Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010
Silvester in SBG...
Salzburg đón chào năm mới 2011 .
Ngày 31.12.2010 tại Residentplatz lúc 19 giờ biễu diễn Walzertanzkurs .
22 giờ tới 2 giờ 30 Band "exit 207" Partymusic .
Đúng 0.00 giờ 01.01.2010 bắn pháo bông tại Festung Sbg.
ngày 01.01.2010
16 giờ tới 17 giờ 30 nhạc hòa tấu do Austrian Symphony Orchestra phụ trách .
17 giờ Tất cả vui năm mới với tiết điệu Walz.
Prosit Neujahr! chúc mừng năm mới
NQV sưu tầm .
Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010
Giáng Sinh rất gần bạn ơi ...
Giáng Sinh 2010 rất gần bạn ơi ...
Cô bé bán diêm đêm Giáng Sinh ...
Câu truyện vô cùng cảm động Không thể bỏ qua nhé bạn :
Cô bé bán diêm là truyện cổ tích do tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen sáng tác. Truyện kể về một cô bé nghèo khổ phải đi bán diêm giữa mùa đông giá lạnh và từ giã cõi đời trong đêm Chúa giáng sinh.
Tóm tắt theo wiki
Giao thừa năm ấy trời thật lạnh và tuyết rơi xối xả. Trời đã xế chiều, trong bóng tối và giá lạnh, một em bé đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết rơi đầy trên mái tóc hoe vàng xõa ngang vai. Đôi giày quá rộng vốn là của mẹ, một chiếc đã bị cuốn theo bánh cỗ xe song mã lướt nhanh khi em băng qua phố, chiếc kia thì một thằng bé lấy đi.
Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng tỏa ra. Bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, nó chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân vẫn đóng băng vì lạnh, em chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa ấm áp sáng bừng như cây nến nhỏ, em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi sắt to với chân đế và tháp trang trí bằng đồng. Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.
Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, bé nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút. Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt.
Bé bật một que diêm nữa, và thấy mình đang ngồi dưới cây thông Noel trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ. Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, em thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi một vì sao rơi xuống, "Ai đó đang từ giã cõi đời.", em bé nghĩ vì nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này.
Cô bé bật que diêm thứ tư, ánh sáng bỗng bao trùm, giữa vầng sáng, bà đang đứng đó, mỉm cười hiền hậu và âu yếm. "Bà ơi!", em khóc nấc lên, "Bà mang cháu đi cùng nhé! Cháu biết bà sẽ rời bỏ cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ". Em vội vàng cho cả gói diêm vào ngọn lửa, ánh sáng bừng lên còn hơn cả vầng dương và bà trông như chưa đẹp lão, cao lớn đến thế bao giờ. Bà ôm em trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa dần mãi mặt đất, đến với Chúa, đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.
Rạng sáng hôm sau, người ta thấy cô bé đáng thương đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi. Em đã chết cóng, tay vẫn nắm chặt những que diêm, một nhúm đã cháy tàn. "Nó cố sưởi ấm cho mình.", mọi người nói mà không biết được những gì đẹp đẽ em đã nhìn thấy cũng như cõi thiên đàng mà em cùng đến với bà.
Kính chúc quí bà con Salzburg và những thân hữu gần xa Một giáng Sinh vui tươi và năm mới an khang hạnh phúc ...
Gđ thân hữu Sbg.
Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010
Cộng Đồng người Phi Luật Tân tổ chức ...
Người quét vườn nhận được thông báo từ bạn VH.
Cộng Đồng người Phi Luật Tân SBG tổ chức đón mừng Giáng Sinh
Tại: Tribühne Lehen - Tulpen Straße 1 - 5020 Salzburg .
chương trình từ 17 giờ thứ bảy này 18.12.2010
Giá vé vào cửa 5 Euro ,
Ăn miễn phí , uống tự mua .
Mỗi người nếu thích có thể mua một món quà trên 10 Euro rồi tới đó trao đổi với nhau , có chơi nhạc sống , Modern Dance và nhiều chương trình bất ngờ khác...
Kính mong bà con bớt chút thời giờ đến tham dự .
Một chương trình thật tuyệt vời chào đón Chúa Giáng Sinh .
Nqv kính chúc cộng đồng bạn Phi luật tân , thành công tốt đẹp , đem niềm vui đến cho mọi người .
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010
Ông già Nô-En ... ông là ai ? nqv.
Tiểu sử ông già Noel ( Thánh Nicola).
Ông già Noel (có thể viết là Ông già Nô-en) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel vậy. Hình ảnh tiêu biểu của các ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng với chòm râu trắng và hai hàng ria dài, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây.
Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas.
Tiếng Pháp gọi là Le Père Noel (nghĩa là Ông cha Noel) vì liên hệ nhiều đến lễ Noel.
Còn trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.
Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình.
Ngày nay, người ta chấp nhận thông tin: Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng, hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.
Được biết nhân vật lịch sử lâu đời này có thật. Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là SANTA CLAUS (Thánh Nicôla) Thánh giám mục, mừng lễ ngày 6 tháng 12 mỗi năm, trước lễ Giáng Sinh gần hai chục ngày.
Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế, đầu tiên là ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi, bánh kẹo.
Người ta còn bày đặt để thi vị hóa, để mua vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24-12 phải chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ (biết tất) mà các em treo ở chân giường”. Đúng ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên dụ các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một kiểu giáo dục!
Song tới Việt Nam, bà con không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, gọi là Ông già cho tiện.
Sau đây xin sơ lược vài nét chính về cuộc đời “Cha Noel”.
Cậu Nicolas, con trai duy nhất một gia đình qúy tộc giàu có ở Bắc Âu, từ nhỏ đã sống rất nhân hậu, đạo đức, quyết định đi tu, nhưng gia đình neo đơn, cậu phải ở lại nhà để phụng dưỡng cha mẹ già.
Một hôm đi ngang qua một gia đình lối xóm, Nicolas nghe thấy tiếng đàn bà con gái khóc. Cậu ngạc nhiên vì không hề nghe nói có ai đau ốm trong gia đình này? Tới gần, Nicolas nghe thấy cô con gái lớn, gia đình chỉ có hai con gái, vừa khóc vừa than thở rằng: vị hôn phu của cô không chịu làm đám cưới vì gia đình cô nghèo không có của hồi môn (số tiền cô dâu mang theo về nhà chồng). Nicolas lẳng lặng về nhà lấy một túi tiền vàng (thời xưa chưa có tiền giấy) đem sang. Cậu ném “choang” một tiếng vào cánh cửa đóng, rồi nấp sau bụi cây chờ xem kết quả.
Người cha gia đình ra mở cửa:
- Ai gọi cửa đó? Không có ai sao? Ồ túi tiền vàng của ai liệng vào đây? Lạy Chúa, ai liệng tiền vào nhà tôi thế này? Của ai đây?......
Không có ai lên tiếng. Ông đem túi tiền vào nhà mừng rỡ nói:
- Thôi đừng khóc nữa, Chúa ban cho rồi đây!
Thế rồi một tuần lễ sau, đám cưới cô chị được cử hành vui vẻ. Một thời gian sau, Nicolas cũng kín đáo giúp tiền gia đình này để đám cưới cô em được tốt đẹp. Nicolas còn giúp đỡ nhiều gia đình nghèo khó gặp hoạn nạn hay bệnh tật quanh vùng.
Sau khi cha mẹ đã qua đời, Nicolas vào chủng viện, rồi được thụ phong linh mục. Tài sản cha mẹ để lại, cha Nicolas dùng để cứu giúp những gia đình nghèo khó, bệnh tật, gặp hoạn nạn. Cha cũng đặc biệt lưu tâm tới những trẻ em nghèo. Nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh, suốt trong thánag 12 mỗi năm, cha có thói quen đem bánh qùa, đồ chơi, tự tay phân phát cho trẻ em nghèo quanh vùng, cũng là để nhắc nhở mọi người là mùa Giáng Sinh đã tới. Từ đó, người ta gọi là Le Père Noel “ông Cha Noel”.
Sau này được tấn phong lên hàng Giám mục, và dù đã lớn tuổi, Ngài vẫn giữ thói quen thương yêu, giúp đỡ các trẻ em nghèo, hoặc gặp tai nạn.
Có một buổi sáng trời giá lạnh, Đức cha Nicolas bước vào một quán ăn nhỏ bên đường cách đô thị chừng 15km. Chủ quán nhận ra Đức giám mục liền chào Ngài. Đức cha hỏi: “Quán có gì ăn không?” Chủ quán thưa: “Dạ, có thịt, trứng và bánh mì, nhưng hết mất rượu vang. Xin Đức cha vui lòng ngồi nghỉ chờ con ít phút, con vào trong làng mua rượu”.
Chủ quán đi rồi, Đức cha Nicolas xuống bếp, mở nắp khạp thịt, vỗ vào hông khạp và gọi:
- Dậy đi, các con!
Thế là có ba bé trai lùng nhùng từ đống thịt tươi mới ướp muối, liền lại, sống lại và bước ra. Ngài chỉ chỗ cho ba đứa trẻ lấy quần áo mặc vào, rồi lên nhà trên ngồi vào bàn ăn chờ. Thì ra đó là ba bé trai nhà nghèo, chiều hôm trước đi mót lúa ngoài cánh đồng, bị đói lạnh, đã vào quán xin ăn, bị chủ quán giết chết, chặt ra bỏ vào khạp ướp muối để sẽ nấu món ăn bán cho khách. Thánh nhân biết được nên đã tới cứu các cháu.
Lát sau chủ quán về tới, giật mình trông thấy ba đứa bé anh đã giết chết, ngồi cạnh Đức giám mục. Anh sợ hãi qùy xuống trước mặt Ngài thú tội:
- Con nghèo quá nên đã làm bậy, xin Đức Cha tha tội cho con!
Ngài giải tội cho anh, lại còn cho anh một túi tiền để làm vốn và khuyên anh từ nay không được làm điều ác. Sau đó Ngài bảo anh dọn bánh mì, chiên trứng, bốn cha con ăn xong, Ngài dẫn ba đứa bé đi theo về trả lại cho gia đình và cấp dưỡng cho chúng được ăn học.
Những truyện về vị thánh giám mục này còn nhiều, nhưng điều chủ yếu muốn nói đến là Ngài rất gần gũi với lễ Giáng sinh, hay giúp đỡ dân nghèo, đặc biệt là bạn của các thiếu nhi. Dù khi còn ở gia đình, khi đã đi tu, khi làm linh mục hay khi đã thành giám mục, khi còn trẻ hay khi đã râu dài tóc bạc, mỗi mùa Giáng Sinh về Ngài Nicolas lại mang trên lưng một bao lớn bánh mì đầy ắp, đem tới từng nhà chia cho trẻ em nghèo để chúng mừng lễ Giáng sinh. Trẻ em Pháp reo lên: Le Père Noel est là!” (Cha Noel kia rồi!).
