Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Tin buồn cuối năm ...nqv

Gia đình Trần vũ Chân thành cám ơn quí ông bà anh chị em , đã đến nhà thờ Tại Braunau và nghĩa địa để tiễn đưa cha ,ông chúng tôi đến nơi an ngỉ cuối cùng . Nguyện xin thiên Thiên Chúa trả công bội hậu cho quí ông bà , anh chị em .
Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ xuất kính mong quí ông bà và anh chị em niệm tình tha thứ .

Kính mồi quí ông bà và anh chị em Đến tham dự Thánh lễ cầu hồn cho :
Linh hồn : Giu-SE Vũ Văn Hiển
Chúa gọi về ngày : 22.12.2009
tại : Ostermiething
Hưởng thọ: 80 tuổi

tại nhà nhờ Taxham lúc 10 giờ ngày 02.01.2010
Một số hình ảnh từ camera của anh Quanh Sbg.






Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Giáng Sinh 2009 Salzburg ...nqv




Năm nay bà con cô bác Giáo dân Salzburg mừng lễ Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ Elisabeth , được một ngày nắng ấm trong mùa đông thật là hiếm có , với sự tham dự hầu hết ông bà, anh chị em giáo dân tại đây ,thêm một số những người đồng hương , đã tạo cho bầu không khí thêm ấm cúng , thông cảm .
Trong tình thương mến Cha Phú đã đến với ông bà , anh chị em , dâng lễ và hiệp ý cầu nguyện , xin Chúa chúc phúc cho mọi người mọi gia đình an lành .
Chúng con chân thành cám ơn Cha và tất cả những anh chị em đã đóng góp vật chất cũng như tinh thần để buổi lễ tiến hành tốt đẹp .
Kính Chúc tất cả mọi người một năm mới an bình trong vòng tay của Chúa .
Một số hình ảnh :
cha Phú và các em Giúp lễ :( xin bấm và hình để xem cả màn hình )






Cám ơn anh chính rất nhiều đã lo lắng sắp xếp trong phần phụng vụ Thánh lễ .






Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Mừng chúa Giáng Sinh 26.12.2009



Nhóm thân hữu salzburg kính mời quí ông bà và anh chị em bớt chút thời giờ đến:

Nhà thờ : Elisabeth Kirche
Elisabethstraße 39
5020 Salzburg
Lúc: 15 giờ ngày 26.12.2009


Linh mục :Nguyễn văn Phú dòng Ngôi lời .

Tham dự Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh .

Sau thánh lễ kính mời ông bà anh chị em ghé vào hội trường bên cạnh nhà thờ để tâm tình và chia sẻ niềm vui Chúa Giáng Trần . Sự hiện diện của ông bà , anh chị em , là một khích lệ cho anh chị em thân hữu Salzburg .

Kính mời .

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Gió mới ...


Salzburg thân hữu kính mời ông bà ,anh chị em , bớt chút thời gian , đến tham dự Thánh lễ , với mục đích: hiệp ý cầu nguyện cho ông bà , anh chị em già yếu bịnh tật tại Salzburg cũng như xin ơn bằng an cho mọi gia đình ...

Lúc 18 giờ , ngày 14.11.2009
Tại : nhà thờ : St. Elisabeth / Elisabethstraße 39 5020 Salzburg
Chủ tế : Linh mục Nguyễn văn Phú dòng Ngôi Lời , du học tại München
Ngyuện xin Chúa trả công bội hậu cho ông bà , anh chị em .

Salzburg thân hữu trân trọng kính mời ...

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Người gốc Việt đầu tiên làm...


anh Philipp Rösler

Người gốc Việt đầu tiên làm Bộ trưởng Y tế Liên Bang Đức .
Một ngôi sao đang lên trên chính trường nước Đức

Nguyễn Như Vinh (CHLB Đức)

Một tin vui cho đất nước ta, cũng như cho cộng đồng người Việt ở Đức và Châu Âu, anh Philipp Rösler ( đọc là Phi líp Ro e s lờ) được chọn làm tân Bộ trưởng Y tế Liên Bang Đức cho tân nội các mới, qua quá trình đàm phán giữa 2 đảng CDU (Dân Chủ Thiên Giáo) và đảng FDP (Dân chủ Tự do), mà họ đã chiếm đa số qua cuộc bầu cử liên bang tại Đức ngày 27.09.2009 vừa qua.

Anh là Bộ trưởng trẻ nhất trong tân nội các dưới sự lãnh đạo của bà thủ tướng Angelika Merkel, mới có 36 tuổi, sinh ngày 24.02.1973 tại Khánh Hoà, Việt Nam và được 1 gia đình người Đức nhận làm con nuôi khi mới còn chín tháng tuổi ở 1 cô nhi viện công giáo.

Anh sinh sống và trưởng thành tại vùng Bắc Đức, tại các thành phố Hamburg, Hannover, tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa năm 2002. Anh đã lập gia đình, hiện đang có 2 con gái sinh đôi mới được 4 tháng.

Roesler-klein

Con đường thăng hoa công danh của anh có những bước nhẩy vọt, 1 hiện tượng gây nhiều quan tâm, chú ý ở chính trường và dư luận ở Đức, cụ thể ở các mốc điểm như sau:

* 1992: gia nhập đảng FDP
* 2000 – 2004: Tổng thư ký FDP tiểu bang Niedersachsen
* 05.05.2005 : được bầu vào uỷ viên ban chấp hành liên bang đảng FDP với số phiếu cao nhất, 95%
* 18.03.2006: được bầu làm chủ tịch đảng FDP cho tiểu bang Niedersachsen với số phiếu 96,4 %
* 18.02.2008: được chọn làm Bộ trưởng tiểu bang Niedersachsen phụ trách Kinh tế, Lao động và Giao thông, cũng như ghế phó Thống đốc tiểu bang.

Ý định ban đầu của anh chỉ muốn hoạt động chính trị ở tiểu bang Niedersachsen và dừng chân lúc 45 tuổi. Được hỏi vì sao, anh trả lời: cha anh luôn nói, làm chính trị và diễn viên có điểm giống nhau, tức là biết dừng chân đúng lúc khi khán giả còn đang vỗ tay.

Đối với anh người cha nuôi là 1 tấm gương sáng, mẫu mực, đầy tình thương và trách nhiệm, hành động thay vì chỉ nói. Vào những thập niên 70 khi cả triệu người Đức xuống đường, chống chiến tranh Việt Nam và cùng nhau hô „ Hồ…Hồ…Hồ Chí Minh“, cha mẹ anh đã quyết định „ Chúng ta không chỉ nói mà phải hành động. Chúng ta phải nhận 1 trẻ nuôi Việt Nam“.

Và từ tâm thức chuyển hoá thành cụ thể: Cái hành động đó nay đã đơm hoa kết trái, làm nức lòng và hãnh diện cho bao người Việt chúng ta. Hy vọng rằng nhân tố này sẽ tác động tích cực cho mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước Đức và Việt Nam, phát triển thêm sâu rộng.

Trong 4 năm tới tên anh Philipp Rösler sẽ được nhiều người biết đến. Nắm trọng trách Bộ trưởng Y tế Liên Bang Đức, là 1 ngành rất khó khăn đang được mọi người quan tâm anh Philipp Rösler còn nhiều chông gai và thử thách trước mắt. Những mong anh có nhiều nghị lực và bản lãnh, vượt qua các khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân Đức giao phó, mà cũng gián tiếp rạng danh giòng giống con Rồng cháu lạc trên xứ người.
nguon:website anhbaxam

* Philipp Rösler (wikipedia): In October 2009, it was unveiled that Rösler would succeed Ulla Schmidt as Federal Minister of Health in Angela Merkel’s Cabinet.

Thế mới biết dân Việt dù ở đâu được giáo dục dậy dõ đúng mức thường sẽ thành công , thí dụ : anh Rösler mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ .

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Máu cao. mở cao và Cholesterol... nqv




Nqv nhận thấy bài này rất hay nên một lần nữa gửi lên đây ,mong giúp được bạn nào cần ...
nguồn: thegioinguoiviet.net

BÀI THUỐC HỬU HIỆU ĐỂ GIẢM : MÁU CAO, MỞ CAO VÀ CHOLESTEROL .


