Năm bính thân sắp về ... nhắc lại bài thơ "ông đồ già " của Vũ đình liên ...
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay"
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
1936
Phần còn lại
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016
truyện vui về ... khỉ ... nqv
Con khỉ sếp ...
Có một ông sếp nọ chỉ thích nghe nịnh. Ông bắt nhân viên thuộc hạ khi xưng hô với mình phải nhớ một điều “Thưa sếp” hai điều “Bẩm sếp”.
Ai biết tính sếp thì cuối năm được tăng lương ngon ơ, còn nếu cứ “Thưa ông” là có cơ bị đổi đi nơi khác vì lý do kỷ luật. Vì thế, có nhiều người ức lắm, chỉ chờ dịp “Tặng” ông sếp ấy một bài học đích đáng.
Ngày nọ một nhân viên bị sếp thuyên chuyển. Anh em đồng sở liền tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa và cố nhiên ông sếp được mời làm chủ tọa danh dự. Tiệc rượu rất vui nhộn: Văn nghệ, tào lao… đủ mục.
Tiệc gần tàn, anh bị thuyên chuyển đứng lên có mấy lời từ biệt anh em và xin kể tặng các bạn một câu chuyện cổ tích. Anh em khoái quá, vì biết chàng này vốn nổi tiếng là một cây khôi hài, nay bỗng dưng hắn giở chứng kể chuyện xưa, hẳn phải gay lắm. Thế là tiếng vỗ tay hoan nghênh rộ lên khắp bàn tiệc.
Sau một hớp bia, gắp thêm miếng mồi, anh chàng mới khề khà kể:
– Ngày xưa có một ông vua tính nết rất kỳ khôi, hay chơi những trò trẻ con trái khoáy… Vua nghe đồn ở núi Thái Sơn mới xuất hiện một trăm con khỉ đít đỏ rất quý và hiếm nên truyền triều thần phải bắt cho đủ số về làm cảnh. Các quan lo tái người, vì mạo hiểm leo lên được đỉnh Thái Sơn nguy hiểm kia đã khó, lại lùng bắt đủ một trăm con khỉ đít đỏ cho vua nữa thì thật chết người. Nhưng không muốn mất chỗ đội mão, họ cần phải liều đi bắt khỉ. Bao phen xông xáo nguy hiểm, song họ chỉ có bắt được có chín mươi chín con khỉ, còn con đầu đàn chạy trốn, giăng bẫy mãi không được. Các quan lo lắm, kỳ hạn cũng sắp tới. Túng quá hóa liều, họ đành bắt một con chó nhỏ thay thế, hy vọng “Lập lờ đánh lận con đen” để qua mắt nhà vua.
Ngày nộp khỉ đã tới. Vua vui vẻ đón nhận đúng một trăm con khỉ và hết lòng khen ngợi quần thần.
Sẵn có chùm nhãn, vua ném hết cho lũ khỉ, rồi xem chúng tranh ăn đuổi nhau “Khẹc, khẹc” khắp vườn thượng uyển. Chỉ một lát, chín mươi chín con khỉ ào tới, chùm nhãn hết sạch, chỉ riêng có con chó không ăn, lại chạy đi tìm “Món đặc biệt trời sinh” cho mình mà sực.
Vua lấy làm ngạc nhiên, phán hỏi triều thần sao lại có giống khỉ lạ thế?
Một vị quan kính cẩn:
– Muôn tâu bệ hạ, đó là con khỉ sếp ạ!
-Nó không biết ăn trái cây , chỉ biết ăn ...cccccc....
Phần còn lại
Có một ông sếp nọ chỉ thích nghe nịnh. Ông bắt nhân viên thuộc hạ khi xưng hô với mình phải nhớ một điều “Thưa sếp” hai điều “Bẩm sếp”.
Ai biết tính sếp thì cuối năm được tăng lương ngon ơ, còn nếu cứ “Thưa ông” là có cơ bị đổi đi nơi khác vì lý do kỷ luật. Vì thế, có nhiều người ức lắm, chỉ chờ dịp “Tặng” ông sếp ấy một bài học đích đáng.