Pháp có bài ca “Petit Papa Noel”, còn Anh và Hoa Kỳ thì “Santa Claus is Coming to Town” (Thánh Nicolas đang tới đô thị) và “Mama Sita, I am looking for Santa Claus, It’s Christmas Day” (Má Sita ơi, con đang chờ Bố Nicolas, Lễ Giáng Sinh tới rồi)( nguồn thanhca.net )
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010
Giáng Sinh ... mùa vọng
Tìm hiểu ý nghĩa, tập tục
1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?
- Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến.
2. Mùa Vọng có mấy nghĩa?
- Có 4 nghĩa:
Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đã đến" lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải phóng họ khỏi ách tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài.
Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.
Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỉ niệm lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12.
Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết). để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.và tinh thần Mùa Vọng (Advent) 3. Thời gian mùa Vọng dài bao lâu?
- Giáo hội ấn định mùa Vọng dài 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (trong tháng 12) để nhớ thời gian dân Do thái, sau khi được đưa ra khỏi đất nô lệ Ai cập đã đi lang thang trong sa mạc 40 năm trước khi được vào đất hứa.
4. Nghi lễ mùa Vọng có gì khác ?
1/ Bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím lạt có ý gì?
- Mầu tím lạt, nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.
2/ Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì?
- 4 cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây.Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến!
- Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô.
Đầu tiên tại miền Bắc nước Đức, vòng hoa kiểu này được các gia đình đạo Tin lành trưng bày, sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo vào năm 1925 tại tỉnh Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.)
3/ Chủ tế mặc áo lễ mầu gì?
- Mầu tím lạt, nhiều nhà thờ Mỹ chủ tế mặc mầu xanh lá thông.
5. Bài đọc trong thánh lễ như thế nào?
- Theo chu kì năm 3 năm: ABC. Năm nay là năm B.
6. Ca đoàn hát những bài có ý nghĩa gì?
- Những bài có ý nghĩa chờ mong như: Trời cao hãy đổ sương xuống...Này dân Sion, Chúa ngươi sắp tới...
7. Tinh thần mùa Vọng là gì?
- Là đáp lại lời kêu gọi của thánh Gioan Tiền hô: Hãy dọn đường đón Chúa: Quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống.
8. Cá nhân tham gia mùa Vọng nên làm gì?
- Nên làm "hang đá tâm hồn" cho Chúa Hài Đồng theo tinh thần 3 của lễ của 3 nhà đạo sĩ mang tới dâng Chúa: vàng (mến Chúa yêu người), nhũ hương (cầu nguyện), mộc dược (hi sinh hãm mình).
- Tham gia tĩnh tâm, xưng tội do giáo xứ, cộng đoàn tổ chức.
- Không nên quá chú trọng vào các gói quà (gift), thiệp mừng, các sản phẩm thương mại, máng cỏ lập lòe đèn điện, các cuộc vui trần tục mà quên đi TÌNH THƯƠNG BAO LA của Ngôi Hai giáng trần chuộc tội muôn dân.
Tóm tắt. Mục tiêu sống mùa Vọng:
Mùa Vọng về ta chờ đón Chúa
Làm hang đá sạch sẽ thơm tho
Ấm áp không phải hơi bò
Nhưng là tình mến, hi sinh, nguyện cầu.
Lời nguyện tắt: "Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn"
Lm Đoàn Quang, CMC
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010
Tu trụi ... là gì ? ....
Tu Trụi - Thầy Hằng Trường
- Hôm nay mình ôn lại bài chút xiú, thầy xin hỏi mỗi tuần mình lên chùa thắp nhang lễ Phật thuộc vào loại tu nào?
- Thưa thầy đó là tu lễ.
- Mình làm theo một lễ nghi, một khuôn phép, cho nên gọi là tu lễ. Bây giờ xin hỏi, hằng ngày mình làm cho tâm của mình càng lúc càng thanh tịnh hơn, nhẹ nhàng hơn, tình thương của mình phát triển ra hơn, mình đi giúp người này, người kia, mình đọc sách cho mở mang tâm trí thì những hành động đó trong đời mình có đáng gọi là tu hay không? Và nếu nói nó là cái tu thì nó thuộc về tu gì bây giờ?
- Thưa thầy có, thuộc về tu hành.
- Khi mình phát triển những tiềm năng trong người, thí dụ như mình đọc sách để hiểu biết thêm và làm cho tâm linh mở mang, làm cho tình thương phát triển, thì gọi là tu hành. Nhiều người không nghĩ ra chuyện đó mà nghĩ rằng tu hành phải là mặc áo cà sa hay lên chùa tu, té ra không phải. Như vậy thầy hỏi nhất định mình tu là phải mặc áo cà sa hay mặc áo tràng… mình làm cái bề ngoài khuôn phép như vậy thì loại tu như vậy trong quan niệm tu gọi là tu gì?
- Thưa thầy tu lễ.
- Tu lễ, bởi vì mình cần có cái khuôn phép bên ngoài, lễ nghi, thì gọi là tu lễ. Bây giờ thầy hỏi thí dụ hằng ngày sáng ra mình ngồi thiền, xếp bằng lại, ra gốc cây ngồi để mà điều hoà hơi thở, mình cũng không cần có bàn Phật, chỉ muốn làm sao hơi thở chậm lại, óc và tâm trí càng ngày càng tinh tế, tinh vi hơn thì đó gọi là tu gì?
- Thưa thầy tu luyện.
- Tu luyện là luyện cái chi?
- Thưa thầy luyện cho cái não của mình sáng suốt, khí lưu thông, nội lực thâm hậu.
- Đúng ! lý do mình ngồi thiền là bởi vì thân và tâm đi đôi với nhau, muốn cho tâm phát triển, tâm thức cao thì thân phải ở trong dạng gọi là thiền, cái dạng làm cho khí huyết điều hoà, nội lực thông suốt, não mở mang và tim mình nhẹ lại. Đó là tu luyện chứ không phải tu hành, hay tu lễ. Hồi xưa các vị Tiên ở trên núi tu lâu năm như vậy thì gọi là tu luyện.
Như vậy loại tu nào cũng có ích lợi nhưng mình không ngờ đều là một phần của Phật giáo cả, thí dụ mình nghe có chùa nào nói về đạo pháp hay quá và mình thấy chùa đó trang nghiêm quá, mình điện thoại người này, người kia rủ họ đi nghe… thì cái đó có gọi là tu hay không ?
- Thưa thầy phải, cái đó mình gọi là tu hú.
- Hú, là mình kêu gọi người ta đến để cùng tu với mình, rõ ràng cái tu hú nó cũng hay vô cùng. Tu hú có nhiều loại, nhiều hạng. Nhiều khi các bác hú mà người ta không nghe, nghĩa là mình muốn người ta tu mà người ta không chịu tu, mình muốn người ta tới chùa mà người ta không tới, mình muốn người ta ngồi thiền mà người ta không ngồi… Là bởi vì người đó cứng đầu hay là mình nói không hay ?
- Thưa tại vì người ta chưa có duyên hoặc mình nói không có duyên lắm, chưa chiêu mộ được.
- Cái hú cũng cần có cái duyên. Đó là một triết lý rất cao, nhiều khi mình không hiểu được. Có những vị đức Phật gọi là La Hán, hay người ta gọi là Tự Liễu Hán, tự liễu là tự mình cắt đoạn đi, hán là người đàn ông hay người tu hành, hảo hán hay là A La Hán. Tự Liễu là cắt đoạn với trần gian và với người khác cho nên họ không hú người nào cả. Đức Phật kể chuyện một vị La Hán đi xuống để xin thức ăn, đi cả ngày như vậy mà không có một người nào cúng dường cho cả, là bởi vì từ trước đến nay ông không tạo một cái duyên nào cho người khác cả. Tu hú tức là tạo duyên, làm những cái duyên để cho chúng sanh có thể tu với mình. Đạo bồ tát là đạo mà mình nên tạo cái duyên lành, cho nên hú mà hú giỏi thì mình tạo cái duyên lành nhiều cho người khác tu, nhiều khi mình không tạo cơ duyên thì người ta tu không được, mà kết quả mình tu cũng không xong. Trong kinh Phật có chuyện một vị rất hay, vị này chỉ làm một chuyện duy nhất thôi là đi xây cầu. 2000 năm trước chuyện xây cầu khó lắm, một chỗ bùn lầy lấy đá lấp lên để đi qua lại được thì gọi là cái cầu, chứ không phải như cầu Golden Gate Bridge hay là cầu gì lớn. Ông chỉ làm một chuyện như vậy thôi, và khi ông làm như vậy thì ông hú người ta tới, hú người ta bưng đá tới làm, ông phát cái nguyện cũng hay là đời này, kiếp này hay kiếp khác là lúc nào ông cũng đi hú người này người khác làm phương tiện cho người ta đi. Khi đức Phật nhìn vào nhân duyên đó thì ngài nói đây là một vị đại bồ tát, hạnh này là bồ tát là bởi vì mình tạo duyên cho người khác được hạnh phúc, chứ không phải tu, làm cho người khác có cơ hội hạnh phúc.
Trong đời, nhiều khi mình ở trong quan niệm bị cột chặt, người không phải là Phật giáo thì mình cho là ngoại đạo, người không lên chùa thì mình gọi là không tu hành, nhưng nhiều khi tu hú là cái mà rất nhiều người làm. Có nhiều người như là bà dạy anh văn cho thầy hồi xưa, bà này tu hú hay lắm, bà bị cụt một chân mà mua một cái xe và chở những người ở trong vùng đó hằng tuần đi tới nhà thờ, bà cụt chân không thể vào lạy được nhưng mà bà chở người ta tới nhà thờ. Và bây giờ mình lại thấy có những người hết lòng hết dạ, họ lên chùa chỉ để nấu cho người khác ăn thôi, hoặc là làm những chuyện từ cắm bông, trang hoàng,… mà không hề nghĩ tới chuyện là họ phải tu, họ chỉ làm cho người ta vui. Nhiều khi cha mẹ hú con cái, rủ con cái làm chuyện tốt, rủ chứ không phải là bắt buộc. Khi mình làm gương cho người khác làm thì gọi là hú thượng thặng, mình không làm mà hú người ta làm là hú sơ cấp. Nhiều khi mình không hú mà mình hù người ta, để bắt người ta tu. Cái đó cũng được, hù này không hay lắm, không phải là bồ tát đạo vì làm cho người ta sợ hãi. Hú là mình phải làm cho người ta vui, người ta mở tâm. Hú là mình phải dễ thương thì hú mới được, ác quá mình hú không ai nghe cả. Đó là lý do tại sao đạo bồ tát nằm ở chỗ mình phải nghĩ tới người khác.