Một độc giả tốt lành giới thiệu bài thuốc quý, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong ba tháng qua, kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự :
-" Xin giới thiệu cách chửa trị, hữu hiệu nhất để chửa bệnh máu cao. mở cao và cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong ba tháng qua. Kết quả như "thần dược". Dể dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe".
* CHẤT LIỆU :
1.- Tỏi để cả vỏ ( 100 gram)
2.- Đậu trắng (white bean) (100 gram)
* CÁCH LÀM :
- Đậu trắng rửa sạch, tỏi rửa sạch .
Cho chung vào nồi với hai lít nước.
Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu ( khoảng 3 tiếng thì nước sôi sẻ cạn, còn lại chừng 1/8 của hai lít nước - Chừng một chén ăn cơm )
* CÁCH ĂN :
Bỏ vỏ tỏi đi , khuấy đều tỏi và đậu, để nguội rồi ăn hết. Mổi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau hai lần kết quả thấy rỏ đến 100%.
* HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI TẶNG BÀI THUỐC NÀY :
- Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt một cách lạ thường chưa từng thấy : 147/93 . Bác sĩ quýnh lên sợ tôi sẻ bị vở mạch máu não như thân phụ của tôi trước đây. Bác sĩ cho hai loại thuốc, để uống mổi ngày, không được tự ý bỏ hoặc ngưng trước khi tái khám trong hai tuần lể kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life ( cả đời ), không được tự ý bỏ. Thình lình tôi lên internet và được bài thuốc này. Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa.
Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói với ai cả . Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem thế nào ? Tôi thấy ngay áp huyết hạ xuống còn 135/87.
Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa của Bác sĩ cho nhưng KHÔNG UỐNG MỘT VIÊN NÀO CẢ. Hai (2) tuần sau tái khám BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good ( kết quả tốt ), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau hai tuần, tức là một tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẩn không nói cho BS biết là , tôi không uống thuốc. BS đã cho toa . Lần này thì huyết áp là 120/80.
Thế rồi hai tháng sau tôi trở lại BS và huyết áp của tôi là 100/76 . BS bảo:
- great news !!! ( Tin mừng lớn ).
Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chửa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn hai mắt , há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi.
Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẩn ở 100/76 tức là bốn tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên internet..
Có lẻ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có cholesterol, sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, ptassium rất tốt.
Tôi đã làm cho mẹ và em tôi cùng uống. Em tôi đo còn 120/80 mẹ tôi đo còn 110/65. Cả hai mới uống thử hai lần thôi.
Đặc biệt tỏi nấu với đậu trắng uống xong không có nghe tanh, hôi gì cả . Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt.

N/A ( BOSTON )
( Jun.20.2009 )

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2009

Đêm ca nhạc tại Linz




NQV nhận được tờ quảng cáo " Đêm Ca NHạc " chủ đề "mùa thu nhớ ai " do cộng đoàn Công Giáo VN tai Linz đứng ra tổ chức .
Ngày :thứ bảy 10.10.2009

Lúc 16 giờ
Tại: Völkshaus Auswiesen , Wüstenrotplatz 3 , 4030 Linz

chúng tôi chân thành cám ơn thân hữu đã gửi đến chúng tôi tin tức trên và cũng giới thiệu với các bạn đêm văn nghệ vui tươi , lành mạnh.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

Thế nào là cha Tuyên Úy ...


Người quét vườn xin đóng góp một số ý kiến cá nhân hoặc sự góp nhặt các ý kiến trên mạng toàn cầu , để làm sáng tỏ chữ "tuyên úy " trong suy nghĩ của mỗi người .


Cha Tuyên úy là ai ?
theo luật giáo hội ( Giáo luật )

-Cha Tuyên úy

“Đối với những người vì điều kiện sinh sống không thể được hưởng toàn vẹn sự săn sóc thông thường của các Cha Sở, chẳng hạn như những người di cư, lưu vong, tị nạn, du mục, thủy thủ, thì tùy mức độ có thể, nên đặt các Tuyên úy để giúp họ.” (Ðiều 568)

Giám mục Giáo phận là người duy nhất có nhiệm vụ đặt nên các cha Tuyên úy theo nhu cầu cần thiết dựa theo các qui luật chung và thói quen địa phương. Không ai được tự xưng mình là cha Tuyên úy nếu không được Bản quyền bổ nhiệm cách chính thức bằng văn bản. Trong lãnh vực mục vụ, các cha Tuyên úy không phải là Cha Sở theo như luật định, tuy nhiên, thông thường, các ngài được ban cho các năng ân cần thiết để chu toàn nghĩa vụ chăm sóc mục vụ cách tốt đẹp nhu cầu của những người vì hoàn cảnh hay điều kiện nào đó mà Cha Sở địa phương không đáp ứng được cách toàn vẹn.

“Các Tuyên Úy của quân đội được chi phối bởi những luật đặc biệt.” (Ðiều 569)

-Theo suy nghĩ bình thường của tín hữu:

Cha Tuyên úy là một Linh Mục nhưng được được trao thêm trách nhiệm Tuyên Úy cho một hay nhiều đoàn thể mà thôi.

Trách nhiệm và vai trò của các cha Tuyên Uý là: lãnh đạo, linh hướng, cố vấn, huấn luyện tinh thần đạo đức, và nhất là lưu tâm nâng đỡ và khuyến khích các sinh hoạt của một đoàn thể nào đó như : Thiếu nhi Thánh Thể, Ca đoàn, huynh đoàn Đa Minh ...

Nếu một Linh Mục không hội đủ các yếu tố kể trên mà tự nhận là Tuyên Úy thì không đúng , mà thường chỉ gọi là cha Khách vì bản thân đã là Cha xứ , chỉ đến một cộng đoàn nào đó dâng lễ rồi về ,hoàn toàn không có sinh hoạt và chăm sóc thiêng liêng ...

Bạn thử hỏi cha Tuyên úy coi sóc cộng đoàn của bạn xem hiện nay trong cộng đoàn có bao nhiêu người già , bao nhiêu người bịnh , bao nhiêu trẻ em mới sinh ...Xem Ngài có biết không ...

Bạn có thể tự hỏi và trả lời " tại sao tôi cần một Cha Tuyên úy"

Chúc bạn luôn an lành và giữ vững niềm tin nơi Thên Chúa.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Cha Liêm thăm bịnh nhân ở Braunau ...




Hình lấy từ : http://www.gxnvhb.de/

Người quét vườn giới thiệu vài nét về Cha Thomas Liêm .
Cha tên là Thomas Lê Thanh Liêm , hiện nay đang là cha xứ giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình , một giáo xứ của cộng đoàn giáo dân Việt Nam tại München .

Cha Liêm đến Áo …



Gia đình chúng con gồm các anh chị em ở Salzburg , Ostermiething , braunau , Wels , chân thành cám ơn cha Thomas Le Thanh Liêm , sau khi nhận điện thoại báo tin ba chúng con nằm ở phòng cấp cứu trong nhà thương st, Josef Braunau cần phép Sức Dầu thánh của một Linh mục VN , cha đã nhận lời và sắp xếp đi ngay .
Cha đã tới nhà thương , trong phòng cấp cứu , lúc đó ba chúng con đã tạm tỉnh và nhận diện được mọi người chung quanh , cha đã xướng kinh và hướng dẫn đàng lành cho ba chúng con , sau khi đón nhận bí tích sức dầu , ba chúng con đã cùng với mọi người đọc kinh cảm tạ Chúa .
Gia đình chúng con một lần nữa hết lòng cám ơn Cha và nguyện xin Chúa ban cho Cha mọi ơn lành , để Cha có điều kiện đến với những ai cần đến , bất kể gần xa , ngăn cách biên giới .

Trên đường trở về Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình Müchen , Cha đã ghé thăm gia đình ông bà Nguyễn Viết , để trao đổi trong tâm tình yêu thương và bình an .



Tiễn cha lên xe lửa mà lòng còn cảm mến , ngậm ngùi …
Gđ trần vũ

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

Tìm hiểu Phật giáo...Ý nghĩa ngày Vu Lan.




Peter_pan

Chúng ta thường nghe nói nhiều về ngày Vu Lan nhưng không ít người trong chúng ta lại chưa biết sự tích ngày Vu Lan như thế nào. Hôm nay, nhân ngày này, LL sẽ nói sơ lược về sự tích ngày này.

Ngày rằm tháng 7,người Bắc vẫn quen gọi là ngày "Xá Tội Vong Nhân" cúng các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan. Ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là "Vu Lan Thắng Hội" , ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Liên là La Bộc.

Chuyện xưa kể rằng... La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết.

Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Khiên Liên( Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ. Nơi đây bà mẹ Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Mẹ ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoá ra than lửa đỏ hồng.

Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát. Ngày rằm tháng 7 là ngày tự tứ của mười phương Tăng, tất thảy đều từ bi, ứng thọ. Ai được cúng dường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Cũng thế chiếc chậu Vu Lan đựng những tu lực chứng tâm hậu nhất của những đệ tử Đức Phật có thể chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành của con người. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhiên mẹ ông được giải thoát. Mục Liên theo mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.

Cũng xuất phát từ tư tưởng “Nhân- Hiếu- Trung- Tín” của Nho giáo và Đạo giáo bên Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn gọi là "Tết Trung Nguyên" có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên một trong ba "Nhật Kỳ" của tam cung thần cai quản họa phúc của con người chính là ngày Địa cung xá tội. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ cô đơn ngoài đồng nội. Vì vậy ngày này cùng với cúng tổ tiên nhân dân còn nấu cháo hoa, bỏng ngô, tiền giấy cúng chúng sinh mong họ siêu thoát cũng để tích công đức cho bản thân.

Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.