Ngày nọ một nhân viên bị sếp thuyên chuyển. Anh em đồng sở liền tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa và cố nhiên ông sếp được mời làm chủ tọa danh dự. Tiệc rượu rất vui nhộn: Văn nghệ, tào lao… đủ mục.
Tiệc gần tàn, anh bị thuyên chuyển đứng lên có mấy lời từ biệt anh em và xin kể tặng các bạn một câu chuyện cổ tích. Anh em khoái quá, vì biết chàng này vốn nổi tiếng là một cây khôi hài, nay bỗng dưng hắn giở chứng kể chuyện xưa, hẳn phải gay lắm. Thế là tiếng vỗ tay hoan nghênh rộ lên khắp bàn tiệc.
Sau một hớp bia, gắp thêm miếng mồi, anh chàng mới khề khà kể:
– Ngày xưa có một ông vua tính nết rất kỳ khôi, hay chơi những trò trẻ con trái khoáy… Vua nghe đồn ở núi Thái Sơn mới xuất hiện một trăm con khỉ đít đỏ rất quý và hiếm nên truyền triều thần phải bắt cho đủ số về làm cảnh. Các quan lo tái người, vì mạo hiểm leo lên được đỉnh Thái Sơn nguy hiểm kia đã khó, lại lùng bắt đủ một trăm con khỉ đít đỏ cho vua nữa thì thật chết người. Nhưng không muốn mất chỗ đội mão, họ cần phải liều đi bắt khỉ. Bao phen xông xáo nguy hiểm, song họ chỉ có bắt được có chín mươi chín con khỉ, còn con đầu đàn chạy trốn, giăng bẫy mãi không được. Các quan lo lắm, kỳ hạn cũng sắp tới. Túng quá hóa liều, họ đành bắt một con chó nhỏ thay thế, hy vọng “Lập lờ đánh lận con đen” để qua mắt nhà vua.
Ngày nộp khỉ đã tới. Vua vui vẻ đón nhận đúng một trăm con khỉ và hết lòng khen ngợi quần thần.
Sẵn có chùm nhãn, vua ném hết cho lũ khỉ, rồi xem chúng tranh ăn đuổi nhau “Khẹc, khẹc” khắp vườn thượng uyển. Chỉ một lát, chín mươi chín con khỉ ào tới, chùm nhãn hết sạch, chỉ riêng có con chó không ăn, lại chạy đi tìm “Món đặc biệt trời sinh” cho mình mà sực.
Vua lấy làm ngạc nhiên, phán hỏi triều thần sao lại có giống khỉ lạ thế?
Một vị quan kính cẩn:
– Muôn tâu bệ hạ, đó là con khỉ sếp ạ!
-Nó không biết ăn trái cây , chỉ biết ăn ...cccccc....
Phần còn lại
Bính thân 2016... khỉ ơi là khỉ !
Năm Bính thân , 2016 ... năm nay cầm tinh con khỉ ... thân chúc bà con an khang và thịnh vượng ...
