Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2023

Úc phát hành đồng xu $2 AUD kỷ niệm 50 năm chiến tranh Vietnam (vietnamWar)


"Australia Mint (công ty độc quyền sản xuất tiền cho Australia) phát hành đồng bạc hai đô la lần đầu tiên hôm 6/4 với thiết kế màu sắc kỷ niệm 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
Báo Daily Mail của Anh dẫn lời một người sưu tập tiền có tên Jeol Kandiah ở Perth, cho biết người này phải chờ đến 16 giờ đồng hồ để mua được một đồng trong khi nhiều người khác phải xếp hàng dài để mua.
Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5.000 đồng bạc với giá 80 đô la trong khi bản vàng có 80.000 đồng và được bán với giá là 15 đô la.
Cả hai đồng tiền đều có hình máy bay trực thăng UH-1 bao quanh bởi đường tròn màu sắc giống như ba miếng ribbon trao cho các cựu binh Việt Nam. Trong hình ảnh của đồng tiền này có hình cờ của Việt Nam Cộng Hòa.
Đồng xu đầu tiên, Vietnam War Circulated, có màu vàng truyền thống, đã được đúc 80.000 lần. Nhưng đồng xu thứ hai, Vietnam War Silver Proof, phiên bản bằng bạc của cùng một đồng xu, chỉ được đúc 5000 lần.">
Nguồn Internet

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn và chiếc mặt nạ của kẻ tật nguyền

1
Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản! Đi hai hàng kết cục chẳng tốt đẹp gì!
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn miền Bắc.
Trong khi đó ở miền Nam, vốn có một nền âm nhạc nói riêng và nền văn nghệ nói chung vô cùng phóng khoáng, hiện đại, trữ tình, vừa nối tiếp mạch tân nhạc tiền chiến với những tài hoa di cư từ Bắc vào Nam sau 1954, vừa nở rộ tài năng từ mảnh đất châu thổ Cửu Long Giang, từ phố núi Đà Lạt… – với những tên tuổi rực rỡ như Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Duy Khánh, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Trường Sa… khiến cho người dân miền Nam có nhiều lựa chọn.
Và Trịnh Công Sơn được yêu, ghét qua từng giai đoạn lịch sử; gắn liền những nhạc phẩm của ông theo từng khúc đoạn thời gian và theo cả cảm quan chính trị được cho là mơ hồ (trước 1975), xu thời (sau 1975).
(…) Cuối đời, Trịnh Công Sơn có một nhạc phẩm mà không ca sĩ nào hát thấm hơn chính ông: “Tiến thoái lưỡng nan”. Đó có thể coi là bản tổng kết bằng âm nhạc cho cuộc đời của nhạc sĩ tài năng này. Đâu phải chỉ có lúc bấy giờ, Trịnh Công Sơn mới tiến thoái lưỡng nan. Dường như, cả cuộc đời ông là sự lưng chừng, lỡ cỡ, hai chân đặt ở hai con thuyền, không tiến không lui, không tà không chính, lập trường chính trị không rõ ràng, ngay cả âm nhạc cũng là sự bội phản, phủ định lẫn nhau.
2 Trong đời, ông mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Trước 1975, ông thân thiết với Đại tá Lưu Kim Cương, một sĩ quan Không quân tài hoa có tâm hồn nghệ sĩ. Cũng chính vì đam mê âm nhạc, Lưu Kim Cương mới mời Trịnh Công Sơn- Khánh Ly vào hát ở câu lạc bộ sĩ quan Không quân, còn gọi là câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, và Trịnh Công Sơn đã kết thân với Đại tá Lưu Kim Cương từ dạo đó. Khi Đại tá tử trận, Trịnh Công Sơn đã có bài hát nổi tiếng “Hát cho một người nằm xuống” để bày tỏ nỗi tiếc thương.
Mặt khác, ông lại thân thiết với Ngô Kha, một sinh viên theo Cách mạng và sau 1975 là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, những người khá có “uy thế” với văn nghệ miền Nam nói chung và xứ Huế nói riêng sau ngày thống nhất.
Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn mâu thuẫn với chính ông.
Ở đề tài nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn này. Ông không theo Cộng Hòa, dù sống trong chính thể Cộng Hòa. Ông sợ cảnh đại bác đêm đêm dội về thành phố, ông thương những kiếp người lầm than điêu linh trong bom đạn nhưng không đặt ra câu hỏi: “Ai đêm đêm nã đại bác vào thành phố?” Đại bác hồi đó thường dội vào những khu gia binh, bởi lính VNCH hay mang theo gia đình, có vợ và con nhỏ, dội đại bác vào đó để gây bấn loạn tinh thần của binh sĩ.
… Ông viết những ca khúc phản chiến, và tự đặt mình đứng ra ngoài, đứng lên trên, cao hơn cuộc chiến, cho dù ông đau nỗi đau của thân phận người dân trong một đất nước đầy bom đạn. Phản chiến, nhưng không nhận thức một cách rõ ràng vì sao có chiến tranh và cần làm gì để kết thúc nó.
Nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Tôi cho rằng, so sánh như vậy là khập khiễng. Bob Dylan không chỉ phản đối chiến tranh, ông còn viết những ca khúc đòi nhân quyền, chống kỳ thị chủng tộc, và hơn thế, tâm thế mà người Mỹ tham chiến trên chiến trường Việt Nam, Triều Tiên khi đó hoàn toàn khác cuộc chiến trong lòng đất nước Việt Nam.
… Có câu chuyện thế này. Thầy Bửu Ý trước khi vào Sài Gòn dự đám tang Trịnh Công Sơn có hỏi anh Đ.N.P.H., một guitarist có tiếng, dạy Học viện Âm nhạc Huế: “Thầy vào dự đám tang, em có gửi gì không?” thì anh Đ.N.P.H. đã trả lời, “Âm nhạc của anh ta đã giết chết một thế hệ thanh niên mới lớn như tụi em. Những ca khúc trong tuyển tập Da Vàng đã sinh ra một thế hệ thanh niên yếu đuối và hèn nhát”. Có thể, đó chỉ là suy nghĩ của một cá nhân, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng không phải là không có lý.
3 Trịnh Công Sơn, cũng như hàng triệu người Việt lúc bấy giờ ước mơ, hi vọng về một đất nước thống nhất hòa bình; từ tâm lý đó, có thể hiểu được tại sao ông đọc lời kêu gọi Văn nghệ sĩ trên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975 (có người đã viết rằng: “vào 11g30 ngày 30/4: có một nhạc sĩ thiên tài qua đời và một nhạc sĩ ba phải ra đời”).
Rồi, hơn ai hết, Trịnh Công Sơn âm thầm đau xót trong nỗi cô đơn, thất vọng không dễ gì bày tỏ của một người luôn chọn tránh đạn bằng cách cúi mình giữa hai làn đạn, và cả hai phía đều nhìn ông bằng con mắt hoặc thù địch, hoặc nghi ngờ. Dường như Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chọn cho mình một tâm thế đứng thẳng, rạch ròi, mà thường nghiêng ngả theo thời cuộc, theo những nhân vật của thời cuộc và trở thành nạn nhân của chính mình.
Có những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng:
Tại sao một người từng viết “Ca dao Mẹ”, “Gia tài của Mẹ”, “Bà mẹ Ô Lý”… lại có thể viết “Huyền thoại Mẹ”? Hồi Tết Mậu Thân 1968, Trịnh Công Sơn phải trốn chui trốn nhủi, suýt chết dưới tay những người tấn công thành phố Huế, mà sau 1975, ông lại viết rất ngọt, mượt về một bà mẹ đứng dưới mưa “ngăn từng bước chân thù”.
Thù nào? Lẽ nào lại là những người bạn từng che chở, cưu mang khi ông trốn chui trốn nhủi? Lẽ nào ông không nhìn thấy những người mẹ, người vợ mỏi mòn chờ con chờ chồng đi cải tạo mãi mãi không về? Lẽ nào ông không nhớ những lời mình từng viết “Xác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co. Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…”? Xác người từ đâu ra, chắc Trịnh Công Sơn hiểu hơn ai hết.
Tại sao nhạc Trịnh viết về thân phận con người thấm thía như thế, nhưng khi đồng bào miền Nam trên các vùng kinh tế mới, thiếu ăn thiếu mặc, chết đói chết rét, phải chấp nhận đánh cược tính mạng làm mồi cho cá để vượt biên… thì ông lại không viết được một bài nào về những phận người mong manh đó? Ông vẫn thong dong hát: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười”. Tệ hơn, ông còn hồn nhiên hát: “Em ra đi nơi này vẫn thế”.
4 Sau rất nhiều hứng khởi của “Hoa xuân ca”, “Em ở nông trường em ra biên giới”, “Khăn quàng thắp sáng bình minh”, “Huyền thoại mẹ”, “20 mùa nắng lạ”…, có lẽ ông bắt đầu thấm mệt với trò chơi đu bám thời cuộc. Hoặc giả, khi đó xã hội bắt đầu có sự cởi mở hơn với những đề tài sáng tác, thì Trịnh Công Sơn bộc lộ sự chán chường không thể che đậy.
Hàng loạt ca khúc sau này chính là nỗi lòng ông. Có lẽ, đó là những bản nhạc thật lòng nhất. Hãy nghe “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Đâu phải chỉ tuyệt vọng vì người con gái ông yêu bỏ đi lấy chồng. Nó còn là sự an ủi chính mình khi tuyệt vọng về một con đường ước mơ, một xã hội đẹp đẽ trong trí tưởng nay đã thành tuyệt lộ.
Hãy nghe “Mẹ bỏ con đi, đường xa vạn dặm”, đâu chỉ là người mẹ thương yêu ông hết lòng, đó còn là Mẹ Việt Nam đã bỏ đi, bỏ những đứa con lai căng và bội tình.
“Tiến thoái lưỡng nan” có thể nói là bài hát cuối cùng mà Trịnh Công Sơn trút tất cả nỗi niềm. Một sự bơ vơ, bế tắc, biết sai lầm nhưng không thể còn thời gian để kịp sửa chữa. Dù đi về cuối ngõ nơi quê nhà hay đi về nơi cuối trời vĩnh hằng, thì sống hay chết, cũng không thể lựa chọn lại. Nên mới bơ vơ, hoang mang, không đi đâu nữa, chỉ ngồi để tôi tìm lại tôi. Có thể nào tìm lại? Có tìm được không?
Fb Matthew Chương

