Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Tìm hiểu Công Giáo ... mục tử ..

Mục tử là gì ?
Chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ các Tu sĩ, các Linh Mục, Giám Mục mới là những mục tử của Chúa mà mỗi người trong chúng ta đây đều là mục tử của Chúa. Hằng ngày chúng ta luôn đòi hỏi họ (Các tu sĩ nói chung) phải thế này, phải thế nọ để chu toàn chăm lo cho đoàn chiên chúa là chúng ta. vậy chúng ta đã xác định rõ được nhiệm vụ mục tử của mỗi người hay chưa?
- Các quí ông bà là cha mẹ trong gia đình, các ông bà hãy là những mục tử nhân lành cho chính những đứa con của mình...
- Những bậc làm anh, làm chị trong gia đinh hãy là những mục tử tốt lành cho chính những đứa em của mình.
- Những ông bà làm lãnh đạo, làm chủ trong một đoàn thể, một cơ quan, một nhà máy, xí nghiệp,... các ông bà hãy làm mục tử tốt lành cho chính những nhân viên của mình.
- Các bậc thầy cô giáo trong nhà trường hãy trở nên những mục tử tốt lành của chính những em học sinh, sinh viên của mình.
- Những Y bác sĩ hãy trở nên mục tử tốt lành cho chính những bệnh nhân của mình.
...
Người mục tử tốt phải biết thấu hiểu đoàn chiên của mình để từ đó quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ đoàn chiên của mình ngày một tốt hơn trong Chúa. Mục tử tốt lành phải biết hy sinh vì đoàn chiên. Không yêu cầu phải hy sinh Mạng sống như Thiên Chúa nhưng hãy hy sinh một chút, một chút về thời gian, một chút quyền lợi vật chất,... để chăm sóc cho những con chiên thiệt thòi, yếu kém trong đàn, phải biết đưa những con chiên lạc đàn trở về...Và điều đặc biệt là người mục tử nhân lành phải biết làm gương sáng , gương nhân đức mọi nơi mọi lúc cho bầy đàn của mình....
Ước gì trong mỗi chúng ta đều trở nên mục tử nhân lành trong Chúa.

theo blog " bông lúa vàng "

1. Mục tử là gì? Xét về phẩm chất, có mấy loại mục tử? Mỗi loại có những tính chất gì? Làm sao phân biệt được loại nào với loại nào?
2. Đức Giêsu là mục tử nhân lành: đặc điểm cao quí nhất của Ngài là gì? Ngài có thể hy sinh cho đàn chiên tới mức độ nào?
3. Những bậc cha mẹ trong gia đình, những tổ trưởng trong khu phố hay trong các xí nghiệp, những thầy giáo trong các trường học, những giám đốc công ty… có thể hiểu là những mục tử không? Bài Tin Mừng này có áp dụng cho họ được không?

1. Mục tử – tốt và xấu – trong xã hội và Giáo Hội

Xã hội nào cũng đều có tổ chức, cơ cấu, trong đó luôn luôn có những người lãnh đạo, điều khiển. Trong các tôn giáo cũng thế. Trong lịch sử Do-thái, những người lãnh đạo dân chúng được gọi là mục tử (x. Gr 10,21; Ed 37,23-24): chẳng hạn như vua Saun, vua Đavít. Kitô giáo, vốn tiếp nối truyền thống Do-thái, cũng gọi những người lãnh đạo trong Giáo Hội (như linh mục, mục sư, giám mục, hồng y, giáo hoàng) là mục tử. Những mục tử hay những người lãnh đạo ấy thường được xã hội hay tôn giáo tạo cho những điều kiện thuận lợi và trao cho những phương tiện hữu hiệu để có thể thi hành hữu hiệu công việc lãnh đạo đó: chẳng hạn địa vị, chức vụ, quyền bính, tiền bạc, tiếng nói… Những điều kiện và phương tiện này là một thứ dao hai lưỡi. Nó có thể giúp các mục tử hay các nhà lãnh đạo phục vụ dân chúng hay các tín hữu hữu hiệu hơn. Nhưng nó có thể làm tha hóa, biến chất các mục tử khi sử dụng nó. Và nó cũng có thể bị những kẻ lắm tham vọng tìm cách đạt tới để lợi dụng nó, để phục vụ cho những tham vọng hay lợi ích cá nhân của mình, của gia đình hay phe nhóm mình.