Những ngày rằm tháng 7 ở Hà Nội có cái gì rất khó quên. Không như ở miền Nam ngày rằm mà trời cứ nắng chói chang, không giống ngày Vu Lan ở Huế, mưa rơi tí tách hoà với tiếng hát réo rắt trên dòng Hương Giang, có lẽ đặc trưng rằm tháng 7 ở Hà Nội là hình ảnh những người phụ nữ đảm đang sắm sửa lễ lạt. Trong tiết trời ảm đạm, lất phất mưa, nhìn các chị đi chợ, sắm lễ, khéo léo chọn lựa, bày biện mâm cúng và xuýt xoa vái lạy thành kính chẳng ai có thể không tin vào chuyện ngày này các cô hồn vất vưởng sẽ được ăn, nhận áo quần. Cúng hết ở đền chùa, gốc cây, ụ đất, họ về làm cơm cúng tổ tiên, cha mẹ, rồi lại kể sự tích ngày Vu Lan cho chồng con. Chính những người phụ nữ đảm đang đã duy trì và làm đẹp thêm một phong tục thờ cúng mang đậm chất nhân văn của dân tộc.

Ngày rằm tháng 7 năm nào cũng vậy, dường như chẳng có gì thay đổi, trời đổ mưa, những mâm cúng chúng sinh vẫn những đồ ăn thức uống ấy, vẫn những câu chuyện kể sự tích năm xưa nhưng thắp hương xong, cả nhà tôi bỗng lặng yên. Năm nay, bà tôi đã không còn để cùng mẹ con tôi cúng rằm tháng 7!

(Sưu tầm)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Tìm hiểu Công Giáo ... mục tử ..

Mục tử là gì ?
Chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ các Tu sĩ, các Linh Mục, Giám Mục mới là những mục tử của Chúa mà mỗi người trong chúng ta đây đều là mục tử của Chúa. Hằng ngày chúng ta luôn đòi hỏi họ (Các tu sĩ nói chung) phải thế này, phải thế nọ để chu toàn chăm lo cho đoàn chiên chúa là chúng ta. vậy chúng ta đã xác định rõ được nhiệm vụ mục tử của mỗi người hay chưa?
- Các quí ông bà là cha mẹ trong gia đình, các ông bà hãy là những mục tử nhân lành cho chính những đứa con của mình...
- Những bậc làm anh, làm chị trong gia đinh hãy là những mục tử tốt lành cho chính những đứa em của mình.
- Những ông bà làm lãnh đạo, làm chủ trong một đoàn thể, một cơ quan, một nhà máy, xí nghiệp,... các ông bà hãy làm mục tử tốt lành cho chính những nhân viên của mình.
- Các bậc thầy cô giáo trong nhà trường hãy trở nên những mục tử tốt lành của chính những em học sinh, sinh viên của mình.
- Những Y bác sĩ hãy trở nên mục tử tốt lành cho chính những bệnh nhân của mình.
...
Người mục tử tốt phải biết thấu hiểu đoàn chiên của mình để từ đó quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ đoàn chiên của mình ngày một tốt hơn trong Chúa. Mục tử tốt lành phải biết hy sinh vì đoàn chiên. Không yêu cầu phải hy sinh Mạng sống như Thiên Chúa nhưng hãy hy sinh một chút, một chút về thời gian, một chút quyền lợi vật chất,... để chăm sóc cho những con chiên thiệt thòi, yếu kém trong đàn, phải biết đưa những con chiên lạc đàn trở về...Và điều đặc biệt là người mục tử nhân lành phải biết làm gương sáng , gương nhân đức mọi nơi mọi lúc cho bầy đàn của mình....
Ước gì trong mỗi chúng ta đều trở nên mục tử nhân lành trong Chúa.

theo blog " bông lúa vàng "

1. Mục tử là gì? Xét về phẩm chất, có mấy loại mục tử? Mỗi loại có những tính chất gì? Làm sao phân biệt được loại nào với loại nào?
2. Đức Giêsu là mục tử nhân lành: đặc điểm cao quí nhất của Ngài là gì? Ngài có thể hy sinh cho đàn chiên tới mức độ nào?
3. Những bậc cha mẹ trong gia đình, những tổ trưởng trong khu phố hay trong các xí nghiệp, những thầy giáo trong các trường học, những giám đốc công ty… có thể hiểu là những mục tử không? Bài Tin Mừng này có áp dụng cho họ được không?

1. Mục tử – tốt và xấu – trong xã hội và Giáo Hội

Xã hội nào cũng đều có tổ chức, cơ cấu, trong đó luôn luôn có những người lãnh đạo, điều khiển. Trong các tôn giáo cũng thế. Trong lịch sử Do-thái, những người lãnh đạo dân chúng được gọi là mục tử (x. Gr 10,21; Ed 37,23-24): chẳng hạn như vua Saun, vua Đavít. Kitô giáo, vốn tiếp nối truyền thống Do-thái, cũng gọi những người lãnh đạo trong Giáo Hội (như linh mục, mục sư, giám mục, hồng y, giáo hoàng) là mục tử. Những mục tử hay những người lãnh đạo ấy thường được xã hội hay tôn giáo tạo cho những điều kiện thuận lợi và trao cho những phương tiện hữu hiệu để có thể thi hành hữu hiệu công việc lãnh đạo đó: chẳng hạn địa vị, chức vụ, quyền bính, tiền bạc, tiếng nói… Những điều kiện và phương tiện này là một thứ dao hai lưỡi. Nó có thể giúp các mục tử hay các nhà lãnh đạo phục vụ dân chúng hay các tín hữu hữu hiệu hơn. Nhưng nó có thể làm tha hóa, biến chất các mục tử khi sử dụng nó. Và nó cũng có thể bị những kẻ lắm tham vọng tìm cách đạt tới để lợi dụng nó, để phục vụ cho những tham vọng hay lợi ích cá nhân của mình, của gia đình hay phe nhóm mình.

Như vậy, chiếu theo thái độ đối với những điều kiện và phương tiện mà xã hội hay tôn giáo dành cho những người lãnh đạo hay mục tử, ta có thể có 2 loại mục tử tương ứng:

– Mục tử tốt: là những người lãnh đạo thật sự có ý hướng phục vụ dân chúng hay các tín hữu, chứ không nhằm lợi ích cho riêng mình. Họ sử dụng những điều kiện hay phương tiện xã hội hay Giáo Hội trao cho hoàn toàn để phục vụ tha nhân và công ích.

– Mục tử xấu: là những người lãnh đạo không nhắm phục vụ dân chúng, mà nhắm đạt được những điều kiện và phương tiện thuận lợi kia để hưởng thụ hoặc chỉ để thăng tiến bản thân, thỏa mãn những tham vọng riêng tư.

Loại sau này còn bao gồm những mục tử bị tha hóa , là những người lãnh đạo khởi đầu có ý hướng tốt, nhưng khi tiếp xúc hay sử dụng những điều kiện hay phương tiện xã hội trao cho, thì bị chúng hấp dẫn, mê hoặc và làm cho biến chất, để cuối cùng trở thành những mục tử xấu.
2. Mục tử tốt và xấu trong Thánh Kinh

Trong bài Tin Mừng (Ga 10,11-18), Đức Giêsu mô tả và đối chiếu hai loại mục tử ấy: một loại được gọi là mục tử nhân lành , còn loại kia là kẻ chăn chiên thuê.

• Mục tử nhân lành thì: «hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên», «tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi… chúng sẽ nghe tiếng tôi» . Ngài tự nhận mình chính là mục tử loại này. Trong Thánh Kinh có rất nhiều câu mô tả những đức tính tốt của những mục tử nhân lành, mà chính Thiên Chúa là mô hình gương mẫu nhất:



* yêu thương, trìu mến chiên với tất cả tâm hồn: «Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt» (Is 40,11).

* yêu quí từng con chiên, một con cũng như cả trăm con: «Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc» (Mt 18,12-13).

* lo cho chiên, tạo những điều kiện tốt đẹp cho chiên: «Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ» (Ed 34,14).

* làm chiên sống no ấm, hạnh phúc: «Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì» (Tv 23,1); làm chiên luôn vững dạ vì được bảo vệ: «Dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm» (23,4).

* tinh thần trách nhiệm rất cao: «Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng» (Ed 34,16).

* cứu thoát, giải phóng đàn chiên: «Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên» (Dc 9,16).


Tóm lại, người mục tử tốt thật sự yêu thương đàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho sự an nguy và hạnh phúc của đàn chiên. Thậm chí như Đức Giêsu, người mục tử tuyệt vời nhất, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống mình: coi sự sống còn của đàn chiên quý hơn cả sự sống mình.

• Kẻ chăn chiên thuê hay mục tử xấu thì: «không thiết gì đến chiên», «khi thấy sói đến liền bỏ chiên mà chạy: sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn» . Thánh Kinh cũng có nhiều câu mô tả hạng mục tử này với những đặc tính:


* vô trách nhiệm: «Con chiên nào mất, nó chẳng quan tâm; con thất lạc, nó chẳng đi tìm; con bị thương, nó không chạy chữa; con mạnh khoẻ, nó chẳng dưỡng nuôi» (Dc 11,16a); «Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm» (Ed 34,4)

* chỉ nghĩ tới hưởng thụ, sẵn sàng bóc lột: «Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, mà đàn chiên lại không lo chăn dắt» (Ed 34,3). Thậm chí bóc lột đến tận xương tủy: «Con nào béo thì chúng ăn thịt, rồi lóc luôn cả móng» (Dc 11,16b)

* ích kỷ, vụ lợi, đầy tham vọng: «Chúng là lũ chó đói, ăn chẳng biết no. Thế mà chúng lại là mục tử! Cả bọn – chẳng trừ ai – chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình» (Is 56,11).