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Niềm vui hôm nay

Niềm vui hôm nay
"Càng lớn tuổi dần, con người ta càng tiến dần về sự đơn giản và càng đơn giản thì càng hạnh phúc.
Sự đơn giản đó là khi người ta không còn thích đến những nhà hàng sang trọng, lộng lẫy để “check-in” một cái cho bằng bạn bằng bè, họ thích ở nhà tự nấu nướng.
Đó là khi người ta không còn thích đến rạp xem phim để xếp hàng coi cho bằng được một bộ phim đang hot, dư luận đang ồn ào, họ nằm nhà, chọn một bộ phim sau khi xem kỹ nội dung, họ nghiền ngẫm trọn vẹn bộ phim bằng cảm xúc chân thật nhất.
Đó là khi người ta không còn thích đến những nơi đông đúc để thấy mình lạc lõng, không thích nhiều mình mà tẻ nhạt, họ thích trở về nhà, một mình mà không cô độc, một mình mà yên vui. Với họ, sự đơn giản là sự thanh thản.
Đó là khi người ta không còn quá bận tâm đến xu hướng, đến sự nổi bật. Thay vì chọn một phong cách lòe loẹt, rườm rà, họ yêu thích sự giản tiện. Không cần cầu kỳ với vòng vèo, với những bộ áo quần hàng hiệu, họ chọn sự tối giản bằng mái tóc xõa, bằng bộ cánh nhã nhặn hợp vóc dáng, với khuôn mặt tươi tắn nhẹ nhàng, với mùi hương tự nhiên, sự quyến rũ mà họ có toát ra từ thần thái và trí tuệ.
Đó là khi người ta thay vì nói oang oang về bản thân trong đám đông, cố chấp gạt bỏ những cái tôi khác, họ chọn cách lắng nghe, quan sát và ngồi lặng lẽ một mình. Họ dành nhiều nụ cười hơn sự cáu kỉnh, bực tức, họ chọn tha thứ hơn thù hận và cảm thông hơn hờn trách. Họ vui vì họ đã chạm tới sự đơn giản không phải vì sự kỳ vọng cho bản thân mình trở thành một phần đặc biệt của cuộc sống. Trong ánh sáng rực rỡ ngoài kia vẫn luôn có người chọn nép mình khuất sau bóng tối. Vì sự thật thì không sợ ánh sáng không thể chạm đến, vì giản đơn thì trong bóng tối vẫn có thể tỏa sáng để chiếu rọi hạnh phúc của chính mình.
Có bao nhiêu người đã chọn lựa một cuộc sống lặng lẽ, thu mình, không ồn ào, đủ chênh vênh nhưng không cô độc? Có rất nhiều. Đó là khi con người nhận ra, họ đã đủ trưởng thành để đứng một mình, bình lặng và an nhiên.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

Ba nhà Sư

TÔN GIÁO Cuộc đời chìm nổi của ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ

Xưa có ba nhà sư.
ba nhà sư
Khi những người cộng sản đến, họ rẽ ra ba hướng khác nhau. Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới với tăng đoàn Làng Mai. Trí Quang chịu cảnh tù đày và không bao giờ nói về chính trị nữa. Quảng Độ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, trở thành nhà sư bị giam lỏng lâu nhất ở Việt Nam.
1997
Đó là vào một ngày tháng 10 năm 1997, trong một rạp hát ở thành phố Berkeley nước Mỹ, khoảng 3.500 người đã mua vé 20 đô-la mỗi người ngồi im lặng để đợi gặp một nhà sư mà họ kính trọng nhất.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

THẰNG KHÙNG - Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá - Phùng Quán

THẰNG KHÙNG - Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá - Phùng Quán
Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá "… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
< Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.
< Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
< - Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
< Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
< - Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được. Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?… Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
< - Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
< - Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.
< - Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
< - Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.
< Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại: - Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào? Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin. Mình trả lời anh ta:
< - Tôi thích nhất là Candide.
< - Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
< - Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
< Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
< Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".
< - Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
< Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
< - Anh là ai vậy?
< Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
< - Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
< Rồi anh ta tiếp: - Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi… Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết. Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn. Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta. Giám thị hỏi: - Trước kia anh có quen biết gì thằng này không? Mình nói: - Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi. Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật… Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
< - Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
< Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN. Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
< Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
< Giám thị hỏi:
< - Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
< Mình nói:
< - Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí. Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
< Phùng Quán
< ________ Ghi Chú: (*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….
< Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
< Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971). Tấm gương can trường. Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH* Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây. Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges . Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập. Ngài học Văn Khoa - Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour Madame!” Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie. Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize - Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành. Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu. Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An. Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc. Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh. Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa. Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa. Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết. Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội. Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu “Ở Dưới Vực Sâu” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946. Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,” “Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: “Tự do thế này à!” Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành. Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!). Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội. Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: “Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?” Ngài đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!” Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một... Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.” Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì. Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”. Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử. Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!” Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội. Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
< TGP Hà Nội - 2013 BBT (Theo HĐGMVN)
< (Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân – không phải là nhà văn có cùng tên – khi cùng ở trong tù) ">
< /span>

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

GẶP LẠI BẠN XƯA - Trần Kính Lãm Trần

GẶP LẠI BẠN XƯA - Trần Kính Lãm Trần
Gặp bạn xưa, thoáng chút ngậm ngùi
Mảnh mai ngày ấy chẳng còn đâu
Trừ ra ánh mắt tràn tinh nghịch
Là mãi neo trên chiếc miệng cười…
Gặp bạn xưa, chẳng nỡ giật mình
Đâu rồi ngày ấy dáng…minh tinh
Phải chăng ta cũng như cô ấy
Hoàng hôn đã chiếm hữu bình minh?
Gặp, bạn xưa kể chuyện cuộc đời
Dĩ nhiên có gió thổi mây trôi
Một giây dừng lại, đời nghèn nghẹn
Dường như ai cũng thế mà thôi…
Gặp bạn xưa, lắp bắp chuyện mình
Cứ như những ngày tháng phân vân
Không còn tồn tại trong giòng chảy
Cứ thế, cứ thế, những bạn thân…

Gặp bạn xưa, nói chuyện quên giờ
Nối cho khít lại tháng ngày qua
Bắt cho chặt những bàn tay lỏng
Lỏng vì đâu đó chuyện can qua…
Gặp bạn rồi, biết gặp nữa không
Hay rồi sẽ gặp ở…muôn trùng
Chẳng biết ở nơi xa xôi ấy
Nhớ, quên kỷ niệm cõi dương trần?
Gặp, thôi ngừng những chuyện linh tinh
Cụng ly cho đẫm cái nhân tình
Áp má cho đời lem thêm phấn
Nụ cười rệu rạo vẫn…còn duyên!
TKLT .