Như vậy, chiếu theo thái độ đối với những điều kiện và phương tiện mà xã hội hay tôn giáo dành cho những người lãnh đạo hay mục tử, ta có thể có 2 loại mục tử tương ứng:

– Mục tử tốt: là những người lãnh đạo thật sự có ý hướng phục vụ dân chúng hay các tín hữu, chứ không nhằm lợi ích cho riêng mình. Họ sử dụng những điều kiện hay phương tiện xã hội hay Giáo Hội trao cho hoàn toàn để phục vụ tha nhân và công ích.

– Mục tử xấu: là những người lãnh đạo không nhắm phục vụ dân chúng, mà nhắm đạt được những điều kiện và phương tiện thuận lợi kia để hưởng thụ hoặc chỉ để thăng tiến bản thân, thỏa mãn những tham vọng riêng tư.

Loại sau này còn bao gồm những mục tử bị tha hóa , là những người lãnh đạo khởi đầu có ý hướng tốt, nhưng khi tiếp xúc hay sử dụng những điều kiện hay phương tiện xã hội trao cho, thì bị chúng hấp dẫn, mê hoặc và làm cho biến chất, để cuối cùng trở thành những mục tử xấu.
2. Mục tử tốt và xấu trong Thánh Kinh

Trong bài Tin Mừng (Ga 10,11-18), Đức Giêsu mô tả và đối chiếu hai loại mục tử ấy: một loại được gọi là mục tử nhân lành , còn loại kia là kẻ chăn chiên thuê.

• Mục tử nhân lành thì: «hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên», «tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi… chúng sẽ nghe tiếng tôi» . Ngài tự nhận mình chính là mục tử loại này. Trong Thánh Kinh có rất nhiều câu mô tả những đức tính tốt của những mục tử nhân lành, mà chính Thiên Chúa là mô hình gương mẫu nhất:



* yêu thương, trìu mến chiên với tất cả tâm hồn: «Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt» (Is 40,11).

* yêu quí từng con chiên, một con cũng như cả trăm con: «Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc» (Mt 18,12-13).

* lo cho chiên, tạo những điều kiện tốt đẹp cho chiên: «Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ» (Ed 34,14).

* làm chiên sống no ấm, hạnh phúc: «Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì» (Tv 23,1); làm chiên luôn vững dạ vì được bảo vệ: «Dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm» (23,4).

* tinh thần trách nhiệm rất cao: «Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng» (Ed 34,16).

* cứu thoát, giải phóng đàn chiên: «Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên» (Dc 9,16).


Tóm lại, người mục tử tốt thật sự yêu thương đàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho sự an nguy và hạnh phúc của đàn chiên. Thậm chí như Đức Giêsu, người mục tử tuyệt vời nhất, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống mình: coi sự sống còn của đàn chiên quý hơn cả sự sống mình.

• Kẻ chăn chiên thuê hay mục tử xấu thì: «không thiết gì đến chiên», «khi thấy sói đến liền bỏ chiên mà chạy: sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» . Thánh Kinh cũng có nhiều câu mô tả hạng mục tử này với những đặc tính:


* vô trách nhiệm: «Con chiên nào mất, nó chẳng quan tâm; con thất lạc, nó chẳng đi tìm; con bị thương, nó không chạy chữa; con mạnh khoẻ, nó chẳng dưỡng nuôi» (Dc 11,16a); «Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm» (Ed 34,4)

* chỉ nghĩ tới hưởng thụ, sẵn sàng bóc lột: «Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, mà đàn chiên lại không lo chăn dắt» (Ed 34,3). Thậm chí bóc lột đến tận xương tủy: «Con nào béo thì chúng ăn thịt, rồi lóc luôn cả móng» (Dc 11,16b)

* ích kỷ, vụ lợi, đầy tham vọng: «Chúng là lũ chó đói, ăn chẳng biết no. Thế mà chúng lại là mục tử! Cả bọn – chẳng trừ ai – chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình» (Is 56,11).