* tàn bạo, độc ác: «Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,3); «Các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng» (Gr 23,2b).

* tác hại vô cùng đến đàn chiên: «Các ngươi đã làm cho đàn chiên của Ta phải tan tác» (Gr 23,2).



Tóm lại, mục tử xấu coi đàn chiên chỉ là phương tiện, bắt chúng phải hy sinh phục vụ cho lợi ích riêng tư của mình, không một chút tình thương đối với chúng. Nhưng kết cục của hạng mục tử này rất bi thảm: «Khốn cho mục tử vô tích sự đã bỏ mặc đàn chiên. Gươm sẽ chặt đứt tay nó, sẽ chọc mắt phải của nó. Cánh tay của nó sẽ khô đét, và mắt phải của nó sẽ mù loà» (Dc 11,17); «Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác (…) các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng. Này Ta sẽ để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi. Đó là sấm ngôn của Đức Chúa» (Gr 23,1-2).
3. Hãy trở nên những mục tử nhân lành

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu tự xưng mình là «mục tử nhân lành» , luôn yêu thương đàn chiên và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Khi tự xưng như thế không phải để chúng ta nể phục cho bằng để chúng ta bắt chước, noi gương Ngài trong công việc «mục tử» của chúng ta. Chúng ta thường giới hạn ý nghĩa của từ «mục tử» này, đến nỗi chỉ áp dụng nó cho những người lãnh đạo tôn giáo. Thật ra, tất cả những ai đảm trách việc lãnh đạo, từ một gia đình đến một phường, một tỉnh, hay một quốc gia, từ một hội đoàn, một xứ đạo, đến một giáo phận, một giáo hội địa phương hay Giáo Hội toàn cầu, một cách nào đó, đều có thể gọi là mục tử. Ước chi mọi mục tử đều biết thật sự yêu thương đàn chiên của mình và lãnh đạo chúng một cách sáng suốt! Ước chi mọi cha mẹ đều yêu thương con cái, mọi cha xứ đều sẵn sàng hy sinh phục vụ giáo dân, mọi giám mục đều hết lòng chăm sóc các linh mục và giáo dân dưới quyền mình! Ước chi mọi vị lãnh đạo xã hội và đất nước biết quên những quyền lợi riêng tư để nghĩ đến lợi ích chung của dân chúng!

Mọi quốc gia, mọi giáo hội, đều rất cần những vị minh quân, những mục tử nhân lành. Cần hơn cả việc có thật đông những cá nhân tài giỏi, xuất sắc. Câu chuyện sau đây minh họa điều đó.

Có hai người thuộc hai quốc gia nói chuyện với nhau: – «Tôi rất khâm phục đất nước anh, vì nước anh có rất nhiều anh hùng». – «Thế đất nước anh có nhiều anh hùng không?» – «Rất tiếc, đất nước tôi ít anh hùng lắm!» – «Lạ nhỉ, đất nước tôi nhiều anh hùng thế mà sao vẫn cứ nghèo nàn và lạc hậu, còn đất nước anh không có anh hùng mà sao lại phát triển và giàu có như vậy?» – «À, đất nước tôi thì bù lại, được khá nhiều vị minh quân!» Thì ra chỉ một vị minh quân – hay mục tử nhân lành – cũng đủ quí giá và ích lợi cho đất nước và Giáo Hội hơn nhiều anh hùng hay cá nhân xuất sắc hợp lại! Cầu mong cho đất nước và Giáo Hội Việt Nam có được những minh quân!

http://www.tiengnoigiaodan.net/

Cha Lê Phan, một người Đức có trái tim Việt Nam


Cha Lê Phan, một người Đức có trái tim Việt Nam


(GPVO) - Trong chuyến đi sang Berlin, tôi được may mắn gặp Cha Lê Phan, một người Đức, dáng cao cao, tóc xoăn xoăn, nhưng lại nói tiếng Việt rất giỏi. Một điều làm cho ai cũng phải ngạc nhiên khi gặp ngài đó là tính hài hước, sự thông thạo và lưu loát tiếng Việt của ngài. Ngài có thể nói tiếng Việt theo các giọng Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt là ngài có thể chơi chữ và nói được cả những từ lóng tiếng địa phương của miền Nghệ Tĩnh Bình. Ở gần ngài, tôi mới khám phá ra ngài là một người Đức nhưng có trái tim rất Việt Nam.

Cha Lê Phan Stefan Taeubner
Linh mục Lê Đức Phan, tên thật là Stefan Taeubner, sinh năm 1961, tại Hamburg, trong một gia đình chỉ có hai người con, ngài là con trai đầu và duy nhất của gia đình. Ngài vào Dòng Tên và chịu chức linh mục năm 1998.

Khi vào dòng, ngài có một ước mơ đi phục vụ người nghèo nhất, những người cần sự giúp đỡ người khác nhất. Ước mơ đó đã thúc đẩy ngài đi sang Malaysia năm 1980 để phục vụ những người nghèo trong đó có rất nhiều người Việt Nam vượt biên tị nạn ở đó. Không biết cơ duyên thế nào, cha Phan rất yêu mến người Việt và rất thích tiếng Việt, nên sau đó ngài xin phép Cha Bề trên sang Sài Gòn để học tiếng Việt.

Khi trở về Berlin, Cha Phan thấy rất nhiều bạn trẻ Việt nam chạy sang đây. Họ ai những ai? Họ không phải là những “Việt kiều” sống ở Đức lâu ngày và nay đã an cư lạc nghiệp rồi. Nhưng họ là những người Việt rất trẻ, nhiều người là người Công giáo, thuộc giáo phận Vinh. Khi ở Việt Nam, họ không có việc làm nên tìm cách chạy chọt tốn rất nhiều tiền qua các dịch vụ (một kiểu bàn giấy lấy tiền của người nghèo mà không cần đổ mồ hôi) để được đi xuất khẩu lao động sang Nga, Tiệp Khắc, hoặc Balan. Họ nghĩ rằng sang được Châu Âu sẽ là “thiên đàng” và sẽ được “đổi đời”. Nhưng khi sang đây, thì thực tế không như họ nghĩ và mơ ước, đa số là rơi vào tình trạng “đem con bỏ chợ”, không có việc làm, không đủ sống, nên họ phải chạy sang các nước giàu có hơn, như Đức, Pháp hoặc Anh… Họ kể lại những kinh nghiệm rùng rợn khi phải vượt qua biên giới các nước, vì không có giấy tờ nên họ phải trốn dưới gầm xe, nằm trong cóp xe ô tô, hoặc trong thùng xốp để khỏi bị bắt, có nhiều khi để tránh cảnh sát kiểm tra họ phải chạy trong rừng hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối trong nhưng đêm tuyết lạnh để thoát mạng và không bị bắt vào tù… Trong số những người chạy trốn này, có nhiều bạn trẻ phải ngồi tù ở Nga, ở Ukraina vv… cũng có người đã chết khi vượt biên giới.

Sang Đức trong tình trạng không giấy tờ, không có nghề nghiệp, đa số kiếm sống chủ yếu bằng nghề bán thuốc lá lậu. Cuộc sống của nhiều bạn trẻ rày đây mai đó, khi ở rừng khi ở trại, sự bất ổn và bất an luôn ở kề bên. Vì nếu cảnh sát bắt được thì họ phải vào tù và bị trục xuất về Việt Nam. Chính sự bất ổn này cũng nảy sinh nhiều vấn đề khác liên hệ đời sống luân lý và đạo đức. Có những những người phải làm nghề bất chính để có tiền để trả nợ, có nhiều cô gái đã có con mà Cha Phan gọi là “bến không chồng”.

Trước cảnh bơ vơ và bất trắc của nhiều bạn trẻ sống tha hương không nơi nương tựa, Cha Phan đã chọn họ là đối tượng để phục vụ. Đối với Cha, họ là người cần đến sự giúp đỡ người khác nhất, cần đến Chúa nhiều nhất. Dù đã có bài sai đi phục vụ một miền khác theo sự sắp xếp của nhà Dòng và Cha sẽ được trả lương đoàng hoàng. Nhưng Cha đã tình nguyện và xin phép cha bề trên Dòng Tên ở lại Berlin để được phục vụ những người Việt Nam này, cha phục vụ một cách vô vị lợi và vô điều kiện, không lương bổng gì.