Phần còn lại

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

THƯƠNG BINH.....TKLT

THƯƠNG BINH
Lính thiết giáp, bị B41 xơi 2 lần. Cụt 1 chân, 1 mảnh đạn còn nằm trong cơ phận cần thiết để lưu giống nòi. Anh hăng hái kể chuyện đời lính của mình, cũng hăng hái không kém kể chuyện bôn ba sau đời quân ngũ; Hăng hái hơn nữa, anh kể về câu chuyện con người cô đơn của anh,mỗi ngày tìm đến những nơi có cơm từ thiện...
Trong anh có cái gì cam chịu. Dường như anh không buồn! Hay nét khắc khổ trên khuôn mặt anh đã che đi mọi nỗi sầu âm ỉ?
Ngày xưa, bước chân ấy thật vững chãi đi vào khói lửa, cánh tay khỏe khoắn ấy vật lộn với chết chóc của đời chiến chinh. Đạn xuyên chân làm anh đi cà lết, đạn xuyên vai làm cánh tay teo tóp phải đút trong túi áo, vì không còn cử động được nữa. Nhưng cuộc sống đòi hỏi phải nỗ lực không chỉ cho riêng mình,mà còn cho con cái chưa đủ lớn khôn, nhất là khi gánh đời cơ cực ấy, anh chỉ gánh một mình, khi người vợ thân yêu đã về với lòng đất mẹ. Anh bán vé số thôi, nhưng nom anh vẫn hiên ngang. Chân anh đang chinh phục từng rẻo đường để tìm cơm tìm gạo. Và anh cảm thấy lòng rộn vui khi có ai đó chia sẻ với anh dăm phút ân cần. Thậm chí anh về, và không muốn người tiếp chuyện anh phải mua dùm anh tấm vé số mươi ngàn đồng bạc lẻ. Thật khác với lúc mới đến,anh chìa tập vé số trên cánh tay còn khỏe vào tận trong nhà:
_Mua dùm đi anh, đi...

Phần còn lại

Gieo ... Trần Kính Lãm Trần

Gieo...
Anh rể hắn bị mất sức lao động. Bản thân hắn bị tâm thần nhẹ. Hai anh em gây lộn với nhau hoài. Họ cùng chung một mái nhà với một cụ già là mẹ của hai chị em hắn, và mấy đứa cháu gọi hắn bằng cậu.
Đã từ 13 năm rồi, cứ mỗi lần đến thăm mái nhà ấy, là hắn cười cười rồi lẩn mất. Nghĩa là hắn tuy chẳng thù ghét gì, nhưng cũng chẳng thân thiện gì. Ai mà “chấp” người như hắn!
Rồi chị hắn lâm trọng bệnh, và qua đời…
Lạ thay, hắn lại thân thiện hơn khi khách đến thăm. Thậm chí hắn còn hỏi thăm này nọ…
Rồi ngày giỗ đầu của chị hắn, mấy đứa cháu làm đám giỗ cho mẹ thật tử tế. Khách theo lời mời đến nhà hắn để tưởng nhớ người quá cố. Ồ! Làm như hắn “tình cảm” hơn nữa thì phải! Hắn hỏi thăm như một người bình thường. Hắn kéo ghế, mời ngồi rồi ân cần rót nước.
Có lẽ, những lần thăm viếng cứ như hạt giống gieo vào lòng hắn, rồi sinh hoa kết trái đến không ngờ, để hắn trở nên bặt thiệp và tự nhiên hơn. Hắn chẳng những không còn lẩn tránh, mà còn tiễn khách ra về với nụ cười thật dễ mến, thật thân ái.
Tự nhiên nghĩ đến hạt giống trong lời Đức Ki tô. Nó âm thầm triển nở cho dù người gieo không hề biết rằng, việc làm của mình chẳng hề phí công tổn sức vô ích. Thậm chí hạt cải kia, tình yêu kia, dù nhỏ bé, nếu được trao đi với lòng mến yêu ăm ắp, thì hẳn rằng, một sáng tinh mơ, hạt cải ấy đã biến thành bụi cây cao lớn, tình yêu ấy đã trở thành nơi lưu trú cho lũ chim trời từ mãi đâu đến náu nương… Nghĩ đến mà thấy rằng, phải cố mà gieo đi những hạt cải bé nhỏ đang kiên nhẫn đợi chờ trong bàn tay còn ngần ngại.


Phần còn lại

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Ruồi ...

Ruồi ....
RUỒI Mỗi lần qua lại mấy cây cầu ở bắc ngang 2 bờ ở thượng nguồn kênh Nhiêu Lộc, là tôi thấy mình cà ngáo chi lạ, các cụ ạ! Ai đời, có lắm lúc, chỉ có mình mình đi đúng chiều, trong khi cả đàn xe chạy theo hướng ngược lại, dù người ta có trồng mấy cái trụ nhựa sơn màu cam rất bắt mắt ở cả hai đầu cầu, để cản ngăn đám xe chạy ngược ngạo ấy.
Rất nhiều khi, tôi phải cúi đầu trước đa số kẻ đang phi vèo vèo trên cầu ngược với chiều tôi lái xe. Tất nhiên, vì tôi là thiểu thiểu số người ngu vốn chấp hành luật giao thông, nên đa đa số kẻ chạy xe bất cần đời ấy có vẻ như đang rất vênh mặt lên, ra vẻ ta là người tuyệt tuyệt tự do!
Thậm chí, đám lái xe chỉ coi trọng sự tiện lợi của chính mình ấy, còn ép những kẻ thế cô như thằng tôi ngu muội này, khiến nhiều lúc mặt tôi xanh như tàu lá trong tràng cười rất vinh hiển của kẻ chiến thắng!
Lâu lâu, tôi mới thấy có bóng dáng ông áo vàng thủng thỉnh ở cái đầu cầu nào đó, thì ô hay, đường chi mà rộng thế cơ chứ, bởi lũ xe rạo rực kia đã lủi đi khỏi tầm ngắm của trự áo vàng. Rồi, đại đại hiếm lần tôi được chứng kiến 1 anh tài xế 4 bánh đang vừa mở cửa xe, vừa lẩm bẩm, chết mẹ rồi, lại tốn tiền…
Ừ, thì tại anh ta đi ngược chiều chứ sao. Có cả bảng cấm, bảng hướng dẫn rành rành, có yết thị về số tiền phải đóng phạt nếu vi phạm luật giao thông, mà cụ thể là đi ngược chiều trên những cây cầu này, mà anh ta cứ tỉnh như ruồi vậy. Lạ là, non nước này có quá trời ruồi mà chẳng làm sao chúng bớt vo ve: Này thì vượt đèn đỏ, này thì đi ngược đường, này thì làm chuyện ngược lòng dân, này thì nâng điểm, này thì hạ dùi cui…, đủ cả, chẳng thiếu sự gì!
LAM TRẦN 13.06.2019
Phần còn lại

LỜI GỬI MƯA .... Trần Kính Lãm Trần

Xin post lại những bài của Facebook Trần Kính Lãm Trần ... ít ra cũng làm đẹp thêm cuộc sộng . Đa tạ
LỜI GỬI MƯA


Kính thưa cơn mưa chiều hiu hắt,
Sao không mưa một lần cho nước mắt cạn ly?
Để ta không còn rấm rức nẻo đường về
Rằng chưa bao giờ đối ẩm cùng mưa cho đến khi dứt hạt.
Bao giờ cũng thế, mưa với ta là tình yêu dào dạt
Là ướt từ trong tận đáy nhất của tâm hồn
Là giãi bày cùng gió đến ngàn phương
Là chỉn chu những nét liêu xiêu trên trang giấy vội
Là những gì mà cả đời ta chưa từng đưa tay với
Là những gì ta chỉ muốn nói với riêng ta.
Âm thầm ư? Vâng, chỉ là giọng hát ngân nga
Trên ướt át của tàng cây ven đại lộ.
Thỉnh thoảng có chú sâu, ban đầu còn bỡ ngỡ
Ngã sóng xoài sau một cú đu giây
Nhập nhòe rồi đủng đỉnh, loay hoay
nấp đâu đó dưới chiếc lá vừa run rẩy rời cành tươm nước mắt.
Những giòng nước lan man chảy về đâu cho hết.
Súc vào chân cho trôi đi mọi hạt cát cuộc đời.
Ta với mưa, ôi những phút thảnh thơi
Những hạt nước tinh khôi ấy làm lòng ta sạch bóng.
Kính thưa anh mưa, chị mưa, chiều nay trời lồng lộng.
Ta về đây, nếu muốn, xin cứ đậu trước cửa nhà. Hồn ta mãi mãi thiết tha.

Xin mưa ở lại ngân nga đêm này...
Phần còn lại

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

30.04.1975 ngày ấy ...
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Hai câu thơ này của thi sĩ Vũ Hoang Chương khi nầm trong khám chí hòa sau tháng tư 1975.
Ở Sài Gòn, đường Công Lý chạy song song với đường Pasteur ngang tòa án sau tháng 4 liền bị đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Tự Do (Catinat cũ) bị đặt tên mới là đường Đồng Khởi. Công Lý và Tự Do mất tiêu sau khi có Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi.
Phần còn lại

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Salzburg ngày tháng cuối năm ... nqv.

Salzburg ngày tháng cuối năm ...