* tàn bạo, độc ác: «Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,3); «Các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng» (Gr 23,2b).

* tác hại vô cùng đến đàn chiên: «Các ngươi đã làm cho đàn chiên của Ta phải tan tác» (Gr 23,2).



Tóm lại, mục tử xấu coi đàn chiên chỉ là phương tiện, bắt chúng phải hy sinh phục vụ cho lợi ích riêng tư của mình, không một chút tình thương đối với chúng. Nhưng kết cục của hạng mục tử này rất bi thảm: «Khốn cho mục tử vô tích sự đã bỏ mặc đàn chiên. Gươm sẽ chặt đứt tay nó, sẽ chọc mắt phải của nó. Cánh tay của nó sẽ khô đét, và mắt phải của nó sẽ mù loà» (Dc 11,17); «Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác (…) các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng. Này Ta sẽ để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi. Đó là sấm ngôn của Đức Chúa» (Gr 23,1-2).
3. Hãy trở nên những mục tử nhân lành

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu tự xưng mình là «mục tử nhân lành» , luôn yêu thương đàn chiên và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Khi tự xưng như thế không phải để chúng ta nể phục cho bằng để chúng ta bắt chước, noi gương Ngài trong công việc «mục tử» của chúng ta. Chúng ta thường giới hạn ý nghĩa của từ «mục tử» này, đến nỗi chỉ áp dụng nó cho những người lãnh đạo tôn giáo. Thật ra, tất cả những ai đảm trách việc lãnh đạo, từ một gia đình đến một phường, một tỉnh, hay một quốc gia, từ một hội đoàn, một xứ đạo, đến một giáo phận, một giáo hội địa phương hay Giáo Hội toàn cầu, một cách nào đó, đều có thể gọi là mục tử. Ước chi mọi mục tử đều biết thật sự yêu thương đàn chiên của mình và lãnh đạo chúng một cách sáng suốt! Ước chi mọi cha mẹ đều yêu thương con cái, mọi cha xứ đều sẵn sàng hy sinh phục vụ giáo dân, mọi giám mục đều hết lòng chăm sóc các linh mục và giáo dân dưới quyền mình! Ước chi mọi vị lãnh đạo xã hội và đất nước biết quên những quyền lợi riêng tư để nghĩ đến lợi ích chung của dân chúng!

Mọi quốc gia, mọi giáo hội, đều rất cần những vị minh quân, những mục tử nhân lành. Cần hơn cả việc có thật đông những cá nhân tài giỏi, xuất sắc. Câu chuyện sau đây minh họa điều đó.

Có hai người thuộc hai quốc gia nói chuyện với nhau: – «Tôi rất khâm phục đất nước anh, vì nước anh có rất nhiều anh hùng». – «Thế đất nước anh có nhiều anh hùng không?» – «Rất tiếc, đất nước tôi ít anh hùng lắm!» – «Lạ nhỉ, đất nước tôi nhiều anh hùng thế mà sao vẫn cứ nghèo nàn và lạc hậu, còn đất nước anh không có anh hùng mà sao lại phát triển và giàu có như vậy?» – «À, đất nước tôi thì bù lại, được khá nhiều vị minh quân!» Thì ra chỉ một vị minh quân – hay mục tử nhân lành – cũng đủ quí giá và ích lợi cho đất nước và Giáo Hội hơn nhiều anh hùng hay cá nhân xuất sắc hợp lại! Cầu mong cho đất nước và Giáo Hội Việt Nam có được những minh quân!