Cha tự coi mình là “linh mục bụi đời”, nghĩa là hằng ngày cha xuống phố, đi vào các hẻm phố để tìm gặp những người đang cần đến sự giúp đỡ của Cha. Cha đến với hết mọi người đang gặp đau khổ và khó khăn, bất luận lương hay giáo. Cha vào thăm họ trong các trại giam, trong bệnh viện để an ủi họ, nâng đỡ và giúp họ vượt qua những khó khăn. Cha mời gọi họ gi danh vào trong nhóm “Hy Vọng”, để làm nên một nhóm sinh hoạt với nhau và chia sẽ nâng đỡ nhau. Hằng tuần cha dâng một thánh lễ Việt nam cho họ và mời họ đến tham dự. Chính tình đồng hương và bí tích Thánh Thể trở thành nguồn nâng đỡ, sự trợ lực và niềm vui cho họ qua các buổi gặp gỡ ở đất khách quê người. Một số bạn trẻ đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua sự hiện diện của Cha nên đã xin gia nhập đạo và chính Cha Phan là người rửa tội cho họ. Đối với họ, Cha Phan là người bạn, người anh em và là người Cha của mình ở nơi tha phương này.

Nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân người Đức và người Việt, Cha Phan đã thuê được một văn phòng làm nơi gặp gỡ và giúp đỡ những người Việt này. Văn phòng rộng cửa đón nhận bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ của Cha. Mỗi tuần có một thánh lễ vào ngày thứ năm bằng tiếng Việt do cha chủ tế. Trong thánh lễ, Cha mời gọi mọi người tới dự lễ và chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn của mình với anh chị em.

Cha Phan tâm sự rằng: “Tôi rất thích ý tưởng của Thánh Ignatio thành Cesare, khi ngài nói về Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là Chúa Kitô ở trong người nghèo khổ ngoài đường phố. Phải phục vụ cả hai, Chúa ở trên bàn thờ và Chúa ở trong người nghèo. Không có sự tách rời và phân chia. Chúng ta thường tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể trên bàn thờ rất sốt sắng, nhưng lại thường hay lãng quên Chúa Giêsu thánh thể nơi những người xung quanh, nhất là nơi những người nghèo”. Quả thế, người nghèo là hiện thân của Chúa Kitô. Phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa Kitô. Đó là xác tín và là ý nghĩa thúc đẩy Cha đến với người nghèo, người gặp cảnh khó khăn, để phục vụ họ. Xác tín này làm ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mathêu: “Khi ta đói các người cho ăn, khi ta khát các người cho uống, ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, ta bị tù đày, các người đã viếng thăm” (Mt 25,45).

Tạ ơn Chúa đã cho đời những con người có lòng nhân ái. Tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội những vị mục tử quảng đại “hy sinh vì đoàn chiên” qua việc phục vụ những người nghèo như Cha Lê Phan. Với sự hiện diện và phục vụ của Cha, nhiều tấm lòng tan nát đã tìm lại được niềm vui và nụ cười của cuộc sống, nhiều bạn trẻ không cảm thấy bị cô đơn lạc lõng giữa một thế giới xa lạ và tìm thấy được mái ấm tình thương. Bao tâm hồn sống không hy vọng, mất niềm tin, lại cảm nhận được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Và điều đó làm cho họ xác tín rằng: Dù đi đâu, dù làm gì, Thiên Chúa không bỏ rơi họ và những ai tin vào Thiên Chúa thì không bao giờ cô đơn trong cuộc đời này!

Berlin 10.07.2009
Lm. Phêrô Thiên Lộc

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

máu cao, mỡ cao, cholesterol… hay lắm ...nqv


Máu cao, mỡ cao, cholesterol… là mối lo ngại của nhiều người , càng lớn tuổi , càng nguy hiển .
Nqv xin giới thiệu đến các bạn bài thuốc đã thực nghiệm và kết quả :bài này của N/A (Boston) , được đăng tải trong site thân hữu Đồng Công.
máu cao, mỡ cao, cholesterol…

Một độc giả tốt lành giới thiệu bài thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua, kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự:

"Xin giới thiệu cách chữa trị hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như "Thần dược". Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe...



Chất liệu:

1- Tỏi để cả vỏ (100 gr)
2- Đậu trắng (white bean) (100gr)


Cách làm:

Đậu trắng rửa sạch, tỏi rửa sạch.

Cho chung vào nồi với 2 lít nước.

Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm).



Cách ăn:

Bỏ vỏ tỏi đi, quấy đều tỏi và đậu, để nguội rồi ăn hết.
Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%.



Hiệu quả cho người tặng bài thuốc này:

- Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt cách lạ thường, chưa từng thấy: 147/93. BS quýnh lên sợ tôi sẽ bị vỡ mạch máu não như Thân Phụ của tôi trước đây. BS cho 2 loại thuốc để uống mỗi ngày, không được tự ý bỏ, hoặc ngưng trước khi tái khám trong 2 tuần lễ kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life (cả đời), không được tự ý bỏ.

Thình lình tôi lên Internet và đọc được bài thuốc này.

Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa.



Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói ra với ai cả. Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem như thế nào? Tôi thấy ngay huyết áp hạ xuống còn 135/87.



Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa BS cho nhưng KHÔNG UỐNG 1 viên nào cả. Hai(2) tuần sau tái khám, BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good (kết quả tốt), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau 2 tuần tức là 1 tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẫn không nói cho BS biết là tôi không uống thuốc BS đã cho toa. Lần này thì áp huyết là 120/80.

Thế rồi 2 tháng sau tôi trở lại BS và áp huyết của tôi là 100/76. BS bảo, great news!!!(tin mừng lớn).

Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chữa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn 2 mắt, há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi.

Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẫn ở 100/76, tức là 4 tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên Internet.

Có lẽ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có Cholesterol, Sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, Potassium...rất tốt.



Tôi đã làm cho cả mẹ và em của tôi cũng uống. Em tôi đo còn 120/80, mẹ tôi đo còn 110/65. Cả 2 mới uống thử 2 lần thôi.



Đặc biệt là tỏi nấu với đậu trắng uống xong không nghe tanh, hôi gì cả. Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

sự thật thế nào ... nqv

Sống trong một đất nước gọi là dân làm chủ , chúng ta có thể tìm hiểu tất cả và chạy theo những gì mà chúng ta cho là hạp ý ...
Để tìm hiểu thêm sự thật về người và sự việc chúng tôi mời bạn theo dõi và đánh giá những tài liệu sau đây.

Sự nhận xét tùy thuộc vào bạn
. Mời bạn vào đây

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Người Chủ Chăn đàn chiên... nqv

Mục tử là người chăn đàn chiên ,chăm sóc , vỗ về , hướng dẫn , dạy dỗ và hơn thế nữa ... mời bạn xem :

Tìm hiểu Công Giáo ... Đức Ông ...

Đức Ông là gì ?

Thua cha, xin cha cho con biet cac Duc Ong o ben toa thanh thi giu chuc vu gi trong Giao Hoi: Duc Ong co phai la linh muc, giam muc..... khong a. Con cam on cha

Bạn Nguyễn Công Diệu thân mến!

Đức ông là người có công với tòa thánh trong một công việc nào đó, và và được tòa thánh phong cho tước hiệu đức ông. Vì thế, đức ông không phải là chức thánh.

Đức ông có thể là linh mục, và có thể là giáo dân.

sự khác biệt giữa phép chuẩn và phép giao
kinh thua cha! con kg biet phep' chuan va phep giao co giong nhau khong? neu phep chuan va phep giao khac nhau thi khac nhau trong hoan canh nao? truong hop nao thi ta duoc dung phep chuan va truong hop nao thi duoc dung phep giao. xin cho con biet? con cam on nhieu con mong tin tra loi` gap con 1 lan nua xin cam on
Câu trả lời
Bạn thân mến!

“PHÉP CHUẨN” là phép của giáo quyền chuẩn chước để được thành hôn với nhau, giữa một người đã chịu phép Rửa Tội và một người chưa được rửa tội.
“PHÉP GIAO” là phép lam cho nghi thức hôn phối giữa một người đã chịu phép Rửa Tội và một người chưa được rửa tội thành bí tích.
Để được chuẩn chước phải có lý do chính đáng và hội đủ những điều kiện sau:

* Thứ nhất là phía Công Giáo phải tuyên bố sắn sàng loại bỏ tất cả những gì có nguy hại cho đức tin và họ phải thực sự cam đoan sẽ cố gắng hết sức để con cái sinh ra được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo (GL1125,1).
* Thứ hai là phía không Công Giáo cũng được thông báo kịp thời về những lời cam đoan ấy, để họ có ý thức về nghĩa vụ của người bạn đường công giáo của mình (GL 1125,2).
* Điều kiện thứ ba là cả hai bên, Công Giáo cũng như không Công Giáo, cần phải được giáo huấn về mục đích và đặc tính thiết yếu của hôn nhân, đặc biệt là đặc tính một vợ một chồng và bất khả phân ly của hôn nhân (GL 1125,3).


theo : www.trungtammucvudcct.com

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Bên em đang có ta ...abc

Mời bạn vào đây cho vui :

Nước Áo ... tổng quát ... nqv





Lịch sử



Đọc bài chính về lịch sử nước Áo

[sửa] Vương quốc Frank Đông (Ostfrankenreich)

Nhiều phần của nưóc Áo ngày nay thuộc về Vương quốc Frank của Karl Đại đế (Karl der Grosse). Sau Hiệp ước Verdun (843), Vương quốc Frank Đông được thành lập, trong đó từ năm 856 có Marchia Orientalis, một vùng trong Niederösterreich ngày nay, được đặt dưới quyền của dòng họ Karoling. Từ năm 955, sau khi hoàng đế Otto I của Đế quốc La Mã Thần thánh chiến thắng người Hung, vương quốc được mở rộng về phía đông nam. Nhiều lãnh địa mới của các công tước và hầu tước được thành lập bên cạnh Karantanien và Marchia Orientalis.