Do đó lòng mình phải biết nghĩ tới người khác, miệng mình phải nói lời duyên dáng một chút cho người ta nghe, và cuối cùng là hành động của mình phải đúng như lời mình nói, chứ không phải là khẩu Phật tâm xà : mình nói một đường làm một nẻo thì cái hú đó nguy hiểm lắm, mình hú người ta vô trong động rắn luôn thì nguy hiểm vô cùng. Cho nên phải hú cho hay, nói thì buồn cười nhưng mà giải thích rộng ra thì người tu hú là người có lòng vị tha, nghĩ tới người khác và kêu gọi. Trong hội cũng có nhiều người rất là hay, họ không phải là người giàu có nhưng họ thường đi khuyến khích những người khác làm việc thiện, đi bố thí, họ là những người rất giỏi về ngành hú này, họ là cái nhân, cái mầm để mà thành bồ tát sau này.
Bây giờ đến loại tu thứ năm là tu gì ? Sau khi mình đã tu lễ, tu hành, tu luyện, tu hú rồi thì còn một loại tu cứu cánh nhất mà mình đặt cho cái tên gọi là tu trụi. Chữ trụi này có lẽ là người Huế dùng nhiều nhất, không biết vì sao mà người Huế dùng cái chữ trụi này, khi bác đánh bài thua trụi lũi, trần trụi,… có lẽ từ chữ đó mà ra. Tại sao mà gọi là tu trụi, có phải tu mà mình ở trần truồng không ? Không, không phải vậy, trụi bắt nguồn từ hạnh nguyện của Phật. Đức Phật nói rằng có một vị gọi là Địa Tạng bồ tát, tinh thần của ngài hay lắm, ngài nói địa ngục mà chưa trở nên trống rỗng thì tôi sẽ chưa thành Phật, những người ở dưới địa ngục hoàn toàn được giải thoát rồi thì tôi mới thành Phật. Đó là ý nghĩa của chữ trụi, làm sao cho đối tượng, chúng sanh, được giải thoát hết trơn. Như vậy là nói đến sự cam kết, xả thân cho một cái hạnh. Nó cao vô cùng, thí dụ như mình chỉ muốn tu 1, 2 hoặc 3 năm trong đời này thôi thì không phải tu trụi bởi vì ý nguyện đó còn nhỏ quá. Đức Phổ Hiền bồ tát nói còn hay nữa, hư không thế giới mà tan biến hết, vũ trụ tan biến, chúng sanh giải thoát hết rồi, phiền não của tất cả chúng sanh trong vũ trụ này, không đếm được, hằng hà sa số, cũng hoàn toàn được giải thoát rồi, phiền não biến mất, nghiệp của chúng sanh cũng biến mất thì hạnh nguyện của đức Phổ Hiền ngài mới gọi là viên mãn. Thế giới vũ trụ làm sao tan biến hết được, bây giờ người ta nói vũ trụ bị cuốn vào trong cái black hole, nó biến mất, tất cả vật chất vô trong đó đều biến mất, dark material, chất đen. Thì ra vũ trụ cũng tan biến chứ không phải chơi ! Mình nghĩ lại thì cũng khó, thế giới, hư không, vũ trụ này biến mất thì sẽ tạo ra cái mới, mất đi rồi tạo ra như cái phiền não của mình. Vừa mới ngồi được 2 phút im lặng là mình thấy vui lắm, mình không động đậy gì cả, đến phút thứ 3 mình bắt đầu nghĩ tức quá hôm kia mình quên đòi tiền ông này, ông ăn mà quên đòi tiền ông, tự nhiên phiền não nổi lên liền. Phiền não này vừa hết thì phiền não khác trỗi lên liền, vừa đánh bài thua mình nói thôi không đi nữa là mình ngừng lại cái phiền não, nhưng mà tuần sau mình cũng mua vé máy bay đi, vì sao vậy ? Phiền não cứ nổi lên, chìm xuống, nó không hết không trụi được, nhưng hết tiền là chuyện có thiệt , trụi không hết cho nên ý nguyện đó có hoài.
Cái hay là nếu chưa trụi thì mình cứ tiếp tục tu hoài. Nghe ra chắc là để cho mấy người như đức Phật tu chứ không phải cho mình tu, đây là cái hạnh cao nhất là hạnh phát bồ đề tâm. Thế nào là phát bồ đề tâm ? Là phát cái tâm lượng mà cứ tiếp tục tu mãi, tu không ngừng, tiếp tục tiến hoá, tiến hoá không ngừng. Đức Phật nói chỉ khi mình phát tâm bồ đề như vậy thì mới thật sự thành Phật nổi. Vì khi mình phát tâm không ngừng tu hành hoài thì mình sẽ không ngừng độ chúng sanh, tức là mình không ngừng hú, độ người khác, mình không ngừng trụi, bao nhiêu phiền não của mình mất hết, muốn người ta trụi thì phiền não mình trụi trước, cho nên cái tu trụi là cái tu rốt ráo nhất, là quan niệm hay nhất, là mình không ngừng tiến hoá, không ngừng tu hành, tu luyện, tu lễ, tu hú. Nhiều người đã ở trong con đường tu trụi rồi, đã làm nhưng không phát tâm tu không ngừng, tu mà nói bây giờ con chờ tới 65 tuổi rồi con tu . Nhưng mà tới 65 tuổi mình tu tức là mình nghĩ rằng mình tu từ lúc 65 tuổi tới lúc mình chết là mình ngừng lại, có một giai đoạn, có một thời hạn thì không gọi là tu trụi. Trụi là bây giờ mình phát tâm cứ tu hoài, đừng nghĩ là mình chết là thôi, đừng cho cái bắt đầu là 65 tuổi mới tu, và cũng đừng cho cái kết thúc là khi chết là thôi. Không cần bắt đầu, không cần kết thúc, cứ việc tu, tu cho đến lúc nào mà tất cả phiền não, giả huyễn đều tan biến đi rồi, thì mình vẫn tiếp tục thôi.
Nhìn lại những lối tu này, nhiều khi mình đã có làm sơ sơ, ít ít rồi. Và không phải là mình không có tu, nhưng mà mình chưa bỏ nó trong một phương thức gọi là một cái khuôn khổ, một cái quy củ để cho mình phát triển đều đặn, mình chưa đụng vào cái tâm lượng của chuyện tu hành như tu trụi. Mình chưa phát nguyện hay phát tâm nhưng đã có làm rồi và những chuyện đó xảy ra hằng ngày. Tức là hằng ngày nhiều khi có chuyện tốt mình kêu người khác là tu hú rồi, nhiều khi mình muốn có sự im lặng, không muốn quấy nhiễu gì cả, mình ra ngoài vườn ngồi nhắm mắt lại, đó là phát triển tâm linh, nhiều khi mình thấy có người buồn bực quá thì mình lắng nghe cho người ta vơi đi, đó là phát triển lòng từ bi rồi. Cho nên mình không cần phải có một cái tu gì riêng biệt, mình nhìn lại những phạm trù của cuộc sống nằm trong 5 loại tu đó và mình phát triển nó thêm, phát triển thêm nữa. Chú ý như vậy rồi mình thấy cuộc đời mình là một cơ hội quá tốt, mình sống được là một cơ hội quá tốt để mình tiến hoá, thì mình không nên dùng vào cái chuyện uổng đi, thay vì trụi thì mình có thêm, có thêm… Có một bà cũng vui lắm, bà nói thưa thầy bây giờ con đã gần 75 tuổi rồi, thầy biết phiền não nhất của con là gì không ? Mình nghĩ phiền não lớn nhất của bà là mấy đứa con cháu làm phiền bà.
- Dạ thưa không, phiền não lớn nhất của con là ông chồng đồ đạc nhiều quá, đi vô nhà mà con không có chỗ đi nữa. Bỏ thì không được vì ông không cho vất, nếu vất thì ông khóc, tức, la chửi… Không vất thì con không có chỗ để đi vô trong nhà.
Các bác biết, người Mỹ họ có cái tâm muốn tích trữ vì nhiều khi con cái nó không kêu nói chuyện. Một bà người Mỹ hỏi thầy làm sao cho con có thể thoát khỏi cái đám rác trong nhà, nó nhiều quá rồi, con không biết làm sao mà giải quyết. Các bác giúp thầy giải quyết vì thầy cũng không biết làm sao được. Rõ ràng mình không biết làm sao vì cái duyên mình hú người ta mà, người ta không nghe không được. Người vợ hú người chồng mà ông chồng không nghe đâu có được ! Thầy ngồi gãi đầu, gãi tai, không biết làm sao mà trả lời. Cuối cùng thầy mới nói với bà là bây giờ thay vì bà nhìn vào đồ đạc mà bà giận thì bà hãy nhìn niềm vui của chồng bà, vì ông này có niềm vui mỗi khi có thêm một món đồ. Bác nói với chồng bác là tôi vui vì thấy anh có được cái niềm vui. Bà nghe như vậy rồi bà cũng mừng lắm, và khi thầy nói như vậy là thầy khuyên bà tu cái gì đây ? Tu hành, tu hành trước rồi mới tu trụi sau. Mình phát triển tình thương của mình, mình đừng nhìn chỗ xấu làm chi, mình nhìn cái niềm vui của ông trước rồi từ từ mình mới cảm hoá và mới hú ông ta được, và mình hú ông ta được rồi thì từ từ ông mới xả ra. Bước đầu tiên là mình phải biết cách nhìn và thay đổi cách nhìn, thay đổi cách nhìn là loại quan trọng nhất trong 5 loại tu này. Nếu cái nhìn mình không thay đổi thì mình không tu lễ được, không hành được, không hú được, cũng không trụi được. Cho nên đầu tiên cả là thay đổi cái nhìn và thay cho đúng chỗ.
Nguồn Nguyễn Minh Châu
Xin bạn bấm vào đây để biết tiểu sử thầy Hằng Trường
- Hôm nay mình ôn lại bài chút xiú, thầy xin hỏi mỗi tuần mình lên chùa thắp nhang lễ Phật thuộc vào loại tu nào?
- Thưa thầy đó là tu lễ.
- Mình làm theo một lễ nghi, một khuôn phép, cho nên gọi là tu lễ. Bây giờ xin hỏi, hằng ngày mình làm cho tâm của mình càng lúc càng thanh tịnh hơn, nhẹ nhàng hơn, tình thương của mình phát triển ra hơn, mình đi giúp người này, người kia, mình đọc sách cho mở mang tâm trí thì những hành động đó trong đời mình có đáng gọi là tu hay không? Và nếu nói nó là cái tu thì nó thuộc về tu gì bây giờ?
- Thưa thầy có, thuộc về tu hành.
- Khi mình phát triển những tiềm năng trong người, thí dụ như mình đọc sách để hiểu biết thêm và làm cho tâm linh mở mang, làm cho tình thương phát triển, thì gọi là tu hành. Nhiều người không nghĩ ra chuyện đó mà nghĩ rằng tu hành phải là mặc áo cà sa hay lên chùa tu, té ra không phải. Như vậy thầy hỏi nhất định mình tu là phải mặc áo cà sa hay mặc áo tràng… mình làm cái bề ngoài khuôn phép như vậy thì loại tu như vậy trong quan niệm tu gọi là tu gì?