http://www.tiengnoigiaodan.net/

Cha Lê Phan, một người Đức có trái tim Việt Nam


Cha Lê Phan, một người Đức có trái tim Việt Nam


(GPVO) - Trong chuyến đi sang Berlin, tôi được may mắn gặp Cha Lê Phan, một người Đức, dáng cao cao, tóc xoăn xoăn, nhưng lại nói tiếng Việt rất giỏi. Một điều làm cho ai cũng phải ngạc nhiên khi gặp ngài đó là tính hài hước, sự thông thạo và lưu loát tiếng Việt của ngài. Ngài có thể nói tiếng Việt theo các giọng Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt là ngài có thể chơi chữ và nói được cả những từ lóng tiếng địa phương của miền Nghệ Tĩnh Bình. Ở gần ngài, tôi mới khám phá ra ngài là một người Đức nhưng có trái tim rất Việt Nam.

Cha Lê Phan Stefan Taeubner
Linh mục Lê Đức Phan, tên thật là Stefan Taeubner, sinh năm 1961, tại Hamburg, trong một gia đình chỉ có hai người con, ngài là con trai đầu và duy nhất của gia đình. Ngài vào Dòng Tên và chịu chức linh mục năm 1998.

Khi vào dòng, ngài có một ước mơ đi phục vụ người nghèo nhất, những người cần sự giúp đỡ người khác nhất. Ước mơ đó đã thúc đẩy ngài đi sang Malaysia năm 1980 để phục vụ những người nghèo trong đó có rất nhiều người Việt Nam vượt biên tị nạn ở đó. Không biết cơ duyên thế nào, cha Phan rất yêu mến người Việt và rất thích tiếng Việt, nên sau đó ngài xin phép Cha Bề trên sang Sài Gòn để học tiếng Việt.

Khi trở về Berlin, Cha Phan thấy rất nhiều bạn trẻ Việt nam chạy sang đây. Họ ai những ai? Họ không phải là những “Việt kiều” sống ở Đức lâu ngày và nay đã an cư lạc nghiệp rồi. Nhưng họ là những người Việt rất trẻ, nhiều người là người Công giáo, thuộc giáo phận Vinh. Khi ở Việt Nam, họ không có việc làm nên tìm cách chạy chọt tốn rất nhiều tiền qua các dịch vụ (một kiểu bàn giấy lấy tiền của người nghèo mà không cần đổ mồ hôi) để được đi xuất khẩu lao động sang Nga, Tiệp Khắc, hoặc Balan. Họ nghĩ rằng sang được Châu Âu sẽ là “thiên đàng” và sẽ được “đổi đời”. Nhưng khi sang đây, thì thực tế không như họ nghĩ và mơ ước, đa số là rơi vào tình trạng “đem con bỏ chợ”, không có việc làm, không đủ sống, nên họ phải chạy sang các nước giàu có hơn, như Đức, Pháp hoặc Anh… Họ kể lại những kinh nghiệm rùng rợn khi phải vượt qua biên giới các nước, vì không có giấy tờ nên họ phải trốn dưới gầm xe, nằm trong cóp xe ô tô, hoặc trong thùng xốp để khỏi bị bắt, có nhiều khi để tránh cảnh sát kiểm tra họ phải chạy trong rừng hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối trong nhưng đêm tuyết lạnh để thoát mạng và không bị bắt vào tù… Trong số những người chạy trốn này, có nhiều bạn trẻ phải ngồi tù ở Nga, ở Ukraina vv… cũng có người đã chết khi vượt biên giới.