Vui nhất những ngày cuối năm là hàng quán , các siêu thị và lễ hội ngoài trời băng giá ... Rượu nho nóng trên những con đường đi bộ làm ấm lòng mọi người chợt đến rồi đi ...

Tiếng hát Minh Châu " tà áo đêm noel" người bạn ở Linz Áo gửu đến mọi người ...

Phần còn lại

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Lang băm : 46 cách chữa BỆNH bằng MẸO ... sưu tầm

46 cách chữa BỆNH bằng MẸO ,Quý Vị nhớ giữ kỹ ,kẻo mất uổng lắm ...
Dây là cách chữa bệnh được sử dụng trong dan gian , hiệu nghiệm hay không tùy vào cơ địa từng người . Thử đi bạn . chúc khỏe .

Mẹo vặt chữa bệnh
Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc. Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu sẽ tặng bạn “chiếc đũa thần” nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi “ngọc thể” bất an. 01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người. 07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy! 11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái. d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon. 13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc. 26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh. 28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền! 31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên. 43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật. 45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày.
( Sưu tầm )

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Áo :Bố kiện con vì học quá lâu ... nqv

Tại thành phố Wien nước Áo , bố đã phải đâm đơn kiện cô con gái " trời đánh " vì học miết không chịu đi làm ...
Theo euronews ngày 16/3/2017, ông bố giải thích rằng cô con gái mất thời gian quá lâu để tốt nghiệp ngành kiến trúc tại đại học Wien , thông thường chỉ mất 8 học kỳ mà cô này mất 13 học kỳ . Tòa án wien phán quyết rằng ông bố chỉ trả 10 học kỳ còn 3 học kỳ cô này phải trả . như vậy số tiền 3 học kỳ cô phải trả 24.000 Euro và 8000 ngà tiền tòa .
Tòa án tại Áo đã xử 6 lần như vậy trong 2 năm qua
Phán quyết trên nhắm vào việc học của con cái để luôn cố găng , chuyên tâm học hành , nếu không sẽ bị cúp tiền tài trợ Người ta cho rằng như vậy vì cha mẹ ít tiếp súc với con cái ....
http://derstandard.at/2000054087891/Zu-wenig-fleissige-Studentin-muss-ihrem-Vater-20-000-Euro

Phần còn lại

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

saigon ơi ! chào mi Một thoáng kỷ niệm .. nqv.

saigon ơi ! chào mi ... Một thoáng kỷ niệm
Đây là bản nhạc rất hay phát trước khi giới thiệu chương trình gì? Trước 1975 đài phát thanh saigon ... " cụ " nào biết xin chia sẻ . xin tặng triệu đóa hồng ....

Phần còn lại

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Thành phố Wien ngưng xây tượng đài Hồ Chí Minh ...

Thành phố Wien ngưng xây tượng đài Hồ Chí Minh

Việt Nam muốn gửi tặng công viên thành phố Wien một tượng bán thân lãnh tụ công sản. Nhưng thành phố rút lại quyết định sau khi bi phản đối mãnh liệt.
Von Erich Kocina * Nguyễn Quang (Diễn Đàn Việt Nam 21) dịch - Hồ Chí Minh phải chờ đợi. Tượng bán thân lãnh tụ cộng sản Việt Nam dự trù dựng ở công viên Donaupark Wien bây giờ không còn được tiến hành như trù liệu. Thành phố đã ngưng dự án sau khi bị phản đối mãnh liệt.
Như nữ phát ngôn của Nghị viên thành phố phụ trách văn hóa Andres Mailath-Pokorny (Đảng dân chủ xã hội Áo -SPÖ) tuyên bố với báo "Press". "Các căn cứ quyết định sẽ được thẩm tra lại."
Khởi đầu Hội Áo-Việt loan báo Việt Nam muốn dựng một tượng đài và Sở chăm sóc công viên thành phố đã chấp thuận. Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donaupark sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Sau khi hoàn thành tượng đài sẽ chuyển quyền sở hữu cho Wien và thành phố sẽ lo chăm sóc gìn giữ.
Peter Jankowitsch, nguyên Bộ trưởng ngoại giao (SPÖ) và chủ tịch Hội Áo Việt cho biết "Để mừng mối bang giao Áo- Việt nay đã có 45 năm. Chính quyền Việt Nam hoạch định nhiều việc. Trong đó có một ý kiến tặng thành phố Wien một tượng bán thân". Nguyện vọng này đã đạo đạt lên thành phố và được sự đồng ý. "Jankowitsch không hoàn toàn hiểu được những chỉ chí trích quyết định vì tai tiếng Hồ Chí Minh. Đối với Việt Nam hiện nay Ông ấy là một anh hùng dân tộc, như vua Franz Jopsef ở Áo-Hung xa xưa. Diều này người ta có thể chấp nhận hay phủ nhận. Nhưng trong bang giao, thật khó khăn để chúng ta từ chối biểu hiệu quốc gia của họ" Jankowitsch xem cáo buộc Hồ Chí Minh là kẻ sát hại nhiều người là "nực cười". Diều này lịch sử không minh chứng. "Ở đây ta cũng có thể nói Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát hại nhiều người vì đã tiến hành chiến tranh Việt Nam". Những cáo buộc là phần "chiến dịch trả thù" mà người Việt lưu vong đang thực hiện.
Chuyện diễu dở của lễ hóa trang (Fasching)
Đầu tiên bản tin về tương bán thân xuất hiện trong tuần qua do tuần báo “Falter” tường thuật và đã tạo ra nhiều lời bình phẩm. Gernot Blümel, Chủ tịch đảng nhân dân Áo (ÖVP) của thành phố Wien nói "Thật kỳ lạ, người ta muốn dựng tượng đài cho một nhân vật lịch sử không đúng như Hồ Chí Minh ngay trong lúc đang bàn luận chuyện đổi tên quảng trường Heldenplatz". Bà Maria Fekter, nữ phát ngôn văn hóa của ÖVP cũng có ý kiến "Đây có lẽ là một chuyện đùa của lễ hóa trang. Đảng tự do Áo (FPÖ) cũng lên tiếng chỉ trích". Norbert Hofer, Phó chủ tịch FPÖ và Đệ tam chủ tịch Hội đồng quốc gia cho rằng “Bộ trưởng văn hóa Drozda phải lên tiếng chống đối chuyện dựng tượng đài vinh danh kẻ sát nhân hành loạt Hồ Chí Minh ở Donaupark".
Văn phòng của Nghị viên thành phố phụ trách văn hòa Andreas Mailath-Pokony xác nhận "Chúng tôi không liên quan gì đến chuyện dựng tượng đài, chúng tôi chỉ lo chăm sóc, gìn giữ tượng đài". Một Nữ phát ngôn cho biết "chúng tôi chỉ nhập cuộc khi kết thúc và Tượng đài không phải là ý muốn của thành phố". Chính quyền liên hiệp đỏ-xanh có lẽ đã lãng tránh chuyện tượng đài. Tuy nhiên đảng Xanh cho biết qua mạng Twitter đảng bộ địa phương và thành phố đã không chấp thuận tương đài.
Bây giờ thành phố cũng rút lui. Và tượng đài tạm thời nằm chờ dài.
Che Guevara ở Donaupark
Theo sự ước đoán, một triệu người đã bị thảm sát dưới thời Hồ Chí Minh. Con số này được nêu trong "Sách đen của chủ nghĩa cộng sản" được xuất bản năm 1997. Ông cũng bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên ông được phe tả vinh danh là người là người chống Mỹ và đấu tranh cho tự do.
Ngoài ra đây không phải là lần đầu một tượng đài ở Donaupark gây tranh cãi chính trị. Trước 10 năm thị trưởng thành phố Wien Michel Häupl (SPÖ) đã khánh thành một tượng bán thân vinh danh Che Guevara (1928-1967). Ông này cũng được phe tả xem là kháng chiến quân và phe khác cáo buộc ông tra tân, sát hại tù nhân Cuba và xử tữ những người đối nghịch.
Nguồn: http://diepresse.com/home/panorama/wien/5174081/Stadt-Wien-zieht-Bremse-fuer-Ho-Chi-MinhDenkmal#

Phần còn lại

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Tản mạn Salzburg ... tượng đài ...