- Thưa thầy tu lễ.
- Tu lễ, bởi vì mình cần có cái khuôn phép bên ngoài, lễ nghi, thì gọi là tu lễ. Bây giờ thầy hỏi thí dụ hằng ngày sáng ra mình ngồi thiền, xếp bằng lại, ra gốc cây ngồi để mà điều hoà hơi thở, mình cũng không cần có bàn Phật, chỉ muốn làm sao hơi thở chậm lại, óc và tâm trí càng ngày càng tinh tế, tinh vi hơn thì đó gọi là tu gì?
- Thưa thầy tu luyện.
- Tu luyện là luyện cái chi?
- Thưa thầy luyện cho cái não của mình sáng suốt, khí lưu thông, nội lực thâm hậu.
- Đúng ! lý do mình ngồi thiền là bởi vì thân và tâm đi đôi với nhau, muốn cho tâm phát triển, tâm thức cao thì thân phải ở trong dạng gọi là thiền, cái dạng làm cho khí huyết điều hoà, nội lực thông suốt, não mở mang và tim mình nhẹ lại. Đó là tu luyện chứ không phải tu hành, hay tu lễ. Hồi xưa các vị Tiên ở trên núi tu lâu năm như vậy thì gọi là tu luyện.
Như vậy loại tu nào cũng có ích lợi nhưng mình không ngờ đều là một phần của Phật giáo cả, thí dụ mình nghe có chùa nào nói về đạo pháp hay quá và mình thấy chùa đó trang nghiêm quá, mình điện thoại người này, người kia rủ họ đi nghe… thì cái đó có gọi là tu hay không ?
- Thưa thầy phải, cái đó mình gọi là tu hú.
- Hú, là mình kêu gọi người ta đến để cùng tu với mình, rõ ràng cái tu hú nó cũng hay vô cùng. Tu hú có nhiều loại, nhiều hạng. Nhiều khi các bác hú mà người ta không nghe, nghĩa là mình muốn người ta tu mà người ta không chịu tu, mình muốn người ta tới chùa mà người ta không tới, mình muốn người ta ngồi thiền mà người ta không ngồi… Là bởi vì người đó cứng đầu hay là mình nói không hay ?
- Thưa tại vì người ta chưa có duyên hoặc mình nói không có duyên lắm, chưa chiêu mộ được.
- Cái hú cũng cần có cái duyên. Đó là một triết lý rất cao, nhiều khi mình không hiểu được. Có những vị đức Phật gọi là La Hán, hay người ta gọi là Tự Liễu Hán, tự liễu là tự mình cắt đoạn đi, hán là người đàn ông hay người tu hành, hảo hán hay là A La Hán. Tự Liễu là cắt đoạn với trần gian và với người khác cho nên họ không hú người nào cả. Đức Phật kể chuyện một vị La Hán đi xuống để xin thức ăn, đi cả ngày như vậy mà không có một người nào cúng dường cho cả, là bởi vì từ trước đến nay ông không tạo một cái duyên nào cho người khác cả. Tu hú tức là tạo duyên, làm những cái duyên để cho chúng sanh có thể tu với mình. Đạo bồ tát là đạo mà mình nên tạo cái duyên lành, cho nên hú mà hú giỏi thì mình tạo cái duyên lành nhiều cho người khác tu, nhiều khi mình không tạo cơ duyên thì người ta tu không được, mà kết quả mình tu cũng không xong. Trong kinh Phật có chuyện một vị rất hay, vị này chỉ làm một chuyện duy nhất thôi là đi xây cầu. 2000 năm trước chuyện xây cầu khó lắm, một chỗ bùn lầy lấy đá lấp lên để đi qua lại được thì gọi là cái cầu, chứ không phải như cầu Golden Gate Bridge hay là cầu gì lớn. Ông chỉ làm một chuyện như vậy thôi, và khi ông làm như vậy thì ông hú người ta tới, hú người ta bưng đá tới làm, ông phát cái nguyện cũng hay là đời này, kiếp này hay kiếp khác là lúc nào ông cũng đi hú người này người khác làm phương tiện cho người ta đi. Khi đức Phật nhìn vào nhân duyên đó thì ngài nói đây là một vị đại bồ tát, hạnh này là bồ tát là bởi vì mình tạo duyên cho người khác được hạnh phúc, chứ không phải tu, làm cho người khác có cơ hội hạnh phúc.
Trong đời, nhiều khi mình ở trong quan niệm bị cột chặt, người không phải là Phật giáo thì mình cho là ngoại đạo, người không lên chùa thì mình gọi là không tu hành, nhưng nhiều khi tu hú là cái mà rất nhiều người làm. Có nhiều người như là bà dạy anh văn cho thầy hồi xưa, bà này tu hú hay lắm, bà bị cụt một chân mà mua một cái xe và chở những người ở trong vùng đó hằng tuần đi tới nhà thờ, bà cụt chân không thể vào lạy được nhưng mà bà chở người ta tới nhà thờ. Và bây giờ mình lại thấy có những người hết lòng hết dạ, họ lên chùa chỉ để nấu cho người khác ăn thôi, hoặc là làm những chuyện từ cắm bông, trang hoàng,… mà không hề nghĩ tới chuyện là họ phải tu, họ chỉ làm cho người ta vui. Nhiều khi cha mẹ hú con cái, rủ con cái làm chuyện tốt, rủ chứ không phải là bắt buộc. Khi mình làm gương cho người khác làm thì gọi là hú thượng thặng, mình không làm mà hú người ta làm là hú sơ cấp. Nhiều khi mình không hú mà mình hù người ta, để bắt người ta tu. Cái đó cũng được, hù này không hay lắm, không phải là bồ tát đạo vì làm cho người ta sợ hãi. Hú là mình phải làm cho người ta vui, người ta mở tâm. Hú là mình phải dễ thương thì hú mới được, ác quá mình hú không ai nghe cả. Đó là lý do tại sao đạo bồ tát nằm ở chỗ mình phải nghĩ tới người khác.
Do đó lòng mình phải biết nghĩ tới người khác, miệng mình phải nói lời duyên dáng một chút cho người ta nghe, và cuối cùng là hành động của mình phải đúng như lời mình nói, chứ không phải là khẩu Phật tâm xà : mình nói một đường làm một nẻo thì cái hú đó nguy hiểm lắm, mình hú người ta vô trong động rắn luôn thì nguy hiểm vô cùng. Cho nên phải hú cho hay, nói thì buồn cười nhưng mà giải thích rộng ra thì người tu hú là người có lòng vị tha, nghĩ tới người khác và kêu gọi. Trong hội cũng có nhiều người rất là hay, họ không phải là người giàu có nhưng họ thường đi khuyến khích những người khác làm việc thiện, đi bố thí, họ là những người rất giỏi về ngành hú này, họ là cái nhân, cái mầm để mà thành bồ tát sau này.
Bây giờ đến loại tu thứ năm là tu gì ? Sau khi mình đã tu lễ, tu hành, tu luyện, tu hú rồi thì còn một loại tu cứu cánh nhất mà mình đặt cho cái tên gọi là tu trụi. Chữ trụi này có lẽ là người Huế dùng nhiều nhất, không biết vì sao mà người Huế dùng cái chữ trụi này, khi bác đánh bài thua trụi lũi, trần trụi,… có lẽ từ chữ đó mà ra. Tại sao mà gọi là tu trụi, có phải tu mà mình ở trần truồng không ? Không, không phải vậy, trụi bắt nguồn từ hạnh nguyện của Phật. Đức Phật nói rằng có một vị gọi là Địa Tạng bồ tát, tinh thần của ngài hay lắm, ngài nói địa ngục mà chưa trở nên trống rỗng thì tôi sẽ chưa thành Phật, những người ở dưới địa ngục hoàn toàn được giải thoát rồi thì tôi mới thành Phật. Đó là ý nghĩa của chữ trụi, làm sao cho đối tượng, chúng sanh, được giải thoát hết trơn. Như vậy là nói đến sự cam kết, xả thân cho một cái hạnh. Nó cao vô cùng, thí dụ như mình chỉ muốn tu 1, 2 hoặc 3 năm trong đời này thôi thì không phải tu trụi bởi vì ý nguyện đó còn nhỏ quá. Đức Phổ Hiền bồ tát nói còn hay nữa, hư không thế giới mà tan biến hết, vũ trụ tan biến, chúng sanh giải thoát hết rồi, phiền não của tất cả chúng sanh trong vũ trụ này, không đếm được, hằng hà sa số, cũng hoàn toàn được giải thoát rồi, phiền não biến mất, nghiệp của chúng sanh cũng biến mất thì hạnh nguyện của đức Phổ Hiền ngài mới gọi là viên mãn. Thế giới vũ trụ làm sao tan biến hết được, bây giờ người ta nói vũ trụ bị cuốn vào trong cái black hole, nó biến mất, tất cả vật chất vô trong đó đều biến mất, dark material, chất đen. Thì ra vũ trụ cũng tan biến chứ không phải chơi ! Mình nghĩ lại thì cũng khó, thế giới, hư không, vũ trụ này biến mất thì sẽ tạo ra cái mới, mất đi rồi tạo ra như cái phiền não của mình. Vừa mới ngồi được 2 phút im lặng là mình thấy vui lắm, mình không động đậy gì cả, đến phút thứ 3 mình bắt đầu nghĩ tức quá hôm kia mình quên đòi tiền ông này, ông ăn mà quên đòi tiền ông, tự nhiên phiền não nổi lên liền. Phiền não này vừa hết thì phiền não khác trỗi lên liền, vừa đánh bài thua mình nói thôi không đi nữa là mình ngừng lại cái phiền não, nhưng mà tuần sau mình cũng mua vé máy bay đi, vì sao vậy ? Phiền não cứ nổi lên, chìm xuống, nó không hết không trụi được, nhưng hết tiền là chuyện có thiệt , trụi không hết cho nên ý nguyện đó có hoài.