Sang Đức trong tình trạng không giấy tờ, không có nghề nghiệp, đa số kiếm sống chủ yếu bằng nghề bán thuốc lá lậu. Cuộc sống của nhiều bạn trẻ rày đây mai đó, khi ở rừng khi ở trại, sự bất ổn và bất an luôn ở kề bên. Vì nếu cảnh sát bắt được thì họ phải vào tù và bị trục xuất về Việt Nam. Chính sự bất ổn này cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác liên hệ đời sống luân lý và đạo đức. Có những những người phải làm nghề bất chính để có tiền để trả nợ, có nhiều cô gái đã có con mà Cha Phan gọi là “bến không chồng”.

Trước cảnh bơ vơ và bất trắc của nhiều bạn trẻ sống tha hương không nơi nương tựa, Cha Phan đã chọn họ là đối tượng để phục vụ. Đối với Cha, họ là người cần đến sự giúp đỡ người khác nhất, cần đến Chúa nhiều nhất. Dù đã có bài sai đi phục vụ một miền khác theo sự sắp xếp của nhà Dòng và Cha sẽ được trả lương đoàng hoàng. Nhưng Cha đã tình nguyện và xin phép cha bề trên Dòng Tên ở lại Berlin để được phục vụ những người Việt Nam này, cha phục vụ một cách vô vị lợi và vô điều kiện, không lương bổng gì.

Cha tự coi mình là “linh mục bụi đời”, nghĩa là hằng ngày cha xuống phố, đi vào các hẻm phố để tìm gặp những người đang cần đến sự giúp đỡ của Cha. Cha đến với hết mọi người đang gặp đau khổ và khó khăn, bất luận lương hay giáo. Cha vào thăm họ trong các trại giam, trong bệnh viện để an ủi họ, nâng đỡ và giúp họ vượt qua những khó khăn. Cha mời gọi họ gi danh vào trong nhóm “Hy Vọng”, để làm nên một nhóm sinh hoạt với nhau và chia sẽ nâng đỡ nhau. Hằng tuần cha dâng một thánh lễ Việt nam cho họ và mời họ đến tham dự. Chính tình đồng hương và bí tích Thánh Thể trở thành nguồn nâng đỡ, sự trợ lực và niềm vui cho họ qua các buổi gặp gỡ ở đất khách quê người. Một số bạn trẻ đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua sự hiện diện của Cha nên đã xin gia nhập đạo và chính Cha Phan là người rửa tội cho họ. Đối với họ, Cha Phan là người bạn, người anh em và là người Cha của mình ở nơi tha phương này.

Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân người Đức và người Việt, Cha Phan đã thuê được một văn phòng làm nơi gặp gỡ và giúp đỡ những người Việt này. Văn phòng rộng cửa đón nhận bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ của Cha. Mỗi tuần có một thánh lễ vào ngày thứ năm bằng tiếng Việt do cha chủ tế. Trong thánh lễ, Cha mời gọi mọi người tới dự lễ và chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn của mình với anh chị em.

Cha Phan tâm sự rằng: “Tôi rất thích ý tưởng của Thánh Ignatio thành Cesare, khi ngài nói về Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là Chúa Kitô ở trong người nghèo khổ ngoài đường phố. Phải phục vụ cả hai, Chúa ở trên bàn thờ và Chúa ở trong người nghèo. Không có sự tách rời và phân chia. Chúng ta thường tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể trên bàn thờ rất sốt sắng, nhưng lại thường hay lãng quên Chúa Giêsu thánh thể nơi những người xung quanh, nhất là nơi những người nghèo”. Quả thế, người nghèo là hiện thân của Chúa Kitô. Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa Kitô. Đó là xác tín và là ý nghĩa thúc đẩy Cha đến với người nghèo, người gặp cảnh khó khăn, để phục vụ họ. Xác tín này làm ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mathêu: “Khi ta đói các người cho ăn, khi ta khát các người cho uống, ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, ta bị tù đày, các người đã viếng thăm” (Mt 25,45).