Tượng đài tại trung tâm mua sắm Europark chuyện vui vỉa hè ...
Cu Mít ghé thăm thân nhân ở Salzburg , lang thang đây dó rồi lưu lạc đến trung tâm mua sắm Europark . Cu Mít dạo một vòng di qua các cửa hàng , giá cả chẳng rẻ gì nhưng hành lang rộng rãi tấp nập người qua lại vì là chiều cuối tuẩn ... Cu Mít cứ theo bước chân dồn , ra phía sau khu mua sắm lúc nào không hay . Khu vực này ngoài trời có sân rộng vui chơi cho trẻ em ... sừng sững một tượng điêu khắc „ mấy con khỉ đột „ đứng nằm ngồi nghả nghiêng ... Cu Mít gặp một cha nội tóc đen :
-Chào anh , anh là người Việt
-Đúng ... còn gì .?
-Thật là lạ , cái nước Áo này có biết bao danh nhân nó không dựng tượng đài cho „goành tráng „ mà cho mấy con khỉ đột vào đây ... làm bẩn cả khu vực ...
-Để tượng trùm Hitler được không ? Hitler là người Áo mà ...
-Cha nội nghe đây : nó có quuyền ... vì đây là khu vực của công ty Spar ... nó dựng quái gì cũng được theo ý nó ... nhưng có một điều ... nó để trùm đồ tể Hitler ở đây ... khách du lịch mua sắm , nhất là đám Do thái , tức ói máu ... nó bán cho ai ... còn nữa : ở mấy nước dân chủ , chủ dân , có cái luật là : dù đất riêng nhưng dựng cái gì đụng chạm dến nỗi đau của một tập thể nào đó ... là Không được ... hiễu chưa cha nội ... tại sao không có Hitler ở đây ...
Đồng hương mới gặp làm cái cà phê đi ... thành phố Salzburg lúc nào cũng welcome bạn đến , nhưng đừng „ phóng uế „ bừa bãi là được ...





Phần còn lại

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Văn nghệ mừng xuân Dinh Dậu tại Wien ... nqv

Văn nghệ mừng xuân Dinh Dậu tại Wien . Buổi văn nghệ mừng xuân do hội Phật tử Việt nam tại Áo " Kultur-und Sozialverein der vietnamesischenBuddhisten in Österreich" tổ chức
Tại : Längenfeldgasse 13-15 1120 Wien
Lúc : 17 giờ ngày 11.02.2017
Những giọng ca đặc biệt đến từ Pháp : tiến Thành , đến từ Đức : Bích Phượng , Phùng Mạnh Quân .



Phần còn lại

Mừng xuân Đinh Dậu Salzburg ... nqv

Mừng xuân Đinh Dậu Salzburg
Với chủ đề Xuân Yêu thương , mừng xuân Đinh Dậu .
Tại : hội trường TRIEBENBACHSTR. 26 , 5020 Salzburg
Lúc : 16 giờ ngày 21.01.2017
Vào cửa : 5 EURO ,trẻ em dưới 5 tuổi : miễn phí .


Phần còn lại

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Tết đinh dậu ... 2017 tết con gà ...

Tết con gà Đinh Dậu sắp tới ... nghĩ về một bài hát xuân không thể thiếu trong gia đình miền nam trước 1975 .... Ly rượu Mừng : của Phạm đình chương
Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc. Cha ông là Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được hai người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Người con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Phạm Đình Chương học nhạc từ năm 13 tuổi, bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 17 tuổi. Năm 1951, ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với tên Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ra ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Năm 1967, ông thành lập phòng trà "Đêm Mầu Hồng" tại Sài Gòn rất nổi tiếng (Robertino147 2006). Ông viết khoảng sáu mươi ca khúc, gồm nhiều thể loại như dân ca, tình ca, nhạc phổ thơ. Những ca khúc nổi tiếng của ông gổm có: Tiếng Dân Chài, Anh Đi Chiến Dịch, Ly Rượu Mừng, Người Đi Qua Đời Tôi, Nửa Hồn Thương Đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng Dưới Hoa (thơ Đinh Hùng).
Năm 1979, ông vượt biên và đến định cư tại California, Hoa Kỳ (Robertino147 2006). Ông mất vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại California