Cái hay là nếu chưa trụi thì mình cứ tiếp tục tu hoài. Nghe ra chắc là để cho mấy người như đức Phật tu chứ không phải cho mình tu, đây là cái hạnh cao nhất là hạnh phát bồ đề tâm. Thế nào là phát bồ đề tâm ? Là phát cái tâm lượng mà cứ tiếp tục tu mãi, tu không ngừng, tiếp tục tiến hoá, tiến hoá không ngừng. Đức Phật nói chỉ khi mình phát tâm bồ đề như vậy thì mới thật sự thành Phật nổi. Vì khi mình phát tâm không ngừng tu hành hoài thì mình sẽ không ngừng độ chúng sanh, tức là mình không ngừng hú, độ người khác, mình không ngừng trụi, bao nhiêu phiền não của mình mất hết, muốn người ta trụi thì phiền não mình trụi trước, cho nên cái tu trụi là cái tu rốt ráo nhất, là quan niệm hay nhất, là mình không ngừng tiến hoá, không ngừng tu hành, tu luyện, tu lễ, tu hú. Nhiều người đã ở trong con đường tu trụi rồi, đã làm nhưng không phát tâm tu không ngừng, tu mà nói bây giờ con chờ tới 65 tuổi rồi con tu . Nhưng mà tới 65 tuổi mình tu tức là mình nghĩ rằng mình tu từ lúc 65 tuổi tới lúc mình chết là mình ngừng lại, có một giai đoạn, có một thời hạn thì không gọi là tu trụi. Trụi là bây giờ mình phát tâm cứ tu hoài, đừng nghĩ là mình chết là thôi, đừng cho cái bắt đầu là 65 tuổi mới tu, và cũng đừng cho cái kết thúc là khi chết là thôi. Không cần bắt đầu, không cần kết thúc, cứ việc tu, tu cho đến lúc nào mà tất cả phiền não, giả huyễn đều tan biến đi rồi, thì mình vẫn tiếp tục thôi.
Nhìn lại những lối tu này, nhiều khi mình đã có làm sơ sơ, ít ít rồi. Và không phải là mình không có tu, nhưng mà mình chưa bỏ nó trong một phương thức gọi là một cái khuôn khổ, một cái quy củ để cho mình phát triển đều đặn, mình chưa đụng vào cái tâm lượng của chuyện tu hành như tu trụi. Mình chưa phát nguyện hay phát tâm nhưng đã có làm rồi và những chuyện đó xảy ra hằng ngày. Tức là hằng ngày nhiều khi có chuyện tốt mình kêu người khác là tu hú rồi, nhiều khi mình muốn có sự im lặng, không muốn quấy nhiễu gì cả, mình ra ngoài vườn ngồi nhắm mắt lại, đó là phát triển tâm linh, nhiều khi mình thấy có người buồn bực quá thì mình lắng nghe cho người ta vơi đi, đó là phát triển lòng từ bi rồi. Cho nên mình không cần phải có một cái tu gì riêng biệt, mình nhìn lại những phạm trù của cuộc sống nằm trong 5 loại tu đó và mình phát triển nó thêm, phát triển thêm nữa. Chú ý như vậy rồi mình thấy cuộc đời mình là một cơ hội quá tốt, mình sống được là một cơ hội quá tốt để mình tiến hoá, thì mình không nên dùng vào cái chuyện uổng đi, thay vì trụi thì mình có thêm, có thêm… Có một bà cũng vui lắm, bà nói thưa thầy bây giờ con đã gần 75 tuổi rồi, thầy biết phiền não nhất của con là gì không ? Mình nghĩ phiền não lớn nhất của bà là mấy đứa con cháu làm phiền bà.
- Dạ thưa không, phiền não lớn nhất của con là ông chồng đồ đạc nhiều quá, đi vô nhà mà con không có chỗ đi nữa. Bỏ thì không được vì ông không cho vất, nếu vất thì ông khóc, tức, la chửi… Không vất thì con không có chỗ để đi vô trong nhà.
Các bác biết, người Mỹ họ có cái tâm muốn tích trữ vì nhiều khi con cái nó không kêu nói chuyện. Một bà người Mỹ hỏi thầy làm sao cho con có thể thoát khỏi cái đám rác trong nhà, nó nhiều quá rồi, con không biết làm sao mà giải quyết. Các bác giúp thầy giải quyết vì thầy cũng không biết làm sao được. Rõ ràng mình không biết làm sao vì cái duyên mình hú người ta mà, người ta không nghe không được. Người vợ hú người chồng mà ông chồng không nghe đâu có được ! Thầy ngồi gãi đầu, gãi tai, không biết làm sao mà trả lời. Cuối cùng thầy mới nói với bà là bây giờ thay vì bà nhìn vào đồ đạc mà bà giận thì bà hãy nhìn niềm vui của chồng bà, vì ông này có niềm vui mỗi khi có thêm một món đồ. Bác nói với chồng bác là tôi vui vì thấy anh có được cái niềm vui. Bà nghe như vậy rồi bà cũng mừng lắm, và khi thầy nói như vậy là thầy khuyên bà tu cái gì đây ? Tu hành, tu hành trước rồi mới tu trụi sau. Mình phát triển tình thương của mình, mình đừng nhìn chỗ xấu làm chi, mình nhìn cái niềm vui của ông trước rồi từ từ mình mới cảm hoá và mới hú ông ta được, và mình hú ông ta được rồi thì từ từ ông mới xả ra. Bước đầu tiên là mình phải biết cách nhìn và thay đổi cách nhìn, thay đổi cách nhìn là loại quan trọng nhất trong 5 loại tu này. Nếu cái nhìn mình không thay đổi thì mình không tu lễ được, không hành được, không hú được, cũng không trụi được. Cho nên đầu tiên cả là thay đổi cái nhìn và thay cho đúng chỗ.
Nguồn Nguyễn Minh Châu
Xin bạn bấm vào đây để biết tiểu sử thầy Hằng Trường
Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010
Thông báo Thánh Lễ 07.11.2010
Thánh lễ cầu cho những người đã qua đời
Hàng năm Giáo Hội Công Giáo chọn ngày 02.11. Để đặc biệt cầu cho những người đã qua đời ,gọi là lễ các Linh Hồn , nhắc nhở chúng ta nhớ đến tiền nhân , thân nhân đã ra đi , để hiệp thông với Giáo Hội , gia đình Công Giáo thân hữu Sbg tổ chức Thánh Lễ :
Ngày: chủ nhật 07.11.2010
Tại : nhà thờ Elisabett
Elisabethstraße 39
5020 Salzburg
Lúc : 11 giờ
Dâng lễ : Cha Phan-Xi-Cô Nguyễn văn Phú Dòng Ngôi Lời đến từ München
Kính mời quí ông , bà , anh chị em đến tham dự thêm lời cầu nguyện cho những người đã ra đi tại Salzburg cũng như thân nhân của mỗi người trong chúng ta .
Trân trọng kính mời
t/m trần vũ
Tel. 0650 8285470
e.mail thanhuusbg@yahoo.de
Bốn Bà Vợ - Suy niệm ngày Lễ Các Linh Hồn
Frère Trần An Phong
Một phú gia kia cưới đến 4 bà vợ... xin bấm vào đây để xem tiếp
Suy gẫm qua bài giảng :
Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010
Thượng Tọa Thích Tuệ Hải tại München .
NQV chân thành cám ơn bạn MNH đã gửu thư mời thông báo Thượng Tọa Thích Tuệ Hải đến München thuyết trình về đề tài :
Giữ gìn sức khỏe qua phương pháp Dưỡng Sinh
Nqv giới thiệu đến bà con Salzburg và vùng phụ cận , kính mong bà con đến tham dự tìm hiểu một đề tài rất bổ ích .
Ngày 30.10 tại München và ngày 31.10.2010 tại Salzburg
Mến chúc bạn MNH và gia đình an lạc . nqv
THƯ MỜI THAM DỰ
Buổi thuyết trình về đề tài:
Giữ gìn sức khỏe qua phương pháp Dưỡng Sinh
với Thượng Tọa Thích Tuệ Hải
Vào ngày Thứ bảy 30.10.2010 vào lúc 9:30 giờ
tại Pfarramt St. Johannes Evangelist
Gustav-Schiefer-Str. 23
80995 München
Chương trình:
9:30 Mọi người tề tựu
10:00 Thuyết giảng: Phương pháp dưỡng sinh
12:00 Ăn trưa ( cơm chay, gạo lứt muối mè theo phương pháp
dưỡng sinh.)
14:00 Giải ñáp thắc mắc và chẩn bệnh
16:30 Kết thúc
Hướng dẫn cách đi:
- Xe Bus: Từ Trạm U Hasenbergl lấy Bus số 60 hướng Olympia
Einkaufzentrum ñến trạm Lerchenauer See xuống đi lui độ 20m quẹo trái
gặp nhà thờ Tin lành ( địa ñiểm).
- S-Bahn: S1 đến trạm Fasanerie theo hướng Himmelschlüsel Str. gặp
đường Niederalteicher Str., đi hết ñường này thấy Gustav-Schiefer-Str.
nhà thờ Tin lành ( điểm tổ chức ).
- Xe hơi: Autobahn A8, A9, A92, A96, A99 lấy hướng Feldmoching, chạy
theo đường Feldmochinger Str. đến trạm S-Bahn Fasanerie quẹo trái gặp
Himmelschlüsel Str., quẹo trái lần nữa gặp Niederalteicher Str. chạy hết
đường này gặp Gustav-Schiefer-Straße 23.
*Lưu ý: Bãi đậu xe nằm trong khuông viên nhà thờ.
Liên lạc:
Từ Minh Đạt Tel. 089/ 76703681
Trần Hữu Tài Tel. 089/37073109
Trần Tữ Trinh Tel. 089/6379353
Chú ý: Quý vị nhớ mang theo giấy viết để ghi chép, „giấy khai bệnh“ để sẳn
tại hội trường. Quý vị có nhu cầu chữa trị xin điền các chi tiết bệnh vào „giấy
khai bệnh“ trước và giao lại cho Nhóm tổ chức. Thày sẽ xem bệnh án và sau ñó
chỉ dẫn cách điều trị hoặc sẽ trả lời qua ñịa chỉ, Email ñến quý vị.
* Mỗi giấy khai bệnh chỉ sử dụng cho 1 bệnh nhân.
Giữ gìn sức khỏe qua phương pháp Dưỡng Sinh
Nqv giới thiệu đến bà con Salzburg và vùng phụ cận , kính mong bà con đến tham dự tìm hiểu một đề tài rất bổ ích .
Ngày 30.10 tại München và ngày 31.10.2010 tại Salzburg
Mến chúc bạn MNH và gia đình an lạc . nqv
THƯ MỜI THAM DỰ
Buổi thuyết trình về đề tài:
Giữ gìn sức khỏe qua phương pháp Dưỡng Sinh
với Thượng Tọa Thích Tuệ Hải
Vào ngày Thứ bảy 30.10.2010 vào lúc 9:30 giờ
tại Pfarramt St. Johannes Evangelist
Gustav-Schiefer-Str. 23
80995 München
Chương trình:
9:30 Mọi người tề tựu
10:00 Thuyết giảng: Phương pháp dưỡng sinh
12:00 Ăn trưa ( cơm chay, gạo lứt muối mè theo phương pháp
dưỡng sinh.)
14:00 Giải ñáp thắc mắc và chẩn bệnh
16:30 Kết thúc
Hướng dẫn cách đi:
- Xe Bus: Từ Trạm U Hasenbergl lấy Bus số 60 hướng Olympia
Einkaufzentrum ñến trạm Lerchenauer See xuống đi lui độ 20m quẹo trái
gặp nhà thờ Tin lành ( địa ñiểm).