Khỉ là loài linh trưởng giống con người nhất trong các động vật. Vượn người đã có từ thời đồ đá và nó không ngừng tiến hóa qua từng thời đại để trở nên chúa tể muôn loài là con người hiện nay, còn con cháu "Tề Thiên Đại Thánh" suốt đời vẫn như vậy, rốt cuộc khỉ vẫn hoàn cốt khỉ. Loài khỉ lớn nhất thế giới là hắc tinh tinh, chúng cao trên 1,5m có bộ óc bằng 1/3 bộ óc con người, khá thông minh và dễ dạy. Chúng có thể hiểu được nhiều ký hiệu, một số từ và biết rõ một ít tên các đồ vật... Loài khỉ được tuyển vào làm việc nhiều nhất trong các rạp xiếc. Khỉ có nhiều chủng loại khác nhau. Ở nước ta, có loài khỉ lông vàng, khỉ lông xám, khỉ vọc, con Cù lần, khỉ Đột, Đười ươi... Ở các nước châu Phi có khỉ hắc tinh tinh, khỉ đầu chó... Loài khỉ ăn trái cây, hạt và sống thành bầy đàn ở các khu rừng rậm, chúng rất đoàn kết và biết cảnh giác. Khỉ thường kéo đến các nương rẫy của đồng bào dân tộc để bẻ bắp và hái quả. Để chứng tỏ tài bẻ bắp trộm, khỉ có những hành động cực kỳ tinh tế và chu đáo. Bước một, con khỉ đầu đàn lựa một cây cao gần rẫy bắp leo lên quan sát động tĩnh. Nếu không thấy người, khỉ tụt nhanh xuống đất thông báo cho cả bầy núp tại các lùm cây quanh đó. Bước hai, những con khỉ đực đi trước dò đường xem chừng cạm bẫy. Nếu không thấy có dấu hiệu khả nghi, khỉ liền cất tiếng kêu báo hiệu "an toàn" cho đồng bọn ập vào rẫy. Chỉ không đầy mươi phút, rẫy bắp mấy hecta trở nên xác xơ không còn một trái nguyên vẹn. Chúng lấy dây rừng buộc vào lưng để dắt được nhiều bắp. Tuy vậy khôn ngoan của khỉ cũng có giới hạn. Nó vẫn thường bị con người lừa sập bẫy để trở thành món cao khỉ.
Khỉ bắt chước rất tốt, có nhiều mẩu chuyện kể về khỉ như: Thấy người nhóm lửa nấu cơm, khỉ cũng bắt chước nhưng đem mồi lửa lên nóc nhà. Trong phim Tarzan ta thấy chú khỉ Đột bắt chước người cầm đuốc đốt nhà của thổ dân da đỏ. Thấy chủ cạo râu trước khi đi làm, khỉ cũng bắt chước, nhưng lại bị rách da chảy máu đầy mặt... vì khỉ hay làm "trò khỉ" nên người nuôi luôn phải nhốt hoặc xích cẩn thận. Trong y học, con khỉ được dùng làm thuốc. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến như: "Trời sinh con khỉ ở lùm. Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông" hoặc "Khỉ bồng con lên non kiếm trái. Cảm thương nàng phận gái mồ côi." Câu thành ngữ "khỉ ho, cò gáy" để chỉ nơi xa xôi, heo hút không có bóng người. Để nói lên những thói xấu, nhưng không che dấu ai: "Khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn mèo". Không nên khinh địch mà phải hết sức cẩn trọng: "Khinh khỉ mắc độc già". Chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước Nam bộ được ví là "Cầu khỉ". Câu mắng "khỉ gió", "đồ khỉ" là ám chỉ người không đứng đắn. "Khỉ ngồi bàn độc" là muốn nói đến kẻ không có tài năng mà làm quan to. Hành động của người không biết điều được ví là kẻ "rung cây nhát khỉ"... Bắt chước để tự hoàn thiện bản thân, cải tà quy chánh là điều tốt nên làm. Trái lại, bắt chước làm điều xấu, như làm hàng giả, hàng nhái, đồ dỏm thì trước sau gì cũng bị luật pháp trừng trị. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có biết bao "trò khỉ" nhằm lừa gạt người tiêu dùng bằng hàng nhái, hàng giả, vi phạm thương hiệu sản phẩm, khiến cho người tiêu dùng phải "tiền mất tật mang". Đó cũng được gọi là "trò khỉ"của con người.