A. "Ly Rượu Mừng" tiêu biểu cho nhạc Xuân vì bài hát chú trọng vào lời chúc Tết và có điệu nhạc vui tươi sống động
"Ly Rượu Mừng" có nội dung đơn giản, là ca khúc mừng xuân với những lời chúc Tết tới mọi người được hạnh phúc ấm no trong cảnh đất nước thanh bình tự do. Bài hát không có những mô tả hình ảnh hoặc sinh hoạt trong những ngày quanh dịp Tết (thí dụ, pháo nổ, màu hoa sặc sỡ, kẹo bánh) nhưng rất tiêu biểu cho ngày Tết Việt Nam. Đó là vì bài hát chú trọng vào điểm quan trọng nhất trong dịp Tết: chúc Tết. Ngoài ra, bài hát được viết với điệu nhạc Valse, đem lại nét vui tươi sống động trong mùa Xuân. Giai điệu vả tiết tấu có nhiều khía cạnh linh hoạt theo nội dung, rất thích hợp cho hợp ca hoặc phối hợp giữa hợp ca và đơn ca.
1. "Ly Rượu Mừng" gồm những lời chúc Tết cho mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc và đất nước hưởng thanh bình tự do:
Bài hát mở đầu với lời mời nâng chén rượu để chúc mọi người ở khắp nơi ("Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi"), từ anh nông phu được mùa lúa thơm, người buôn bán có lợi tức, cho tới công nhân lao động thoát được cảnh nghèo khó ("Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi/ Người thương gia lợi tức/ Người công nhân ấm no/ Thoát ly đời gian lao nghèo khó.") Với các chữ "nông (phu)," "thương (gia)," và "công (nhân)," ta không thể không liên tưởng đến "sĩ nông công thương," được coi là bốn giai cấp xã hội Việt Nam thời xưa. Không rõ tại sao Phạm Đình Chương bỏ "sĩ" (người học hành). Trong đoạn sau, ông có nhắc đến "sĩ," nhưng đó là "nghệ sĩ" là những người sinh sống qua nghệ thuật, chứ không phải là những người sinh sống qua học hành hoặc hành nghề chuyên môn như bác sĩ, kỹ sư, luật sư. Có thể lúc bấy giờ, số người "sĩ" không nhiều trong xã hội bằng ba giới "nông, công, thương."
Với "nâng chén," tác giả mở đầu bằng hành động giơ cao ly rượu khi chúc mừng. Tác gỉả dùng "chén" và "ly" như nhau trong toàn bài hát. Ta nên nói thêm về "chén" và "ly" trong tiếng Việt.
Chữ "chén" có nhiều nghĩa trong tiếng Việt. Nghĩa thông thường của "chén" là vật dùng để uống nước, rượu, trà, thường bằng sành hay sứ. Một chữ có nghĩa tương tự là "tách" (do tiếng Pháp "tasse") nhưng "tách" thường có tay cầm trong khi "chén" thường không có tay cầm. Nghĩa thứ hai là vật dùng để ăn, như chén cơm, chén cháo. Trong nghĩa này, người miền Nam dùng "chén" thay cho "bát" hoặc "tô" mà người miển Bắc thường dùng. "Chén" còn có thể dùng với nghĩa bóng, hàm ý chứa đựng ý tưởng, tâm tình (như "chén tình" trong bài hát).
"Ly" khác "chén" ở hai điểm: "ly" thường làm bằng thủy tinh và sâu hơn "chén." Để uống rượu, người Tây phương thường dùng "ly" và rất ít khi dùng "chén." Ngược lại, người Việt dùng "ly" và "chén" tùy vào loại rượu. Nguyễn Dư (2014) viết một bài lý thú về nguồn gốc các dụng cụ uống rượu (chén, bát, ly, cốc).
Ta cũng nên để ý là khi uống rượu chúc mừng, người ta thường nói "nâng chén" hoặc "cụng ly" chứ ít ai nói "cụng chén." Có thể vì thói quen "cụng ly" là tạo âm thanh cho thêm phần vui nhộn, và thường thì thủy tinh pha lê của ly mới tạo ra được âm thanh trong vắt, chứ không có mờ đục buồn tẻ như sành sứ của chén. Thực ra có nhiều nguồn gốc giải thích cho thói quen "cụng ly." Một giải thích theo thói quen Hy Lạp là khi cụng ly, ta có thể làm văng thuốc độc bỏ vào ly rượu của mình vào ly rượu của kẻ đang muốn hại mình (Xem, thí dụ như, Etiquette International; Upton 2010). Một lý thuyết khác là khi cụng ly, ta đuổi ma quỷ ra khỏi rượu và do đó uống rượu an toàn hơn (Etiquette International; Upton 2010). Một giải thích nữa là một ly rượu ngon khơi mạnh các giác quan về nhìn, đụng chạm, vị, và mùi. Do đó, khi cụng ly, ta tạo thêm cảm nhận âm thanh, cho đầy đủ ngũ quan (Etiquette International). Với hai lý thuyết đầu, "cụng ly" hay "cụng chén" đều có ý nghĩa. Nhưng với lý thuyết thứ ba, "cụng ly" có lẽ đúng hơn "cụng chén" vì như trình bày trên, âm thanh tạo bởi hai ly thủy tinh va chạm nhau nghe thánh thót và vang vang hơn chén sành.
Ngoài ra, tiếng Việt ta dùng "nâng chén" và "nhấc ly" chứ không dùng "nâng ly" hoặc "nhấc chén." Đó là vì "nâng" là hành động trịnh trọng, hàm ý dùng sức (thực sự hay bề ngoài). Trong lúc uống rượu bằng chén thời xưa, người ta thường dùng hai tay để "nâng" chén rượu mời với ngụ ý trịnh trọng hoặc bày tỏ sự kính trọng. "Nâng" trong "nâng khăn sửa túi" hoặc tiếng lóng "nâng bi" có ý nghĩa kính cẩn trịnh trọng tương tự. Ngoài ra, vì chén thường không có tay cầm, dùng hai tay để "nâng" chén giữ cho chén thăng bằng, không đổ hoặc rớt. Ngược lại, "ly" thường có hình thể thon dài, có bầu sâu chứa rượu và chân ly dài, và nhẹ, nên cầm ly dễ dàng và không dùng sức nhiều. Do đó, khi đưa ly rượu lên cao, người ta thường dùng một tay để "nhấc" thay vì "nâng." Một điểm nữa, có lẽ hơi lạc đề, là cách "nhấc" ly hoặc cầm ly rượu. Cách đúng nhất là cầm chân hoặc thân (stem) ly, và không bao giờ cầm bầu (bowl) ly (Xem, thí dụ như, Real Simple). Lý do là khi cầm chân hoặc thân ly rượu, tay người cầm ly sẽ không che rượu trong ly (để màu và mức trong của rượu được nhìn thấy), và thân nhiệt ở tay sẽ không làm thay đổi nhiệt độ rượu. Vì cầm ly rượu ở chân hoặc thân ly và bằng một tay, hành động đưa ly lên thường không cần phải có sự trịnh trọng hoặc nặng nề. Do đó, "nhấc ly" nghe hợp lý hơn "nâng ly." Tuy nhiên, "nâng ly" hoặc "nâng cốc" vẫn được dùng để ngụ ý trịnh trọng, lễ phép, trong lúc chúc tụng.
Trở về với "Ly Rượu Mừng," mọi người cùng nhấp chén rượu đầy vơi, chúc vui mọi người ("Á A A A Nhấp chén đầy vơi, chúc người người vui.") Trong dịp Xuân về, ai cũng nao nao với những mối duyên nợ cuộc đời ("Á A A A Muôn lòng xao xuyến duyên đời.") Với quãng "Á A A A," bài hát khuyến khích mọi người cùng ca. Có lẽ đó là lý do "Ly Rượu Mừng" thích hợp cho hợp ca và trong cuộc họp mặt đông người khi mọi người cùng nâng ly rượu chúc lẫn nhau.
Ly rượu được rót tràn đầy để chúc người binh sĩ lên đường ra nơi trận mạc xa xôi được thành công, làm tươi sáng cuộc đời dân lành ("Rót thêm tràn đầy chén quan san/ Chúc người binh sĩ lên đàng/ Chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành/ Mừng người vì nước quên thân mình.") Ta hiểu "quan san" là quan ải và núi non, thường để chỉ những nơi xa xôi, hoặc ở biên giới, đồn trú cho binh lính. Lời chúc cũng được gửi tới những bà mẹ già nơi xa xôi, nhớ thương con cháu mong mỏi được gặp lại người con đi xa, sẽ có dịp gặp lại con trở về hội ngộ chan hòa niềm yêu thương ("Kìa nơi xa xa có bà mẹ già / Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa/ Chúc bà một sớm quê hương/ Bước con về hòa nỗi yêu thương.") Mọi người cùng hát bài hát vui vẻ làm tươi thắm đời người chiến sĩ, và để cho người mẹ già không còn lo âu buồn bã vì con nữa ("Á A A A Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính/ Á A A A Chúc mẹ hiền dứt u tình.")
Ly rượu mừng cũng gởi đến những cặp tình nhân hoặc vợ chồng đang xây tổ ấm cùng nhau ("Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương/ Xây tổ ấm trên cành yêu đương.") Điều đó không có nghĩa là chúc mừng những cặp vợ chồng mới cưới. Ta biế̉t ít ai làm đám cưới trong mùa Xuân vào dịp Tết. "Đôi uyên ương" chỉ có nghĩa cặp tình nhân, hoặc cặp vợ chồng trẻ đang tạo dựng gia đình nhỏ. Với người nghệ sĩ, chúc mừng họ đem lời ca, tiếng nhạc, câu thơ văn, và nét họa tô điểm cuộc đời thêm mới mẻ tốt đẹp ("Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ/ Tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới.") Như trình bày ở trên, "nghệ sĩ" đây không phải là giai cấp "sĩ" trong "sĩ nông công thương" mà là những người theo ngành nghệ thuật như nhạc sĩ, ca sĩ, thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, ̣điêu khắc gia, v.v.