[sửa] Đế quốc La Mã Thần thánh (962–1806)

Năm 976 Marchia Orientalis được đặt dưới quyền của hầu tước Liutpold thuộc dòng họ Babenberger. Vào năm 996 tên Ostarrichi được nhắc đến lần đầu tiên trong một văn kiện, cách viết thành Österreich phát triển từ tên này mà ra. Năm 1156 Ostarrichi trở thành một công quốc.

Nối tiếp theo dòng họ Bebenberger là dòng họ Habsburg, do vua La Mã Rudolf I sáng lập năm 1273. Triều đại mới này đã mở rộng lãnh thổ của mình từ năm 1278 cho đến năm 1526. Các nổ lực vươn lên về quyền lực của họ đã đem lại một đại công quốc (Erzherzogtum) là yếu tố quan trọng trong liên minh của Đế quốc La Mã Thần thánh. Bắt đầu từ 1273, hay 1438 hầu như lúc nào triều đại Habsburg nào cũng đạt được danh hiệu vua Đức hoặc danh hiệu gắn liền vào đấy là danh hiệu hoàng đế La Mã cho đến năm 1804 khi hoàng đế Franz II (đế quốc La Mã Thần thánh) tự nhận thêm danh hiệu Hoàng đế Áo quốc (không thỏa thuận với luật của đế quốc) và Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806.

[sửa] Đế quốc Áo (1804–1867); Áo–Hung (1867–1918)

Nước của Hoàng đế Áo là một quốc gia đa dân tộc. Lãnh địa của dòng họ Habsburg-Lothringer chạy dài từ Böhmen và Mähren qua nước Áo ngày nay xuyên qua Hungary sâu xuống đến tận bán đảo Balkan. Từ 1815 đến 1866 hoàng gia ở Wien cũng đứng đầu trong Liên minh Đức, tan rã sau Chiến tranh Áo–Phổ.

Năm 1867 một nền quân chủ song đôi Áo–Hung được cấu thành nhưng chỉ lưu ý đến các quyền lợi của Áo và Hung; các yêu cầu chính trị của các nhóm dân tộc khác đòi độc lập nhiều hơn đã không được chú ý đến. Sau khi các vấn đế dân tộc bùng phát công khai qua Vụ ám sát thái tử Áo-Hung ở Sarajevo, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914 dẫn đến chấm dứt nền quân chủ song đôi vào năm 1918.

[sửa] Đệ nhất cộng hòa (1918–1938) và Đế chế thứ ba (1938–1945)

Áo-Hung bị tan rã và trên lãnh thổ đó hình thành các quốc gia mới và nước Đức-Áo (Deutschösterreich). Trong Hiệp định Saint-German tên quốc gia này và nguyện vọng liên kết cùng với Cộng hòa Đức mới (Cộng hòa Weimar) bị cấm. Ngày 21 tháng 10 năm 1919 tên được đổi thành "Cộng hòa Áo" (Republik Österreich); năm 1920 hiến pháp mới được thông qua; năm 1931 nguyện vọng thành lập liên minh thuế quan với Đế chế Đức bị cấm.

Khoảng thời gian sau đó (1933) đã đem lại cho người dân một chế độ độc tài và năm 1938 việc gia nhập vào Đế chế Đức xã hội quốc gia của Adolf Hitler. Người độc tài trong Đế chế thứ ba đã thay thế tên quê hương của ông bởi "Ostmark" và ngay sau đó bởi "Donau-und Alpengaue". Chiến tranh thế giới lần thứ hai do Hitler gây ra cuối cùng đã chấm dứt chế độ phát xít chuyên chế và Đế chế thứ ba.

[sửa] Đệ nhị cộng hòa (từ 1945)

Sau 1945 Đế chế thứ ba bị quân đội Đồng Minh chiếm đóng và giải tán. Áo được tái thành lập và được chia làm bốn vùng chiếm đóng. Sau khi Cộng hòa trong Hiệp định quốc gia ngày 15 tháng 5 năm 1955 cam kết không gia nhập một "liên minh" nào nữa, quân đội Đồng Minh đã rời khỏi nước Áo. Ngày 26 tháng 10 năm 1955 Áo tuyên bố "trung lập vĩnh viễn". "Ngày quốc kỳ" (Tag der Fahne) này được kỷ niệm


trong trường học cho đến 1965; từ 1967 ngày này trở thành ngày quốc khánh.

Năm 1969 Áo là nước cùng thành lập EFTA hướng tới một liên minh kinh tế. Nhờ vào tính trung lập nước Áo đã có thể kết nối các quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước phía Tây và với các nước thuộc khối Đông Âu thời đấy, việc này đã giúp đỡ nước Áo lâu dài trong thời gian xây dựng lại. Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1991 chính sách trung lập dứt khoát được nới lỏng nhưng việc diễn giải một cách thỏa đáng tính trung lập trong trật tự thế giới mới đã thay đổi từ đấy là một đề tài chính trị đối nội đang được tranh cãi. Năm 1995 Áo gia nhập Liên minh châu Âu (EU); năm 1999 Áo bỏ đồng Schilling và cùng với các nước khác trong Liên minh đưa đồng Euro vào sử dụng.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Đạo trời ... nqv

TÔI THEO ĐẠO TRỜI...



1. Đạo Trời là gì ?

Đạo Trời là lòng tin tưởng một vị linh thiêng, tự hữu, toàn năng, toàn thiện, chí công, chí minh, ngự trên Trời; Đấng ấy gọi nôm là Ông Trời, là Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Đấng Tối Cao, tùy tiếng nói của mỗi dân tộc.

2. Tại sao nhận biết có Trời ?

Nhìn vào vũ trụ bao la, tinh vi huyền diệu, tôi nhận rằng phải có bàn tay tác tạo...

Ta xem một chiếc đồng hồ,
Nếu không có thợ, bao giờ thành thân,
Phương chi máy tạo xoay vần,
Tứ thời bát tiết muôn phần lạ hơn,
Nên ta phải lấy trí khôn,
Luận rằng có Đấng Chí Tôn sinh thành.
Con chim nó hót trên cành,
Nếu trời không có, có mình làm sao ?
Con chim nó hót trên cao,
Nếu Trời không có thì sao có mình ?
Trời là gốc của vạn vật “Thiên giả vạn vật chi tổ” ( Trọng Thư )

3. Những ai tin tưởng có Trời ?

Có thể nói rằng hầu hết nhân loại tin tưởng có Trời. Tính tự nhiên của con người, khi gặp nguy biến, đều kêu Trời ! Ca dao bình dân có bài:

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nuớc tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm...

4. Đạo Trời có phải riêng cho một nước nào không ?

Đạo Trời chung cho mọi nước, mọi thời. “Thiên giả vạn vật chi tổ” ( Trọng Thư ); Đạo sáng suốt là bởi Trời ban xuống “Minh Đạo chi bản nguyên, xuất ư Thiên” ( Khổng Tử ).

5. Làm thế nào biết được Đạo Trời ở nơi mỗi người ?

Trời ban cho mỗi người có lương tri, lương tâm như ngọn đèn soi cho ta biết đâu là thật, đâu là dối, đâu là lành, đâu là dữ, đâu là phúc, đâu là tội, để ta lái mọi tư tưởng, hành động của ta sao cho hợp với đường lối của Trời. “Tri Thiên đạo, hành thân dĩ nhân nghĩa” ( Biết Đạo Trời thì ăn ở theo nhân nghĩa – Khổng Tử )

6. Mỗi người phải giữ Đạo Trời thế nào ?

Phải cố gắng tìm cho thấy rõ Đạo Trời. Phải lấy Đạo mà hướng dẫn đời sống – theo lương tâm mà lấy điều thiện làm vui, lấy đạo lý làm trọng – phải nhớ luật của Trời làm lành sẽ được thưởng, làm dữ sẽ bị phạ “Thiên vọng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”. ( Lưới trời rộng, thưa mà không lọt đâu ).

7. Bình thường, người ta thờ Trời như thế nào ?

Mỗi gia đình thường có bàn thờ trong nhà để thờ Trời và Ông Bà Tổ Tiên; có người xây trụ ở ngoài sân trước nhà, sớm tối vái lạy; thỉnh thoảng dâng hương nến, hoa quả để tỏ lòng tri ân.

8. Đạo Trời dạy ta phải cư xử với nhau như thế nào ?

Trời là gốc, là cha mẹ sinh thành, thì phải coi mọi người là anh chị em với nhau và cư xử như một đại gia đình nhân loại, lấy tình thương mà bao bọc.

9. Đạo Trời có từ bao giờ ?