THANH TÂM
Khỉ là loài linh trưởng giống con người nhất trong các động vật. Vượn người đã có từ thời đồ đá và nó không ngừng tiến hóa qua từng thời đại để trở nên chúa tể muôn loài là con người hiện nay, còn con cháu "Tề Thiên Đại Thánh" suốt đời vẫn như vậy, rốt cuộc khỉ vẫn hoàn cốt khỉ. Loài khỉ lớn nhất thế giới là hắc tinh tinh, chúng cao trên 1,5m có bộ óc bằng 1/3 bộ óc con người, khá thông minh và dễ dạy. Chúng có thể hiểu được nhiều ký hiệu, một số từ và biết rõ một ít tên các đồ vật... Loài khỉ được tuyển vào làm việc nhiều nhất trong các rạp xiếc. Khỉ có nhiều chủng loại khác nhau. Ở nước ta, có loài khỉ lông vàng, khỉ lông xám, khỉ vọc, con Cù lần, khỉ Đột, Đười ươi... Ở các nước châu Phi có khỉ hắc tinh tinh, khỉ đầu chó... Loài khỉ ăn trái cây, hạt và sống thành bầy đàn ở các khu rừng rậm, chúng rất đoàn kết và biết cảnh giác. Khỉ thường kéo đến các nương rẫy của đồng bào dân tộc để bẻ bắp và hái quả. Để chứng tỏ tài bẻ bắp trộm, khỉ có những hành động cực kỳ tinh tế và chu đáo. Bước một, con khỉ đầu đàn lựa một cây cao gần rẫy bắp leo lên quan sát động tĩnh. Nếu không thấy người, khỉ tụt nhanh xuống đất thông báo cho cả bầy núp tại các lùm cây quanh đó. Bước hai, những con khỉ đực đi trước dò đường xem chừng cạm bẫy. Nếu không thấy có dấu hiệu khả nghi, khỉ liền cất tiếng kêu báo hiệu "an toàn" cho đồng bọn ập vào rẫy. Chỉ không đầy mươi phút, rẫy bắp mấy hecta trở nên xác xơ không còn một trái nguyên vẹn. Chúng lấy dây rừng buộc vào lưng để dắt được nhiều bắp. Tuy vậy khôn ngoan của khỉ cũng có giới hạn. Nó vẫn thường bị con người lừa sập bẫy để trở thành món cao khỉ.
Khỉ bắt chước rất tốt, có nhiều mẩu chuyện kể về khỉ như: Thấy người nhóm lửa nấu cơm, khỉ cũng bắt chước nhưng đem mồi lửa lên nóc nhà. Trong phim Tarzan ta thấy chú khỉ Đột bắt chước người cầm đuốc đốt nhà của thổ dân da đỏ. Thấy chủ cạo râu trước khi đi làm, khỉ cũng bắt chước, nhưng lại bị rách da chảy máu đầy mặt... vì khỉ hay làm "trò khỉ" nên người nuôi luôn phải nhốt hoặc xích cẩn thận. Trong y học, con khỉ được dùng làm thuốc. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến như: "Trời sinh con khỉ ở lùm. Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông" hoặc "Khỉ bồng con lên non kiếm trái. Cảm thương nàng phận gái mồ côi." Câu thành ngữ "khỉ ho, cò gáy" để chỉ nơi xa xôi, heo hút không có bóng người. Để nói lên những thói xấu, nhưng không che dấu ai: "Khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn mèo". Không nên khinh địch mà phải hết sức cẩn trọng: "Khinh khỉ mắc độc già". Chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước Nam bộ được ví là "Cầu khỉ". Câu mắng "khỉ gió", "đồ khỉ" là ám chỉ người không đứng đắn. "Khỉ ngồi bàn độc" là muốn nói đến kẻ không có tài năng mà làm quan to. Hành động của người không biết điều được ví là kẻ "rung cây nhát khỉ"... Bắt chước để tự hoàn thiện bản thân, cải tà quy chánh là điều tốt nên làm. Trái lại, bắt chước làm điều xấu, như làm hàng giả, hàng nhái, đồ dỏm thì trước sau gì cũng bị luật pháp trừng trị. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có biết bao "trò khỉ" nhằm lừa gạt người tiêu dùng bằng hàng nhái, hàng giả, vi phạm thương hiệu sản phẩm, khiến cho người tiêu dùng phải "tiền mất tật mang". Đó cũng được gọi là "trò khỉ"của con người.
THANH TÂM
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)