- S-Bahn: S1 đến trạm Fasanerie theo hướng Himmelschlüsel Str. gặp
đường Niederalteicher Str., đi hết ñường này thấy Gustav-Schiefer-Str.
nhà thờ Tin lành ( điểm tổ chức ).
- Xe hơi: Autobahn A8, A9, A92, A96, A99 lấy hướng Feldmoching, chạy
theo đường Feldmochinger Str. đến trạm S-Bahn Fasanerie quẹo trái gặp
Himmelschlüsel Str., quẹo trái lần nữa gặp Niederalteicher Str. chạy hết
đường này gặp Gustav-Schiefer-Straße 23.
*Lưu ý: Bãi đậu xe nằm trong khuông viên nhà thờ.
Liên lạc:
Từ Minh Đạt Tel. 089/ 76703681
Trần Hữu Tài Tel. 089/37073109
Trần Tữ Trinh Tel. 089/6379353
Chú ý: Quý vị nhớ mang theo giấy viết để ghi chép, „giấy khai bệnh“ để sẳn
tại hội trường. Quý vị có nhu cầu chữa trị xin điền các chi tiết bệnh vào „giấy
khai bệnh“ trước và giao lại cho Nhóm tổ chức. Thày sẽ xem bệnh án và sau ñó
chỉ dẫn cách điều trị hoặc sẽ trả lời qua ñịa chỉ, Email ñến quý vị.
* Mỗi giấy khai bệnh chỉ sử dụng cho 1 bệnh nhân.
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010
Thượng tọa Thích Tuệ Hải đến SBG
Người quét vườn vừa nhận được thư mời của nhóm tổ chức SBG chào đón Thượng tọa Thích Tuệ Hải đến SBG để thuyết giảng về đạo pháp và dưỡng sinh .
Chân thành cám ơn ban tổ chức và củng giới thiệu với bà con gần xa , một dịp rất là hiếm có , mong bà con bớt chút thời gian đến tham dự .
Mến chúc ban tổ chức thành công viên mãn -nqv-
THƯ MỜI
Quý Ông Bà , Quý Anh Chị Em đồng hương thân mến .
Nhân duyên lành đã đến với cộng đồng người Việt tại Salzburg nói riêng & cộng đồng người Việt tại nước Áo nói chung được đón tiếp Thầy Tuệ Hải từ Việt Nam đến.Đặc biệt lần nầy sẽ không chỉ chuyên về thuyết pháp mà còn chất chứa ít nhiều phần thực dưỡng qua những phương cách của Thầy về phương pháp dưỡng sinh Ohsawa để tự trị bệnh cho chính mình .
Thầy sẽ chỉ dạy cách thức nấu ăn & chọn rau cải thực phẩm theo mùa và tùy loại bệnh....
Phương pháp của Thầy Tuệ Hải liên quan rất mật thiết vấn đề thực dưỡng .
Chúng tôi kính mời tất cả Quý đồng hương tại nước Áo đến nghe Thầy giảng và sẽ thưởng
thức món cơm gạo lức đỏ cùng với những món rau cải đơn sơ bổ dưỡng.
Ngoài ra xin quý đồng hương đem theo giấy viết để ghi chép thêm những lời Thầy chỉ dạy cũng như chuẩn bị câu hỏi về dưỡng sinh hoăc bệnh tật của mình.
Thầy Thích Tuệ Hải trụ trì Chùa Long Hương được xây dựng từ năm 1908 thuộc tỉnh Đồng Nai ( xin tìm hiểu thêm qua website : www.chualonghuongtthai.com.vn,Thầy là người áp dụng thành công phương pháp dưỡng sinh theo Tiên Sinh Ohsawa.
Chương trình chủ đề : Sự liên hệ giữa vật chất , thực dưỡng và tâm linh
9 h Thính chúng tề tựu .
10 h Pháp thoại và đàm thoại..
11 h 40 Nghĩ và ăn trưa .
14 h Dinh dưỡng với vận mệnh con người .
15 h Nghĩ giải lao .
15 h 30 Tiếp xúc với Thầy Tuệ Hải .
17 h 30 Bế mạc .
Ngày Chủ Nhật 31.10.2010 .
tại : Bewohnerservice Bolaring
Norbert-Brüll-Straße 30 , A- 5020 Salzburg
Hướng dẫn đường đi :
Để dể dàng , từ trạm xe Bus Europark cửa chính đi xe Bus số 1 hoặc 20 lấy hướng Zentrum đi một trạm ( xuống trạm tên là Norbert-Brüll-Straße)
Từ Autobahn lấy hướng Salzburg-Kleßheim quẹo vào tới ngã tư vòng tròn lấy lối ra thứ 3 , giữ len bên trái tới ngã tư vòng tròn thứ 2 lại lấy lối ra thứ 3 , chạy tới ngã tư vòng tròn lần 3 lấy lối ra thứ 1, chạy hướng Zentrum ngang qua cổng chính Europark cở 200m quẹo trái.
Rất hoan hỷ đón chào quý đồng hương vào ngày 31.10.2010 .
Để biết thêm chi tiết kính mong quí vị liên lạc :
Nhom To Chuc Salzburg
Quan : 0650- 7031782
0688- 9038110
Norbert Brüll Straße 30
5020 Salzburg
Chân thành cám ơn ban tổ chức và củng giới thiệu với bà con gần xa , một dịp rất là hiếm có , mong bà con bớt chút thời gian đến tham dự .
Mến chúc ban tổ chức thành công viên mãn -nqv-
THƯ MỜI
Quý Ông Bà , Quý Anh Chị Em đồng hương thân mến .
Nhân duyên lành đã đến với cộng đồng người Việt tại Salzburg nói riêng & cộng đồng người Việt tại nước Áo nói chung được đón tiếp Thầy Tuệ Hải từ Việt Nam đến.Đặc biệt lần nầy sẽ không chỉ chuyên về thuyết pháp mà còn chất chứa ít nhiều phần thực dưỡng qua những phương cách của Thầy về phương pháp dưỡng sinh Ohsawa để tự trị bệnh cho chính mình .
Thầy sẽ chỉ dạy cách thức nấu ăn & chọn rau cải thực phẩm theo mùa và tùy loại bệnh....
Phương pháp của Thầy Tuệ Hải liên quan rất mật thiết vấn đề thực dưỡng .
Chúng tôi kính mời tất cả Quý đồng hương tại nước Áo đến nghe Thầy giảng và sẽ thưởng
thức món cơm gạo lức đỏ cùng với những món rau cải đơn sơ bổ dưỡng.
Ngoài ra xin quý đồng hương đem theo giấy viết để ghi chép thêm những lời Thầy chỉ dạy cũng như chuẩn bị câu hỏi về dưỡng sinh hoăc bệnh tật của mình.
Thầy Thích Tuệ Hải trụ trì Chùa Long Hương được xây dựng từ năm 1908 thuộc tỉnh Đồng Nai ( xin tìm hiểu thêm qua website : www.chualonghuongtthai.com.vn,Thầy là người áp dụng thành công phương pháp dưỡng sinh theo Tiên Sinh Ohsawa.
Chương trình chủ đề : Sự liên hệ giữa vật chất , thực dưỡng và tâm linh
9 h Thính chúng tề tựu .
10 h Pháp thoại và đàm thoại..
11 h 40 Nghĩ và ăn trưa .
14 h Dinh dưỡng với vận mệnh con người .
15 h Nghĩ giải lao .
15 h 30 Tiếp xúc với Thầy Tuệ Hải .
17 h 30 Bế mạc .
Ngày Chủ Nhật 31.10.2010 .
tại : Bewohnerservice Bolaring
Norbert-Brüll-Straße 30 , A- 5020 Salzburg
Hướng dẫn đường đi :
Để dể dàng , từ trạm xe Bus Europark cửa chính đi xe Bus số 1 hoặc 20 lấy hướng Zentrum đi một trạm ( xuống trạm tên là Norbert-Brüll-Straße)
Từ Autobahn lấy hướng Salzburg-Kleßheim quẹo vào tới ngã tư vòng tròn lấy lối ra thứ 3 , giữ len bên trái tới ngã tư vòng tròn thứ 2 lại lấy lối ra thứ 3 , chạy tới ngã tư vòng tròn lần 3 lấy lối ra thứ 1, chạy hướng Zentrum ngang qua cổng chính Europark cở 200m quẹo trái.
Rất hoan hỷ đón chào quý đồng hương vào ngày 31.10.2010 .
Để biết thêm chi tiết kính mong quí vị liên lạc :
Nhom To Chuc Salzburg
Quan : 0650- 7031782
0688- 9038110
Norbert Brüll Straße 30
5020 Salzburg
Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010
Cùng nhau niệm Phật .... Diệu kiên
Người quét vườn nhận dược thông báo của cô Diệu Kiên cậy dăng ngày Cùng nhau Niệm Phật , chúng tôi chân thành cám ơn cô va kính mong quí bà con Phật tử bớt chút thời gian đến tham dự .
Ngày :09.10.2010
Lúc :15 giờ
tại . Niệm Phật đường Lehenerstr. 15
Một bài thơ của ca sĩ Thanh Ngân do cô Diệu Kiên gửu tặng bà con Sbg .
Lỗi lầm cũng tại do tâm
Vô minh vọng khởi luân trầm xuống lên
Sáu đường trôi dạt lênh đênh
Tâm mê dậy khởi kề bên khổ sầu
Nếu ta khẩn thiết nguyện cầu
Thành lòng sám hối niệm câu Di Đà
Quyết lòng dứt bỏ tâm tà
Tiêu mòn nghiệp chướng thật là cao sâu ..
Thanh Ngân
Ngày :09.10.2010
Lúc :15 giờ
tại . Niệm Phật đường Lehenerstr. 15
Một bài thơ của ca sĩ Thanh Ngân do cô Diệu Kiên gửu tặng bà con Sbg .
Lỗi lầm cũng tại do tâm
Vô minh vọng khởi luân trầm xuống lên
Sáu đường trôi dạt lênh đênh
Tâm mê dậy khởi kề bên khổ sầu
Nếu ta khẩn thiết nguyện cầu
Thành lòng sám hối niệm câu Di Đà
Quyết lòng dứt bỏ tâm tà
Tiêu mòn nghiệp chướng thật là cao sâu ..
Thanh Ngân
Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010
Ngày giảng thượng tọa Thích Tuệ Hải
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010
Lễ Vu Lan tại Salzburg .... Dieu thien
Người quét vườn nhận được bài viết của bạn Dieu Thien , để tôn trọng ý kiến đóng góp với blog thân hữu , chúng tôi đăng tải bài này với mục đích rộng đường dư luận và cũng sẽ đăng tất cả nhửng ý kiến phản hồi , ngõ hầu cung cấp tin tức đến các bạn .
Bạn có thể gửu ý kiến qua e.mail : nguoiquetvuon@geomix.at hoặc trực tiếp vào phần comment ở dưới.
