao, sức khoẻ không còn, cũng phải bươn chải buôn bán để mưu sinh thay vì được ở nhà hưởng tuổi già vui vầy cùng con cháu.
Thứ hai, câu chuyện nêu lên được cái vô tình, đưa ra được căn bệnh “vô cảm” đang hoành hành mãnh liệt trong xã hội VN ngày nay. Thấy một bà cụ tuổi đã quá lớn, đáng là bà ngoại bà nội của mình, còn phải tảo tần mua bán kiếm sống, vậy mà một cô gái qua đường đã không rung động được lòng nhân mà còn ong ỏng mắng “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.
Thứ ba, bà cụ già tuy rất nghèo về vật chất nhưng giàu về chữ tín, lòng tự trọng, tính nhẫn nại và đức hy sinh. Rau đã bán và người thanh niên hứa cuối ngày sẽ trở lại lấy nên bà cụ già nhất mực ngồi chờ đợi dưới cơn mưa, không bỏ về và ai mua giúp cũng không bán. Có lẽ do vậy mà bà cụ bị cảm lạnh và qua đời.
Trong bốn cái hỷ-nộ-ái-ố của con người, câu chuyện ngắn trên đây có đủ ba yếu tố cuối: nộ, ái và ố. Chử hỷ không tìm thấy được qua câu chuyện. Chữ hỷ ngày nay dường như là một cái gì đó xa vời với đời sống người thường. Nó như một cái gì xa hoa, chỉ được tìm thấy trong thế giới của những kẻ cầm quyền, những kẻ nắm quyền lực trong tay, những kẻ ăn trên ngồi tróc và thừa bạc lắm tiền. Quê hương Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó.
21 tháng 2 năm 2012
Trần Việt Trình
danlambaovn.blogspot.com
Vì đời là vô thường , con người thì vô ngã , nên người ta dễ dàng bước qua trạng thái "vô cảm " dửng dưng trước những bất công của xả hội ... mặc kệ nó ...
Mời bạn ghé thăm bài của :
Trần Việt Trình (Danlambao)
Đó là bức ảnh đăng cùng một câu chuyện được lan truyền rộng rãi và gây xôn xao trên internet ở trong nước cũng như ở hải ngoại vào cuối năm rồi, một câu chuyện thật cảm động tạo cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ.
Câu chuyện như sau:
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...
Gã không ngờ.........!
Câu chuyện trên đây có thể thật, có thể không, nhưng bức ảnh rất thực. Một bức hình không thể nào tạo dựng được. Nhìn vào bức hình chúng ta thấy ngay một bà cụ già lụm khụm, lưng còng, tuổi đã quá lớn, ngồi ủ rủ bên lề đường với vốn liếng buôn bán chỉ là một nhúm rau.
Đọc qua, chúng ta thấy ngay câu chuyện xảy ra ở trong nước, người viết là người trong nước, và hẳn nhiên được phát đi từ trong nước. Câu chuyện này nói lên được điều gì?
Thứ nhất, bức hình nói lên được hiện thực một góc cạnh cuộc sống của xã hội VN ngày nay. Trong một xã hội nhiễu nhương và giàu nghèo quá cách biệt hiện nay, một bà lão tuổi đã quá cao, sức khoẻ không còn, cũng phải bươn chải buôn bán để mưu sinh thay vì được ở nhà hưởng tuổi già vui vầy cùng con cháu.
Thứ hai, câu chuyện nêu lên được cái vô tình, đưa ra được căn bệnh “vô cảm” đang hoành hành mãnh liệt trong xã hội VN ngày nay. Thấy một bà cụ tuổi đã quá lớn, đáng là bà ngoại bà nội của mình, còn phải tảo tần mua bán kiếm sống, vậy mà một cô gái qua đường đã không rung động được lòng nhân mà còn ong ỏng mắng “Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!”.
Thứ ba, bà cụ già tuy rất nghèo về vật chất nhưng giàu về chữ tín, lòng tự trọng, tính nhẫn nại và đức hy sinh. Rau đã bán và người thanh niên hứa cuối ngày sẽ trở lại lấy nên bà cụ già nhất mực ngồi chờ đợi dưới cơn mưa, không bỏ về và ai mua giúp cũng không bán. Có lẽ do vậy mà bà cụ bị cảm lạnh và qua đời.
Trong bốn cái hỷ-nộ-ái-ố của con người, câu chuyện ngắn trên đây có đủ ba yếu tố cuối: nộ, ái và ố. Chử hỷ không tìm thấy được qua câu chuyện. Chữ hỷ ngày nay dường như là một cái gì đó xa vời với đời sống người thường. Nó như một cái gì xa hoa, chỉ được tìm thấy trong thế giới của những kẻ cầm quyền, những kẻ nắm quyền lực trong tay, những kẻ ăn trên ngồi tróc và thừa bạc lắm tiền. Quê hương Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó.
21 tháng 2 năm 2012
Trần Việt Trình
danlambaovn.blogspot.com
Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012
Thuyền nhân ( boat people ) ... nqv
người quét vườn :Từ 30.04.1975 làn sóng chạy trốn chế độ cộng sản Việtnam đã làm một số quốc gia tự do trên thế giới kinh hoàng , họ đã cho những người đó một cái tên " boat people" .
Nước Áo theo chương trình tị nạn của Liên Hiệp Quốc đã mở rộng cánh tay đón nhận người Việt từ các đảo , tạo cuộc sộng mới cho thuyền nhân ...
Hôm nay sống trên đất nước tự do , thuyền nhân bảnh bao , áo gấm về làng , bạn vẩn còn là thuyền nhân trong tâm hay đã mất khi chạy theo bạo lực , một chế độ đã xô đẩy bạn đến đường ...
Bia tưởng niệm thuyền nhân:
nguồn gxvn.stuttgart
Bia tưởng niệm tại chùa Khánh Anh Pháp
thụy sĩ
Mời bạn bấm vào đây , nơi này bạn đã tới .
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012
Cậu bé bán thuốc lá dạo...
hình của Vũ Anh Tuấn
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ . Nếu cậu ta không vượt biên qua Mỹ , để có môi trường thực hiện giấc mơ ... thì ở Việt Nam cậu ta sao địch lại "đỉnh cao trí tuệ" ...nqv
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
Tiến sĩ Thành chia sẻ:
“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”
Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.
Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:
“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”
19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.
Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.
Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:
“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.
Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?
Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”
Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:
“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”
Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.
Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:
“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”
Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:
“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”
Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.
Qúy vị và các bạn có những câu chuyện thành công muốn chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam qua Tạp chí Thanh Niên của đài VOA, email số phone về địa chỉ vietnamese@voanews.com, Trà Mi rất hân hạnh được giới thiệu những tấm gương thành công của người Việt khắp nơi.
Tạp chí Thanh Niên hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau. Rất mong được đón tiếp quý vị và các bạn hằng tuần trên làn sóng phát thanh của đài VOA và trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục đặc biệt, ngay trang chính.
http://www.voanews.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)