Nhưng lời chúc thiêng liêng nhất là lời chúc cho đất nước hòa bình, không còn chiến tranh, thịt rơi máu đổ. Đó là ngày quê hương được yên vui và những người lính trở về với chén rượu ấm chứa chan đầy tình thương yêu ("Bạn hỡi, vang lên/ Lời ước thiêng liêng/ Chúc non sông hòa bình, hòa bình/ Ngày máu xương thôi tuôn rơi/ Ngày ấy quê hương yên vui/ đợi anh về trong chén tình đầy vơi.") Có thể đây là lý do ca khúc "Ly Rượu Mừng" không còn được thịnh hành tại Việt Nam hiện nay nữa, vì lời chúc hòa bình có vẻ mất ý nghĩa. Tuy nhiên, với tình trạng thế giới hiện nay và thái độ ngang ngược của Tàu cộng, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, chiến tranh không nhất thiết là về quân sự, mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, v.v. Với những ý nghĩa đó, Việt Nam hiện nay vẫn còn chiến tranh trên toàn đất nước dưới sự thống trị tàn bạo của cộng sản.
Mọi người hãy cùng nhấc cao ly rượu, chúc cho tương lai sáng sủa tràn đầy tự do, đất nước thanh bình, và mọi người được hạnh phúc tràn trề ("Nhấc cao ly này/ Hãy chúc ngày mai sáng trời Tự Do/ Nước non thanh bình/ Muôn người hạnh phúc chan hòa.") Trước hết, ta để ý tác giả dùng "nâng chén" và "nhấc cao ly rượu" (thay vì "nâng ly" hoặc "nhấc chén") như đã đề cập ở trên. Thứ nhì, trong phiên khúc này, tác giả chúc đất nước tự do và thanh bình. Ta phải hiểu Phạm Đình Chương ngụ ý cầu mong nước non thanh bình và sáng trời tự do cho toàn thể đất nước Việt Nam từ Nam ra Bắc. Lúc bấy giờ, miển Nam đã được hưởng nền dân chủ tự do, nhưng miền Bắc bị dưới ách thống trị tàn bạo của cộng sản. Phạm Đình Chương lúc nào cũng tưởng nhớ đến miền Bắc. Tên hát của ông là Hoài Bắc, nói lên tâm tư này. Thứ ba, đây là lời chúc khác với lời chúc trong phiên khúc trước. Trong phiên khúc trước, lời chúc "non sông hòa bình" khác với "nước non thanh bình." "Hòa bình" ngụ ý không còn chiến tranh, chém giết lẫn nhau. "Thanh bình" ngụ ý yên tĩnh, không bị khuấy động. Một đất nước hòa bình không có nghĩa là thanh bình nếu nước đó vẫn còn những bất công, đàn áp bởi kẻ cầm quyền. Thí dụ điển hình là Việt Nam. Tuy không còn chiến tranh, Việt Nam hiện nay còn bị khuấy động nhiều hơn cả lúc đang chiến tranh, vì những bất công, tham nhũng, đàn áp, và tàn bạo do nhà nước cộng sản xảy ra toàn diện trên khắp vùng đất nước. Đó là không kể hiểm họa mất nước có thể xảy ra nay mai.
Tổng kết, mọi người mơ ước hạnh phúc ở khắp mọi nơi và hương thơm thanh bình đang dâng cao ("Ước mơ hạnh phúc nơi nơi/ Hương thanh bình dâng phơi phới.") "Phơi phới" hàm ý một khí thế đang lên. Lời chúc "thanh bình" gồm cả "hòa bình" lẫn yên tĩnh, và do đó có ý nghĩa mạnh mẽ hơn "hòa bình."
"Ly Rượu Mừng" là một ca khúc đơn giản, gồm những lời chúc Tết cho mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc và đất nước hưởng thanh bình tự do. Bài hát có nhiều khía cạnh khác biệt với những bài hát khác về Xuân.
2. Tuy không mô tả cảnh tượng hoặc không khí Xuân, "Ly Rượu Mừng" tiêu biểu cho ngày Tết vì chúc Tết là tục lệ quan trọng nhất trong Tết Việt Nam:
Ca khúc "Ly Rượu Mừng" thuần túy là những lời chúc Xuân cho mọi người và đất nước. Bài hát hoàn toàn không có mô tả cảnh tượng đón Xuân, hoặc các trang lễ, chuẩn bị, và không khí của những ngày Tết theo truyền thống Việt Nam. Phạm Đình Chương cố tình gạt bỏ những hình ảnh về Xuân, mà chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất là chúc Tết. Cả toàn bài hát không hề có các cảnh tượng thiên nhiên mùa Xuân như màu sắc hoa (mai, đào), mùi hương thơm hoa, nắng vàng, gíó ngàn, tiếng chim hót; hình ảnh đón Tết và trang hoàng trong nhà như bếp hồng, bánh dầy, bánh chưng, kẹo mức, hạt dưa, trái cây, cây nêu; cảnh tượng đường phố như trẻ em khoe quần áo mới, người đi nườm nượp, phố phường đông đúc; các hình ảnh và âm thanh Tết như pháo nổ đì đùng, trống đập múa Lân, phong bì đỏ lì xì, tiếng nhạc ca hát mừng Xuân, v.v.
Những bài hát khác về Xuân luôn luôn có, không nhiều thì it, những hình ảnh hoặc gợi ý cho cảnh Xuân và không khí đón Tết. Thí dụ như: "Rừng hoa mai đua nở" ("Tâm Sự Nàng Xuân" của Hoài Linh); "Ngắm vườn bên thấy mai đào nở," ("Nghĩ Chuyện Ngày Xuân" của Song Ngọc); "Hoa lá nở thắm," "hoa đào hồng thắm," ("Cánh Thiệp Đầu Xuân" của Minh Kỳ & Lê Dinh); "Hoa đào hoa mai," "trẻ thơ khoe áo xinh xinh," "mứt vàng hạt dưa," "bánh dầy bánh chưng," "phong bì thắm tươi" ("Ngày Tết Việt Nam" của Hoài An); "chim hót mừng," "Lập lòe tà áo xanh xanh," "đàn chim non xinh xinh tung bay," "tiếng pháo đì đùng," "Ngàn hoa hé môi cười vui" ("Xuân Đã Về" của Mink Kỳ); "cánh hồng tươi thắm," "Muôn sắc khoe tươi," "Nồng ngát hương thơm" ("Gió Mùa Xuân Tới" của Hoàng Trọng); "nụ hoa vàng mới nở," "lộc non vừa trẩy lá," "bầy chim lùa vạt nắng," "rung nắng vàng ban mai," ("Anh Cho Em Mùa Xuân" của Nguyễn Hiền, thơ Kim Tuấn); "mai đào nở vàng bên nương," "pháo giao thừa rộn ràng," "trông bánh chưng ngồi chờ sáng," "cho tà áo mới ba ngày xuân đi khoe phố phường" ("Xuân Này Con Không Về" của Trịnh Lâm Ngân); "nắng vàng," "nâng phím đàn cùng hát ca," ("Xuân Họp Mặt" của Văn Phụng).
Thực ra, cả toàn bài "Ly Rượu Mừng," chỉ có một chữ "Xuân" duy nhất trong câu đầu. Nếu bỏ chữ "Xuân" này và thay bằng một chữ khác như "vui," cả toàn bài chỉ hoàn toàn nói về chúc tụng mọi người và đất nước, và không có một chút xíu gì về Xuân hoặc Tết cả. Nhưng có thật là vậy không?
Tại sao "Ly Rượu Mừng" luôn luôn được coi là bài hát tượng trưng cho dịp Xuân về, Tết đến?
Câu trả lời thật đơn giản nhưng cũng có thể gây ngạc nhiên: Chính lời chúc tụng là đặc tính độc đáo của Tết Việt Nam. Tết Việt Nam có thể không có cảnh tượng thiên nhiên như chim hót, nắng vàng, gió mát, hoặc những hoạt động nhân tạo như pháo nổ, múa rồng, múa lân, hoa mai, hoa đào, bánh chưng, kẹo mứt, quần áo mới, tiếng hát Xuân, phong bì đỏ lì xì.
Nhưng Tết Việt Nam không thể nào không có lời chúc Tết.
Chúc tụng hoặc chúc mừng nhau gần như là căn bản sinh hoạt ở xã hội Việt Nam. Người Việt hình như bị ám ảnh với chúc tụng. Người ta chúc nhau trong bất kỳ dịp nào: sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi, sinh đẻ, thi cử (trước và sau khi thi), thăng quan tiến chức, mua sắm đồ dùng, mua nhà, mua xe, cưới hỏi, du lịch, nghỉ hè, đau ốm, ra vào bệnh viện, ra mắt tác phẩm, mở cửa hàng, nhận chức vụ mới, thuyên chuyển, trình diễn, trúng thầu, ký khế ước. Trong một buổi họp mặt, cho dù bất cứ có dịp gì, luôn luôn có người đứng lên ngỏ lời chúc mọi người. Trong một bữa tiệc, sẽ có người nói, "Chúc quý vị một bữa tiệc vui vẻ." Trên đài phát thanh hoặc truyền hình hàng ngày, các xướng ngôn viên luôn luôn có lời chúc khán thính giả, lúc thì một ngày vui vẻ, một ngày nghỉ an toàn, hoặc một buổi tối ấm cúng với gia đình. Trong một lá thư hay một e-mail, người viết thường mở đầu hoặc kết luận bằng một lời chúc. Ngay cả trong lúc gặp nhau hàng ngày cũng có lời chúc vui vẻ hoặc mạnh khỏe. Những lời chúc nhiều khi biến thành những lời chào hỏi hàng ngày, thí dụ như "Chúc bạn một ngày vui," tương tự như những câu nói sáo rỗng "Have a nice day!" ở Hoa Kỳ.
Chúc tụng hoặc chúc mừng nhau không phải chỉ xảy ra thông thường ở Việt Nam. Dân chúng tại nhiều quốc gia khác cũng có thói quen tương tự. Nhưng tại các quốc gia này, chúc tụng thường xảy ra tại các buổi họp mặt, tiệc tùng, ăn mừng một dịp nào đó, và thường không xảy ra giữa cá nhân hoặc qua thư từ, và không có sắc thái hầu như là ám ảnh của người Việt. Tại các quốc gia khác, trong bữa tiệc họp mặt, ngoại trừ các xã hội cấm uống rượu (thí dụ, đạo Hồi), thường có những lời chúc tụng giữa khách và chủ qua cách giơ cao ly rượu và cùng uống (toasting). Đa số những lời chúc tụng là cho sức khoẻ (Etiquette Scholar).