Tạ ơn Chúa đã cho đời những con người có lòng nhân ái. Tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội những vị mục tử quảng đại “hy sinh vì đoàn chiên” qua việc phục vụ những người nghèo như Cha Lê Phan. Với sự hiện diện và phục vụ của Cha, nhiều tấm lòng tan nát đã tìm lại được niềm vui và nụ cười của cuộc sống, nhiều bạn trẻ không cảm thấy bị cô đơn lạc lõng giữa một thế giới xa lạ và tìm thấy được mái ấm tình thương. Bao tâm hồn sống không hy vọng, mất niềm tin, lại cảm nhận được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Và điều đó làm cho họ xác tín rằng: Dù đi đâu, dù làm gì, Thiên Chúa không bỏ rơi họ và những ai tin vào Thiên Chúa thì không bao giờ cô đơn trong cuộc đời này!

Berlin 10.07.2009
Lm. Phêrô Thiên Lộc

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

máu cao, mỡ cao, cholesterol… hay lắm ...nqv


Máu cao, mỡ cao, cholesterol… là mối lo ngại của nhiều người , càng lớn tuổi , càng nguy hiển .
Nqv xin giới thiệu đến các bạn bài thuốc đã thực nghiệm và kết quả :bài này của N/A (Boston) , được đăng tải trong site thân hữu Đồng Công.
máu cao, mỡ cao, cholesterol…

Một độc giả tốt lành giới thiệu bài thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua, kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự:

"Xin giới thiệu cách chữa trị hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như "Thần dược". Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe...



Chất liệu:

1- Tỏi để cả vỏ (100 gr)
2- Đậu trắng (white bean) (100gr)


Cách làm:

Đậu trắng rửa sạch, tỏi rửa sạch.

Cho chung vào nồi với 2 lít nước.

Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm).



Cách ăn:

Bỏ vỏ tỏi đi, quấy đều tỏi và đậu, để nguội rồi ăn hết.
Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%.



Hiệu quả cho người tặng bài thuốc này:

- Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt cách lạ thường, chưa từng thấy: 147/93. BS quýnh lên sợ tôi sẽ bị vỡ mạch máu não như Thân Phụ của tôi trước đây. BS cho 2 loại thuốc để uống mỗi ngày, không được tự ý bỏ, hoặc ngưng trước khi tái khám trong 2 tuần lễ kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life (cả đời), không được tự ý bỏ.

Thình lình tôi lên Internet và đọc được bài thuốc này.

Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa.



Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói ra với ai cả. Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem như thế nào? Tôi thấy ngay huyết áp hạ xuống còn 135/87.



Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa BS cho nhưng KHÔNG UỐNG 1 viên nào cả. Hai(2) tuần sau tái khám, BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good (kết quả tốt), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau 2 tuần tức là 1 tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẫn không nói cho BS biết là tôi không uống thuốc BS đã cho toa. Lần này thì áp huyết là 120/80.

Thế rồi 2 tháng sau tôi trở lại BS và áp huyết của tôi là 100/76. BS bảo, great news!!!(tin mừng lớn).

Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chữa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn 2 mắt, há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi.

Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẫn ở 100/76, tức là 4 tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên Internet.

Có lẽ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có Cholesterol, Sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, Potassium...rất tốt.



Tôi đã làm cho cả mẹ và em của tôi cũng uống. Em tôi đo còn 120/80, mẹ tôi đo còn 110/65. Cả 2 mới uống thử 2 lần thôi.



Đặc biệt là tỏi nấu với đậu trắng uống xong không nghe tanh, hôi gì cả. Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

sự thật thế nào ... nqv

Sống trong một đất nước gọi là dân làm chủ , chúng ta có thể tìm hiểu tất cả và chạy theo những gì mà chúng ta cho là hạp ý ...
Để tìm hiểu thêm sự thật về người và sự việc chúng tôi mời bạn theo dõi và đánh giá những tài liệu sau đây.

Sự nhận xét tùy thuộc vào bạn
. Mời bạn vào đây