Đạo Trời có từ khi Trời tác tạo ra con người có trí khôn biết suy luận, biết hướng về Trời, biết xem ý Trời thế nào mà hành động.

10. Ý Trời thế nào ?

Ý Trời là lương tri, lương tâm, Trời đã đặt trong lòng mỗi người, khác nào hạt giống đặt vào đất, sẽ dần dần nẩy mầm vươn lên thành cây, sinh hoa kết quả, thế là đạt tới mức độ mà ý Trời mong muốn.

11. Đạo Trời đưa người ta đến đâu ?

Đạo Trời đưa người ta về tới Trời. Trời là nguồn hạnh phúc vô cùng vô biên mà lòng người khao khát.

12. Sống đạo Trời có dễ không ?

Dễ hay khó là tại mỗi người. E dè thì khó. Cương quyết thì dễ. Sống theo luơng tâm, làm lành lánh dữ. “Vi thiện tối lạc” ( làm lành thì rất vui ). “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông” ( Nguyễn Bá Học ).

13. Trên đường thực hiện đạo Trời, người ta gặp những kẻ thù nào ?

Có ba loại: Một là ngay ở trong mình. Đó là tính mê nết xấu, dục vọng đê hèn... Hai là thế tục cám dỗ lôi cuốn đi vào sa đọa trụy lạc. Ba là Xa-tan ác quỷ, luôn tìm hại con người.

14. Con người đối phó thế nào với 3 loại kẻ thù nói trên ?

Phải tự tu tỉnh và kêu cứu kịp thời:
a. Tự tu là sửa trị tính nết xấu, loại trừ những sâu mọt đục khoét trong mình
b. Tự tỉnh là tỉnh táo đề phòng, tránh xa những cạm bẫy do thế tục giương lên để bắt mình
c. Kêu cứu kịp thời và xin Trời hộ giúp để Xa-tan ác quỷ không hại được mình.
Kẻ lành thánh, người khôn ngoan nhờ 3 việc đó là lúc nào cũng vững như kiềng 3 chân. “Trời giúp kẻ tự giúp”.
Chim khôn xa tránh lưới dò,
Người khôn tránh chốn ô đồ mới khôn.

15. Xa-tan ác quỷ ở đâu ra và mưu hại con người đến thế nào ?

Nó là một loài do Trời sinh ra, rồi vì tự kiêu tự đại mà phản bội với Trời, nên nó muốn phá việc của Trời, và không muốn cho con người trở về với Trời, vì như thế thì Trời được vinh hiển và con người được hạnh phúc thật. Xa-tan không làm gì được Trời, nhưng chỉ làm hại được con người bằng cách lôi cuốn dụ dỗ con người xa Trời, phản bội với Trời như nó. Người nào mắc mưu Xa-tan là đi đến chỗ tự sát và đồng khổ cực với nó sau này mãi mãi.

16. Có ai thắng được Xa-tan ác quỷ chưa ?

Các bậc thánh nhân lấy Đạo Trời làm lẽ sống, luôn cậy dựa quyền năng của Trời, bền chí quyết giữ Đạo dù chết cũng không bỏ. Những vị đó đã thắng được Xa-tan.

17. Đạo Trời từ xưa tới nay được công bố như thế nào ?

Lịch sử Đạo Trời là lịch sử nhân loại, vì Đạo Trời là đường lối để Trời đi xuống với nhân loại bằng cách tác tạo nên ta, và cũng là đường lối để nhân loại ta đi lên với Trời, đó là trở về nguồn chơn phúc vô biên mà ta khát vọng.

Đạo Trời được công bố bằng ba hình thức:

Hình thức thứ nhất là in sẵn vào tâm hồn mỗi người khi sinh ra. Đến tuổi khôn người ta nhìn thấy trong lòng mình ý nghĩa thế nào là lành, thế nào là dữ, đâu là phúc, đâu là tội, và khi làm trái lương tâm thì người ta thấy bứt rứt sầu khổ.

Hình thức thứ hai là đi vào lịch sử thực sự. Trời chọn một dân tộc, giao cho sứ mạng duy trì, phổ biến ý niệm về Đạo Trời, kêu gọi các dân tộc khác giác ngộ từ bỏ những tà thần mà Xa-tan đã bày đặt ra để lừa dối con người. Hình thức thứ hai này đã được thực hiện trong lịch sử dân Do Thái. Đạo luật của Trời xưa chỉ in trong lòng người thì đã được in vào bia đá trên núi Xi-nai và trao cho thủ lĩnh Mô-sê đem công bố cho dân một cách long trọng vào khoảng 1.250 năm trước Công Lịch.

Hình thức thứ ba tiếp tục lịch sử thực sự. Đó là việc Trời cử một Ngôi vị giáng trần, nhập thể làm một Con Người để sống với con người chúng ta, trực tiếp nói với nhân loại đường lối của Đạo Trời, và cho chúng ta biết Trời yêu thương ta như Cha yêu thương con, cùng dạy ta cách thức cầu nguyện thông hiệp với Trời. Ngôi vị Trời giáng trần đây chính là Đức Giê-su Ki-tô mà thân thế và sự nghiệp đã được lịch sử ghi nhận rõ ràng – và sự giáng trần của Ngài đã dựng nên một cái mốc phân chia lịch sử làm hai giai đoạn:
- Trước Ngài ( BC ): Tính từ Ngài lui về trước.
- Sau Ngài ( PC ): Tính từ Ngài cho tới nay.
Và cũng từ ngày Đức Giê-su Ki-tô di vào lịch sử nhân loại, Đạo Trời được sáng tỏ và mang thêm một tên mới là Ki-tô Giáo.

18. Việc Đức Giê-su Ki-tô đến có lợi gì cho nhân loại ?

Lợi rất nhiều, rất lớn, rất cần thiết:

a. Chính nhờ sự hy sinh của Ngài, nhân loại được Chúa Trời ( Thiên Chúa ) nhận vào hàng con cái và cho hưởng gia nghiệp Thiên Quốc nếu trung thành.

b. Nhờ lời giáo huấn và gương sống của Ngài, ta biết được gốc ngọn của mình, biết được lẽ sống chân chính, biết được đường lối trở về với Chúa Trời.

c. Nhờ sự trung gian của Ngài, nhân loại lại được giao hòa với Chúa Trời.

d. Nhờ quyền năng, biểu hiện trong cuộc sống lại ( Phục Sinh ) của Ngài, cũng là nhờ Chúa Thánh Thần, nhân loại được ơn thiêng hỗ trợ để thắng các mưu chước của bè lu Xa-tan, để tiến tới Quê thật là Nước Trời.

Ai theo Đức Giê-su Ki-tô thì được sống hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là đồng nhất với Đức Giê-su Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần, trở nên con chí ái của Cha trên Trời.

19. Sự nghiệp của Đức Giê-su Ki-tô còn tiếp tục trong nhân loại bằng cách nào ?

Vì Đức Giê-su Ki-tô là một Ngôi Trời giáng thế, nên sau khi hoàn thành sứ mệnh, Ngài về Trời. Nhưng sự nghiệp của Ngài cần phổ cập đến mọi người và trong mọi thế hệ, nên Ngài đã lập một hội đoàn để duy trì, phổ biến những chân lý về Đạo Trời cho kẻ hậu lai khỏi bị Xa-tan lừa dối mà thiệt phần vĩnh phúc chăng.

Hội đoàn mà Đức Giê-su Ki-tô để lại, đó là Hội Thánh, do các Tông Đồ kế tiếp nhau coi sóc. Vị Tông Đồ Trưởng gọi là Giáo Hoàng, là thủ lãnh thay mặt Chúa Giê-su lãnh đạo Hội Thánh. Thánh Phê-rô là vị Giáo Hoàng đầu tiên do chính Chúa Giê-su chỉ định; và vị Giáo Hoàng hiện tại, vừa mới về Trời, là Đức Gio-an Phao-lô đệ nhị, vị Giáo Hoàng thứ 265, coi sóc hướng dẫn Hội Thánh từ năm 1978 đến năm nay, 2005.

20. Muốn học hỏi gia nhập Đạo Trời ( Đạo Thiên Chúa ), ta có thể căn cứ vào đâu và ta đến với ai ?

Căn cứ vào sử sách, vào uy tín và công cuộc của Hội Thánh đã thực hiện từ gần hai ngàn năm nay ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bộ sách Thánh Kinh gồm phần Cựu Ước ( Đạo Trời do Ông Mô-sê và các Ngôn Sứ ghi chép trước Chúa Giáng Sinh ) và phần Tân Ước ( Đạo Trời do chính Chúa Giê-su và các môn đệ đầu tiên ghi chép ): Là bộ sách được phổ biến rộng rãi nhất từ xưa tới nay. Nước nào cũng có Thánh Kinh, có sách Giáo Lý in bằng tiếng nước ấy, nên việc học hỏi Đạo đuợc dễ dàng. Còn việc gia nhập Đạo cũng được các vị đại diện của Hội Thánh chỉ bảo cặn kẽ và tiếp đón nồng hậu.

Dù nhiều khi bị hiểu lầm, bị ghen ghét, bị bách hại, Hội Thánh vẫn phát triễn bất chấp mọi trở lực, khiến con số giáo hữu ngày nay đã tới hàng tỷ người.