Người Việt có lẽ tin tưởng vào các lời chúc tụng sẽ quả thật đem lại may mắn, sức khỏe, tiền bạc, thành công, tình yêu. Trong các dịp lễ long trọng như ngày Tết, lời chúc còn có ý nghĩa "thiêng liêng" hơn các dịp khác vì có sự tin tưởng vào thần thánh, tổ tiên ông bà hoặc những người đã khuất trong gia đình, hội họp trong dịp Tết và sẽ giúp những lời cầu chúc thành sự thật. Phong tục cổ truyền Việt Nam trong dịp Tết có nhiều tục lệ như cúng kiến, xông đất, xuất hành, chúc Tết, hái lộc, biếu quà, kiêng cữ, v.v. nhưng có lẽ chúc Tết là tục lệ quan trọng nhất. Trong những ngày đầu năm, câu đầu tiên người ta nói với nhau khi gặp nhau là lởi chúc Tết. Ngay cả ngày nào đi chúc Tết ai cũng được quy định rõ rệt: "Mồng một chúc Tết mẹ cha/ Mồng hai tết vợ, mồng ba tết thầy."
Do đó, tuy không có những mô tả thiên nhiên, cảnh tượng, nhà cửa, đường phố, thiên hạ, và các hoạt động Tết, ca khúc "Ly Rượu Mừng" biểu hiện một đặc tính quan trọng nhất trong Tết Việt Nam. Đó là những lời chúc Tết trong các ngày đầu năm. Tết Việt Nam sẽ mất ý nghĩa nếu không có những lời chúc Tết và do đó "Ly Rượu Mừng" luôn luôn là một ca khúc được hát trong dịp Tết hàng năm.
3. Giai điệu, tiết tấu, và điệu nhạc valse thích hợp cho lời chúc mừng Xuân với nét vui tươi và sống động:
Bài hát được viết với nhịp 3/4, dưới điệu nhạc Valse có tốc độ/ hành độ (tempo) nhanh và do đó đem lại nét sống động và vui tươi, thích hợp cho dịp vui ăn mừng ngày Tết. Nhạc sĩ thường chọn lựa điệu nhạc (tiết điệu) khi soạn nhạc. Tiết điệu là chu kỳ của các phách mạnh và yếu theo một nhịp điệu nào đó. Tiết điệu cho thấy sự liên kết nhịp nhàng trong chuyển động. Thí dụ: valse, rhumba, fox, slow, tango (Phạm Đức Huyến, 37). Ta nên biết có hai điệu nhạc Valse, hoặc Waltz theo tiếng Mỹ: Waltz chậm (slow Waltz) và Viennese Waltz. Cả hai đều có cùng nhịp điệu căn bản nhưng Viennese Waltz có tốc độ nhanh hơn Waltz chậm, có thể nhanh gấp ba bốn lần. Waltz chậm còn được gọi là Boston, do tên thành phố Boston tại Hoa Kỳ khi điệu Waltz được phát triển và du nhập qua Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 (Xem, thí dụ như, OSLH). Nhạc Việt thường dùng Boston cho Waltz chậm và Valse cho Viennese Waltz. Trong bài "Ly Rượu Mừng," nhạc sĩ Phạm Đình Chương ghi rõ điệu Valse trên tờ nhạc, và bài hát nên được trình bày với tiết điệu nhanh và sống động của điệu Viennese Waltz.
Giai điệu và tiết tấu của bài hát thích hợp cho hợp ca, như trong buổi họp mặt. Bài hát có những khúc trầm bổng, ngắn gọn và kéo dài tùy vào nội dung của câu hát, tạo nên nét linh hoạt và sống động. Thí dụ câu "Bạn hỡi/vang lên/ Lời chúc/ thiêng liêng" có bốn ngắt quãng với dấu nghỉ, và ở nốt cao, diễn tả lời kêu gọi mọi người cùng vang lên lời chúc. Lời kêu gọi đó được nhấn mạnh qua bốn ngắt quãng và nốt cao tạo nên khí thế thúc giục mạnh mẽ. Tương phản với câu kêu gọi thúc giục đó, câu "Kìa nơi xa xa có bà mẹ già" có cùng trường độ, nhưng không có dấu nghỉ và lời ca được kéo dài liên tục; do đó tạo ra âm hưởng êm ái nhẹ nhàng, thích hợp cho hình ảnh bà mẹ già mong chờ con.
Bài hát gồm có những lời chúc mọi người và toàn dân đất nước. Do đó, âm hưởng bài hát sẽ có khí thế mạnh mẽ và ý nghĩa khi bài hát trình bày qua hợp ca. Tuy bài hát có thể do một ca sĩ hát, âm điệu sẽ được hay hơn nếu có nhiều ca sĩ cùng hát một lúc. Những quãng Á A A A trong bài hát là dành cho khúc hợp ca, có nhiều người đồng xướng. Bài hát cũng sẽ được trình bày linh động nếu có những khúc hát hợp ca xen kẽ những khúc hát đơn ca, hoặc hợp ca giọng nam xen kẽ hợp ca giọng nữ. Ban Hợp ca Thăng Long phối hợp kỹ thuật hợp ca và đơn ca, và hợp ca giọng nam cùng giọng nữ rất tinh vi, đem nét linh động, vui tươi, và nhiều sắc thái cho bài hát (Xem, thí dụ như, Doppelpass01 2010).
B. Bài hát có lối diễn tả đơn giản thích hợp cho các lời chúc Tết chính xác và có vài nét đặc sắc đem lại nét linh hoạt sống động:
Trong "Ly Rượu Mừng," Phạm Đình Chương không có lối dùng chữ hoặc kỹ thuật trình bày gì đặc biệt. Bài hát có ít mỹ từ. Các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, không cầu kỳ bóng bẩy. Đó chính là điểm hay của bài hát. Bài hát gồm những lời chúc Tết cho mọi người; do đó, ngôn từ cần phải đơn giản thích hợp với bản chất bình dị và chất phác của đa số dân Việt thời bấy giờ. Không ai muốn nói những lời chúc khó hiểu hoặc bóng bẩy làm mất đi ý nghĩa chân thành của lời chúc đầu năm. Ngoài ra, vì bài hát là những lời chúc Tết và không phải là một câu chuyện hoặc tâm trạng của một người nên không có nhiều những khía cạnh kỹ thuật viết như lối trình bày, "cho thấy, đừng kể," chú trọng vào chi tiết rõ rệt, v.v...
Tác giả dùng những lời chúc chính xác, ̣đánh đúng vào nguyện vọng của mọi người. Với người nông phu, còn gì sung sướng hơn là ruộng lúa được mùa; thương gia buôn bán có lời nhiều; người lao động không còn nghèo khó; người chiến sĩ thành công nhiệm vụ, giúp dân lành; bà mẹ già gặp lại con trở về, hết cơn u buồn; cặp tình nhân xây tổ ấm; người nghệ sĩ tô điểm đời thêm tươi đẹp; non sông hòa bình và đất nước hưởng thanh bình tự do. Ta không thấy những lời chúc mơ hồ, sáo rỗng, máy móc, như "sức khỏe sung túc," "sống lâu trăm tuổi," "tài lộc dồi dào," "con hiền dâu thảo," "thăng quan tiến chức," v.v...
Tuy bài hát có lối diễn tả bình dị và đơn giản, cũng có vài điểm đặc sắc đáng ghi. Trước hết, Phạm Đình Chương trình bày cuộc uống rượu mừng là một chuỗi tác động rót rượu, nâng chén hoặc nhấc cao ly, nhấp nháp rượu, uống cạn ly, và rót thêm rượu ("nâng chén ta chúc nơi nơi / Nhấp chén đầy vơi/ Rót thêm tràn đầy chén/ Nào cạn ly/ chén tình đầy vơi/ Nhấc cao ly này"). Mỗi tác động kèm theo lời chúc mọi người. Cách mô tả đó tạo ra cảnh tượng linh hoạt sống động của một bữa tiệc khi mọi người cùng giơ cao ly rượu và chúc lẫn nhau. Thứ nhì, bài hát có vài chỗ dùng "cho thấy, đừng kể," chi tiết rõ rệt, và ẩn dụ nhẹ nhàng. Thí dụ như "mắt vương lệ nhòa," "máu xương thôi tuôn rơi," "chén tình," "thoát ly đời gian lao." Cộng với điệu nhạc vui tươi và giai điệu tiết tấu sống động, các diễn tả này đem lại những nét chấm phá rải rác trên khắp bài hát, giúp khán giả có tâm trạng lâng lâng sảng khoái.
C. Kết Luận:
Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát bất hủ cho Tết. Bài hát không có những mô tả thông thường về Tết như pháo nổ, hoa mai hoa đào nở, bánh kẹo trái cây, nhưng đánh đúng vào sắc thái quan trọng trong dịp Tết là chúc Tết. Ngoài ra, với điệu nhạc Valse vui tươi, giai điệu trầm bổng, tiết tấu sống động, và lời ca đơn giản, bài hát thích hợp cho hợp ca hoặc phối hợp giữa hợp ca và đơn ca.
Với người Việt, Tết là mùa vui vẻ. Những ngày đầu năm là những ngày ai cũng vui cười, trao quà, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Ngày Tết thực ra có thể tạo căng thẳng cho một số gia đình phải lo tốn kém chuẩn bị, mua sắm và sửa soạn nhà cửa. Với nhiều gia đình nghèo, ngày Tết cũng như mọi ngày trong cuộc đời. Ngoài ra, có nhiều gia đình thiếu thốn người thương yêu vì họ bị giam cầm cho những tội bịa đặt của nhà nước cộng sản. Do đó, trong khi ta hưởng thụ những ngày Tết hạnh phúc với gia đình, ta cũng nên có chút suy nghĩ đến những người đang chịu khổ cực đọa đầy, nhất là những người đang trong ngục tù cộng sản vì đấu tranh cho dân chủ tự do.
Đáng kể nhất, ngày Tết còn là những ngày nhắc nhở đến nỗi đau thương cho những gia đình mất người thương yêu trong Tết Mậu Thân năm 1968 khi quân cộng sản, nuốt lời đình chiến đã tuyên bố qua đài phát thanh, tổng tấn công những thành phố đô thị miền Nam. Cuộc thảm sát tại Huế là bằng chứng cho bản chất dã man vô nhân đạo của cộng sản. Bản chất đó vẫn không hề thay đổi từ lúc cộng sản được thành lập cho đến nay, trong suốt 85 năm trời.
Tuy chiến tranh không còn trên Việt Nam, đất nước vẫn chưa được hưởng thanh bình và tự do dưới ách cộng sản. Do đó, "Ly Rượu Mừng" vẫn là bài hát có ý nghĩa trong mùa Xuân với lời cầu chúc đất nước "ngày mai sáng trời Tự Do" và "nước non thanh bình."
Cao-ĐắcTuấn