Blog thân hữu không nhằm xuyên tạc hoạc đả phá một cá nhân nào . Nên phần nhận xét và đánh giá thuộc về các bạn .
Chân thành cám ơn bạn Diệu thiên đã gửi bài đến chúng tôi .
nqv .
Vài Suy Nghĩ khi dự lễ Vu Lan năm 2010 tại hội trường Liefering Salzburg .
Chúng tôi những ngừơi Phật tử Việt Nam tại Tỉnh Salzburg rất vui mừng khi được Hội văn hóa xã hội Phật tử Việt Nam tại nứoc Áo đã gieo duyên lành cho những người Phật tử Việt nam tại tỉnh Salzburg 2 buổi lễ lớn :
Lễ Phật Đản năm 2010 vào ngày 05.6 .2010
Lễ Vu lan năm 2010 vào ngày 11.9.2010
do thầy Thích Viên Duy hướng dẫn 2 buổi lễ nói trên.
Phật tử VN tại Salzburg xin tri ân công đức thầy Thích Viên Duy và Ban Chấp Hành Hội văn hóa xã hội Phật tử VN tại ÁO.
Nhân đây chúng tôi cũng xin được phép nói lên vài suy nghĩ như sau :
Theo chúng tôi được biết Hội văn hóa xã hội phật tử VN tại áo có một website : www HOASEN:AT ; KHI CHÚNG TÔI VÀO XEM THÌ TIN TỨC ĐƯỢC CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 9.2009 ! Nếu được Hội nên duy trì cập nhật tin tức sinh họat kịp thời để phật tử vn tại Áo , qua trang web này phật tử VN tại Áo có thể biết được tin tức kịp thời , ( do vậy những lịch giảng Phật pháp của thầy Thích viên Duy trong Năm 2010 không cần phải gởi thư mời riêng cho từng cá nhân ! ) và tạo duyên lành cho những ai muốn tìm hiểu về Phật pháp... ( Phap Thi ). Giảm được chi phí tài chính của cúng dường Tam Bảo.
Trong buổi lễ Vu lan ngày 11.9.2010 vừa qua chúng tôi nhận thấy có vấn đề sảy ra cho cô Diệu Kiên ... kính mong thầy xem xét lại và trả lời sự việc đúng sai để Phật tử khắp nơi học hỏi .
Kính chúc thầy Thích Viên Duy và ban chấp hành hội văn hóa xã hội phật tử vn tại Áo được nhiều sức khỏe ,an lành ,tinh tấn trên đường tu học.
Kính chào
Dieu Thien .
Mời bạn bấm vào đây để xem .
Kính mời các bạn nghe câu hỏi của Ngọc Thương với thầy : Thích thiện Trí .
Hình ảnh của ngày 05.06.2010 Thầy Thích Viên Duy tại Salzburg
Bạn có thể gửu ý kiến qua e.mail : nguoiquetvuon@geomix.at hoặc trực tiếp vào phần comment ở dưới.
Blog thân hữu không nhằm xuyên tạc hoạc đả phá một cá nhân nào . Nên phần nhận xét và đánh giá thuộc về các bạn .
Chân thành cám ơn bạn Diệu thiên đã gửi bài đến chúng tôi .
nqv .
Vài Suy Nghĩ khi dự lễ Vu Lan năm 2010 tại hội trường Liefering Salzburg .
Chúng tôi những ngừơi Phật tử Việt Nam tại Tỉnh Salzburg rất vui mừng khi được Hội văn hóa xã hội Phật tử Việt Nam tại nứoc Áo đã gieo duyên lành cho những người Phật tử Việt nam tại tỉnh Salzburg 2 buổi lễ lớn :
Lễ Phật Đản năm 2010 vào ngày 05.6 .2010
Lễ Vu lan năm 2010 vào ngày 11.9.2010
do thầy Thích Viên Duy hướng dẫn 2 buổi lễ nói trên.
Phật tử VN tại Salzburg xin tri ân công đức thầy Thích Viên Duy và Ban Chấp Hành Hội văn hóa xã hội Phật tử VN tại ÁO.
Nhân đây chúng tôi cũng xin được phép nói lên vài suy nghĩ như sau :
Theo chúng tôi được biết Hội văn hóa xã hội phật tử VN tại áo có một website : www HOASEN:AT ; KHI CHÚNG TÔI VÀO XEM THÌ TIN TỨC ĐƯỢC CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 9.2009 ! Nếu được Hội nên duy trì cập nhật tin tức sinh họat kịp thời để phật tử vn tại Áo , qua trang web này phật tử VN tại Áo có thể biết được tin tức kịp thời , ( do vậy những lịch giảng Phật pháp của thầy Thích viên Duy trong Năm 2010 không cần phải gởi thư mời riêng cho từng cá nhân ! ) và tạo duyên lành cho những ai muốn tìm hiểu về Phật pháp... ( Phap Thi ). Giảm được chi phí tài chính của cúng dường Tam Bảo.
Trong buổi lễ Vu lan ngày 11.9.2010 vừa qua chúng tôi nhận thấy có vấn đề sảy ra cho cô Diệu Kiên ... kính mong thầy xem xét lại và trả lời sự việc đúng sai để Phật tử khắp nơi học hỏi .
Kính chúc thầy Thích Viên Duy và ban chấp hành hội văn hóa xã hội phật tử vn tại Áo được nhiều sức khỏe ,an lành ,tinh tấn trên đường tu học.
Kính chào
Dieu Thien .
Mời bạn bấm vào đây để xem .
Kính mời các bạn nghe câu hỏi của Ngọc Thương với thầy : Thích thiện Trí .
Hình ảnh của ngày 05.06.2010 Thầy Thích Viên Duy tại Salzburg
Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010
Thư mời ...
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010
Chia buồn ...Gia Đình bạn Viễn Hạnh
Gia đình thân hữu Sbg nhận được tin buồn :
Bà quả phụ : Nguyễn Thị Lợi
Má vợ của bạn Viễn , mẹ cô Hạnh đã từ trần tại Việt Nam
Lúc 11 giờ
ngày 30.08.2010 nhằm ngày 21.07.Canh dần .
Hưởng thọ 78 tuổi .
Trong những giờ khắc đầu tiên nhận được tin buồn , gia đình thân hữu và bà con Salzburg , gửu lời chia buồn sâu sắc đến bạn Viễn và gia Đình .
Thành kính dâng lên cụ nén tâm hương bày tỏ niềm tiếc thương và cầu nguyện hương linh cụ sớm siêu thoát nơi cõi Phật.
Bông Hồng Trắng : Có những người mang trên ngực chiếc bông hồng trắng, mắt còn đỏ hoe, sưng ướt. ..... Cha mẹ chết đi, để lại cho chúng ta gia tài , tình yêu thương vô tận ....
Bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan
Thay mặt Gia đình thân hữu sbg.
Trần vũ .
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010
Buổi chiều gặp gỡ ...nqv
Buổi chiều Salzachsee ...
chúng tôi một số anh em đã tới trước giờ qui định để " xí chỗ" , e rằng tới trễ thì không còn bóng mát và chuẩn bị đón "trưởng lão" chú Viết cũng như Bạn Cường mà bà con đã tới nhà thương thăm trong thời gian qua ...
Với sự tiếp tay của bà con , một buổi chiều sinh hoạt vui vẻ đã để lại trong tâm tư mỗi người những hình ảnh cảm động ... Mời bạn xem : Xin bấm vào mũi tên xanh ở bên trái để xem .
Trưởng lão và bạn Cường " kim cương bất hoại"
Niềm vui đến ...
" chữ thập đỏ "
Thiếu nhi vui chơi
Tài năng Hip Hop
Xép Logo... nhanh có thưởng
Nhóm thân hữu Sbg chân thành cám ơn anh chị ẩn danh đã gửi quà cho các em thiếu nhi , mến chúc anh chị khỏe mạnh và phát đạt.
Một lần nữa nhóm thân hữu sbg chân thành cám ơn gia đình chú Viết , gđ. anh Quang đã tạo cơ hội cho bà con gặp gỡ hai người " yếu" ở ngoài trời vui vẻ ...
Lời cám ơm đến chú thím Bảy , anh chị Hiếu ,anh Long , đặc biệt ba người" chử thập đỏ " XXX. và các bà con đã đến gặp gỡ tâm tình
Được sư ủng hộ của bà con Nhóm thân hữu sẽ cố gắng tạo những ngày sinh hoạt thật vui vẻ đầm ấm trong thời gian sắp tới...
Kính chúc bà con thân tâm an lạc ...
nhóm thân hữu sbg
Chào mùa hè sbg hẹn gặp lại ...
nhóm thân hữu
Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010
gặp gỡ tâm tình ... nqv
Gặp gỡ tâm tình
"Anh em ta về" nhạc họp mặt xin quí bà con nghe lại vài lần cho quen ...
Download bài hát Anh Em Ta Về
Kính mời quí ông bà và anh chị em , bớt chút thời gian tham dự buổi gặp gỡ tâm tình đồng hương tại:
Salzach See ,
lúc 15 giờ
Ngày 21.08 . 2010 nhằm thứ bảy
Thời tiết : nắng nhạt , không mưa , nhiệt độ 26 độ
Ẩm thưc tự túc và trao đổi những món quê hương ...
Chương trình .
- hát cộng đồng
- tin tức đồng hương
- gạo lứt và tác dụng chữa bịnh
- trò chơi người lớn trẻ em
- lô tô
thân hữu sbg kính mời .
Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010
Mùa hè vui vẻ .... nqv
Nối vòng tay lớn ..
Mùa hè đã đến rồi , những ngày nắng ấm qua mau , vui lên bạn ơi ... gặp gỡ và chia sẻ .
03.07.2010
Một vài hình ảnh ngày hè Sbg tại Salzachsee Sbg . Chúc các bạn và gia đình mùa hè thật nhiều niềm vui ... nqv
Ghé quán em , bà con ơi !!!! r...ẻ và chất lượng ...
Đời tôi cô ..đơn nên yiu ai ...
Tóc dài bay trong.... gió
Germany thắng Argentina 4/0 ... chung độ đi .... X.L. hahahahahaha...
con gì đây...là con số : hàng tà tà ..là con số ba ...
Mùa hè đã đến rồi , những ngày nắng ấm qua mau , vui lên bạn ơi ... gặp gỡ và chia sẻ .
03.07.2010
Một vài hình ảnh ngày hè Sbg tại Salzachsee Sbg . Chúc các bạn và gia đình mùa hè thật nhiều niềm vui ... nqv
Ghé quán em , bà con ơi !!!! r...ẻ và chất lượng ...
Đời tôi cô ..đơn nên yiu ai ...
Tóc dài bay trong.... gió
Germany thắng Argentina 4/0 ... chung độ đi .... X.L. hahahahahaha...
con gì đây...là con số : hàng tà tà ..là con số ba ...
Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010
Gặp gỡ đồng hương ...nqv
Thứ bảy , ngày 3 tháng 7 năm 2010,tin thời tiết cho biết rất nắng ấm 29 độ C .
Kính mời quí vị đồng hương bớt chút thì giờ đến :
Salzachsee Salzburg
để gặp gỡ , trao đổi , vui chơi , trong một ngày đẹp trờ mùa hè rực rỡ , nơi lý tưởng cho các cháu bé với nhiều trò chơi thoải mái ...
Lúc 15 giờ
Thực phẩm tự túc mang theo ...
Chân thành cám ơn : nhóm thân hữu sbg
Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010
Thành Phố Wien ...
10 thành phố có chất lượng sống tốt nhất thế giới 2010
Hồng Hạnh
(Theo BBC, Forbes)
Chân thành cám ơn bạn P.H. đã gửi đến nqv. tin tức này ...
1. Vienna, Áo
2. Zurich, Thụy Sĩ
3. Geneva, Thụy Sĩ
4. Vancouver, Canada
4. Auckland, New Zealand
6. Dusseldorf, Đức
7. Frankfurt, Đức
7. Munich, Đức
9. Bern, Thụy Sĩ
10. Sydney, Australia
10 thành phố giàu nhất thế giới:
1. New York, Mỹ
2. London, Anh
3. Paris, Pháp
4. Tokyo, Nhật Bản
5. Los Angeles, Mỹ
6. Brussels, Bỉ
7. Singapore
8. Berlin, Đức
9. Bắc Kinh, Trung Quốc
10. Toronto, Canada
Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010
Lẽ Phật Đản tại Salzburg ... nqv
Năm nay gia đình Phật Tử tại Sbg hân hoan đón mừng lễ Phật Đản 2554 tại hội trường tại Liefering , thật là hiếm có trong một ngày thời tiết thật đẹp , các đạo hữu với tấm lòng từ bi đã đóng góp thực phẩm chay rất ngon cũng như đã chia sẻ những vất vả của sự chuẩn bị đón thầy , tìm kiếm hội trường , trang trí bàn thờ Phật rât chu đáo ... chắc hẳn các đạo hữu trong Tâm hoặc bằng lời nói cụ thể gửu đến Thầy , Phật tử đứng ra tổ chức lời chân thành cám ơn và cầu chúc mọi người Thân tâm an lạc .
Buổi chiều giờ sinh hoạt đàm đạo Thầy Thích Viên Duy đã tâm tình và giải đáp những thắc mắc thật là tâm đắc như :
hỏi: Lạy Phật thế nào cho đúng ?
Hộ niệm là gì? cầu siêu người chết làm sao ?
Nghiệp chướng giải như thế nào ?
Kinh nghiệm về gỉam bớt Tham , Sân , Si ?
Chân thành cám ơn Thầy và anh chị em ở Wien , Linz đã tạo cơ duyên để gặp gở , tâm tình .... nqv.
Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010
Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010
Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ...
Nguồn MHCG.
Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tổng giáo phận Hà Nội , thật xúc động ,mời bạn , đọc và suy nghĩ cũng như thêm lời cầu nguyện . Hãy binh vực và lên tiếng cho công lý ...
nqv
Đã đến lúc tôi phải chia tay anh chị em. Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi. Không thể không nói gì nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối. Tôi rất mong anh chị em hiểu, dù biết rằng, khó có lý lẽ nào thuyết phục được nỗi buồn. Nhưng tôi tin, với lòng quảng đại vốn có, anh chị em sẽ chấp nhận một sự việc không còn có thể thay đổi được. ... Một lần giã biệt, nói mấy cho vừa. Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn tình yêu thương hợp nhất. Đó là kho tàng quí giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong tình yêu thương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức cha Phêrô như đã yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi. Ngài sẽ thay thế vị trí của tôi ở giữa cộng đoàn yêu thương của chúng ta, để mạch yêu thương không bao giờ đứt đoạn.
bấm vào đây xem tiếp .
Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010
Chúa Chiên Lành ...
Ngày 24.04.2010 tại nhà thờ Elisabeth , với sự tham dư của một số anh chị giáo dân khoảng 25 người đã cùng cha Phú dòng ngôi lời ,dâng Thánh lễ và hiệp ý cầu nguyện "Ngày lễ Chúa Chiên Lành "
Vói bài giảng người mục tử và đoàn chiên cha đã chia sẻ những lời lẽ thật thấm thía :
Mục tữ : người chăn chiên ( cừu ), các tu sĩ . nam, nữ , cha xứ ,cha tuyên úy ...
Chiên là Giáo dân , đoàn chiên ...
Ai là người mục tử nhân dũng?
người mục tử tốt lành không chỉ nhân hậu mà còn can trường, vì cả hai đặc tính này đi chung mới giúp chủ chăn sống chết cho đoàn chiên.
Nhưng thế nào là nhân dũng? Chúa Giêsu đã định nghĩa bằng Lời và bằng chính cuộc đời của Người: “Chủ chăn tốt lành thì hy sinh mạng sống vì đoàn chiên”. Hy sinh mạng sống là sẵn sàng chết cho đoàn chiên, và dấu hiệu của “sẵn sàng chết” chính là “sẵn sàng sống” với mọi gian nguy mà không hề sợ hãi....
xin chân thành cám ơn Cha , Cũng như ông bà và anh chị em đã bớt thời gian đến dâng lễ và cầu nguyện để đến với Chúa trong niềm tin và an lành tâm hồn ...
(nqv)
Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010
hành hương Altöting
Ngày thứ bảy 01.05.2010 .Thánh lễ .
Lúc 12 giờ
Tại Nhà thờ Altöting
Thánh lễ Tiếng việt do cha Lê thanh liêm Giáo xứ NVHB München
Nghỉ trưa tại vườn của tu viện gần nhà thờ
14 giờ chầu Thánh thể .
nguon: wiki.de
Phép lạ như thế nào?
Lý do cho nhà nguyện Altoetting trở thành một nơi hành hương nổi tiếng của bang Bayern Đức quốc , là phép lạ của mẹ Maria vào Thế kỷ 15. Phép lạ như sau :
Năm 1489 , Một cậu bé ba năm bị rơi xuống giòng suối Mörnbach và được cho là đã bị chết đuối. Người mẹ đau khổ đã mang đứa trẻ không còn sự sống vào trong nhà nguyện , đặt cháu bế trên bàn thờ . Ở đó,bà mẹ cùng những tín hữu khác cầu nguyện.Với tràn đầy niềm tin đặt vào mẹ Maria Sau một thời gian ngắn sự sống đã trở lại vào cơ thể của trẻ dường như đã chết. Truyền thuyết kể rằng cậu bé được cứu thoát sau đó được thụ phong linh mục .
Đại điểm:
Kapellplatz 4b
84503 Altötting, Germany
08671 92420-0
Quí ông bà , anh chị em cùng ý nguyện hành hương xin liên lạc trần vũ 0650 8285470
Lúc 12 giờ
Tại Nhà thờ Altöting
Thánh lễ Tiếng việt do cha Lê thanh liêm Giáo xứ NVHB München
Nghỉ trưa tại vườn của tu viện gần nhà thờ
14 giờ chầu Thánh thể .
nguon: wiki.de
Phép lạ như thế nào?
Lý do cho nhà nguyện Altoetting trở thành một nơi hành hương nổi tiếng của bang Bayern Đức quốc , là phép lạ của mẹ Maria vào Thế kỷ 15. Phép lạ như sau :
Năm 1489 , Một cậu bé ba năm bị rơi xuống giòng suối Mörnbach và được cho là đã bị chết đuối. Người mẹ đau khổ đã mang đứa trẻ không còn sự sống vào trong nhà nguyện , đặt cháu bế trên bàn thờ . Ở đó,bà mẹ cùng những tín hữu khác cầu nguyện.Với tràn đầy niềm tin đặt vào mẹ Maria Sau một thời gian ngắn sự sống đã trở lại vào cơ thể của trẻ dường như đã chết. Truyền thuyết kể rằng cậu bé được cứu thoát sau đó được thụ phong linh mục .
Đại điểm:
Kapellplatz 4b
84503 Altötting, Germany
08671 92420-0
Quí ông bà , anh chị em cùng ý nguyện hành hương xin liên lạc trần vũ 0650 8285470
Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010
Gia đình bác Trần Quang
Bài cậy đăng ... người quét vườn
Gia đình bác Trần Quang chân thành cám ơn quí ông bà , anh chị em , đã đến chia sẻ với gia đình bác vào dịp giỗ đầu của cụ bà ngày 03.04.2010 .
Tấm lòng quí mến của những người đồng hương đã để lại nhửng cảm tình sâu sắc trong gia đình bác . Nguyện xin Trời , Phật độ trì quí ông bà và anh chị em .
Gia đình bác Trần Quang kính mời quí ông bà và anh chị em , bớt chút thời gian tham dự lễ cầu siêu tại chùa Tâm giác München ngày :17.04.2010
Đi bằng xe lửa : vé Bayern ticket 5 người .
Tập trung trước cửa Bahnhof Sbg: 7 giờ 30 ngày 17.04.2010
Hướng dẫn Bác Quang .
Muốn biết thêm chi tiết liên hệ : Bác quang 0650 6087867
nqv.
Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010
Gia đình Phật tử Sbg... nqv
Gia Đình Phật Tử
Vào ngày 28.03.2010 vừa qua , với sự giúp dỡ của anh chị Long tiệm bán thực phẩm châu Á salzburg , gia đình Phật tử Sbg đã tổ chức lễ cầu an tại NIỆM PHẬT đường Lehen , mặc dù phòng ốc nhỏ hẹp so với số lượng người đến tham dự , nhưng tất cả ông bà , anh chị em đã vui vẻ , thông cảm trong bầu không khí đầm ấm tình đồng hương .Trong giờ nghỉ các Phật tử đã đóng góp thiện nguyện những món an Chay thật thật ngon miệng . Chúng tôi chân thành cám ơn tất cả những tấm lòng từ bi của ông bà anh chị em phật tử Sbg .
Hai Ni Cô :
-Ni Cô Tâm Viên trụ trì chùa Liên Trì Leipzig Đức quốc.
-Ni Cô Hoàn Thuận Từ VN .
Trong những giờ nghỉ tại Sbg , hai Ni Cô đã đến thăm anh Cường đang nằm tại bịnh viện , an ủi đến gia đình thêm lửa từ bi trong cuộc đời sinh lão bịnh tử , vòng luân hồi quả báo .
Ngoài kia trời có một chút nắng và gió heo may lành lạnh , qua hương khói cửa Phật và tiếng gõ mõ tụng niệm ,hình như dục tham , sân , si đã lắng xuống đâu đó trong tâm hồn của mỗi người .
Kính chúc ông bà anh chị em thân tâm thường an lạc .
Sau đây là một số hình ảnh : camera Ngọc Tân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)