Xưa kia chỉ biết kêu Trời,
Ngày nay lại biết Chúa Trời là Cha.
Trần gian chưa phải là Nhà,
Thiên Đàng vĩnh phúc mới là chính Quê.
Chữ rằng “Sinh ký tử quy”,
Nghĩa là: “Sống gởi thác về đời sau”.

21. Tại sao có người đang giữ đạo tự nhiên, ăn ngay ở lành, danh thơm tiếng tốt rồi, mà khi gặp Đạo Trời, lại tin theo ?

Vì Đạo tự nhiên thực ra cũng là Đạo Trời, nhưng ở giai đoạn sơ khai. Vả lại giữ Đạo có phải cốt cho được danh thơm tiếng tốt ở đời này đâu, nhưng là cốt làm đầy đủ đức hiếu thảo đối với Trời là Đấng sinh thành dưỡng dục và thưởng phạt người ta sau này. Vì thế khi gặp được Đạo Trời ở giai đoạn hoàn toàn trọn vẹn thì không thể không theo cho được.

Đức Giê-su đã ví Đạo Trời như viên ngọc quý giá đặc biệt mà một đời người chỉ gặp thấy có một lần, nên ai khôn ngoan thật đều dẹp bỏ hết các thứ khác kém cỏi để sắm cho bằng được thứ ngọc hảo hạng ấy. Những thứ ngọc khác đây có thể coi là luân lý tự nhiên mà các bậc hiền nhân quân tử như Đức Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Tử, Lão Tử ở Trung Hoa; như Socrate, Platon, Aristote ở Hy Lạp, như Đức Thích Ca ở Ấn Độ... đã theo luơng tâm thực hiện và phổ biến được phần nào trong lúc sinh thời, đó là những sứ giả tiền phong của Đạo Trời.

Bởi thế khi chính Đạo Trời được công khai xuất hiện trong lịch sử với sự giáng trần của Đức Giê-su Ki-tô, Con Trời hằng sống, thì vai trò của các sứ giả đương nhiên chấm dứt, và lòng người tất nhiên hướng về Đạo Trời là chỗ có Chân Lý hoàn toàn và Thiện Mỹ viên mãn vậy.

22. Đạo Trời đối với Đạo Ông Bà Tổ Tiên thế nào ?

Không có Trời thì làm gì có ông bà tổ tiên, vì chính tổ tiên cũng nhờ Trời sinh Trời dưỡng, cũng do Trời đặt vào cái vũ trụ này, cho qua một cầu sinh tử dài lắm là ba vạn sáu ngàn ngày, rồi cũng từ giã cõi trần mà về tới Trời rồi, “sinh ký tử quy” là thế.

Đằng khác, chính đức hiếu nghĩa với tổ tiên cũng là do Trời in vào lòng ta, nên hiếu nghĩa là theo hướng Trời sắp đặt, nhưng không nên dừng lại ở tổ tiên mà phải đi xa hơn nữa, đến tận Trời mới là hiếu nghĩa vẹn toàn, mới là chính đáng, vì Trời mới là gốc tổ mọi loài, còn ông bà tổ tiên chỉ là những móc nối trung gian mà thôi.

23. Có người nghĩ rằng theo Đạo Trời thì không cúng thực phẫm đồ dùng cho ông bà để ông bà đói khổ, vì thế mà có người tuy mến Đạo Trời, vẫn chưa dám trở lại. Nghĩ thế có đúng chăng ?

Lòng thương nhớ ông bà đã quá cố là việc tốt, nhưng nghĩ rằng vong linh ông bà còn cần cơm gạo bánh trái hay đồ dùng như khi còn sống thì không đúng, vì linh hồn thiêng liêng không cần vật chất như xác, nhưng cúng quảy thực phẩm như một nghi lễ để kính nhớ thì tốt. Việc hiếu nghĩa ta có thể làm là thành khẩn cầu xin với Trời mở lượng hải hà: nhất xá vạn xá, cho ông bà vào hưởng phúc với Trời sớm ngày nào hay ngày ấy, đó là thiết thực và cần cấp hơn hết.

Bên Công Giáo có việc cầu nguyện cho ông bà hằng ngày; mỗi năm lại dành hẳn một tháng để toàn thể thế giới hợp ý thỉnh nguyện cho nữa. Ngoài ra, các ngày kỷ niệm, tuần ba tuần bảy, tuần ba mươi, tuần trăm, giáp năm, hay giỗ đầu, giỗ năm của gia đình nào thì gia đình nấy hoặc cả Họ Đạo cùng đọc kinh cầu nguyện cho nữa. Cũng có thể tổ chức bữa ăn giỗ để phát huy tình cảm gia đình và gia tộc. Xét thế, theo Đạo Trời, con cháu rất là hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên.

24. Có người biết Đạo Trời là cần cho mình, nhưng vì sinh kế bận rộn, vì còn muốn sống dễ dãi, ngại chịu khó, nên chưa dám trở lại Đạo. Nghĩ thế có được chăng ?

Đạo lý tối đại, sao lại coi rẻ thế được. Sinh kế chỉ là phương tiện nhất thời, chớ có phải là cứu cánh của con người đâu. Ta nên biết, con người lúc nào cũng nhờ ơn Trời, sao ta lại quên vị Đại Ân Nhân của ta là Trời. Nếu ta muốn sống bừa bãi ngoài kỷ luật của lương tâm, tức là ta tự giảm giá và tự đặt mình vào tình trạng nguy cấp luôn luôn, vì ta không biết mình chết lúc nào – và chết rồi phải bị phán xét ngay lúc ấy, hối cũng không kịp.

Biết Trời thưởng phạt sau này,
Muốn sau được thưởng thì rày phải lo.
Gắng công Trời sẽ giúp cho,
Đạo lành gây dựng cơ đồ mai sau.
Mọi sự ở trên đời,
Một mai rồi cũng hết,
Việc lành dữ mà thôi,
Sẽ theo ta khi chết...

PHỤ LỤC:

Ý kiến của những người trở lại Đạo Thiên Chúa:

1. Ông Lục Trưng Tường, nhà ngoại giao Trung Hoa, từ nhỏ là môn sinh của sân Trình cửa Khổng và chỉ có biết đạo Ông Bà Tổ Tiên, sau đã gặp được Đạo Công Giáo như gặp được kho báu, đã trở lại và tiến xa trên đường Đạo, đã hiến thân làm Linh Mục. Ông nói: “Ơn Cứu Độ là chỗ tập trung tất cả các nẻo đường, là chỗ độc nhất mà đức hiếu của loài người được tiếp vào đức hiếu thảo siêu nhiên mà Đức Ki-tô đã dạy và đã cho chúng ta hưởng thụ để kết hợp tất cả nhân loại với Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên Trời”. ( x. The Ways of Confucius and of Christ )

2. Ông Ngô Gia Lễ, tri phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam ta, vì tiếp xúc với người Công Giáo, ông muốn tìm hiểu đạo lý, đã học sách Phúc Âm, đã nhận được tính cách siêu việt của Đức Ki-tô, Con Trời giáng thế, ông đã trở lại để được tâm giao với Trời qua Đức Ki-tô. Ông nói: “Tôi đã đọc Phúc Âm một cách thành kính. Tôi nhận thấy Đức Ki-tô không phải chỉ là một nhân vật khác thường, Ngài chính là con Thượng Đế đã đến để cứu đời. Tôi là một trong những kẻ được Ngài tỏ mình ra trong Phúc Âm”. ( x. Ông Tổ Đạo Công Giáo )

3. Ông Trịnh Sùng Ngộ, giáo sư triết học Đại Học Honolulu, nước Huê Kỳ, nguyên đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Vatican. Từ nhỏ đã sinh ra trong gia đình thấm nhuần tư tưởng Lão Giáo, Khổng Giáo và Phật Giáo. Sau khi ông trở lại ông đã giúp nhiều bạn hữu biết Đạo và đã đem hết tâm trí vào việc phiên dịch Thánh Kinh và Kinh Thi ra tiếng Trung Hoa. Ông nói: “Thiên Chúa Giáo là Đạo bởi Trời. Người ta lầm nếu cho đó là đạo của Âu Châu. Đạo dó không phải của Âu Châu hay của Á Châu, không cũ không mới. Tôi cảm thấy Đạo đó tiềm ẩn ở trong tôi một cách sâu đậm hơn cả Lão Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo là những đạo tôi đã hấp thụ khi sinh trưởng. Tôi biết ơn những đạo này vì đã làm đà đưa tôi đến với Đức Ki-tô. Sau nhiều năm lạc lõng, nay tôi được về với Đức Ki-tô để ở luôn với Ngài thật là vui sướng vô biên. Tôi đã nhảy vọt lên trên thời gian rồi. Từ nay sự sống động và bản thể của tôi đuợc đặt vào lãnh vực đời đời. Gia nhập Hội Thánh Chúa Ki-tô, tôi đã không thiệt mất gì, nhưng đã được hoàn toàn mãn nguyện” ( x. Par delà l’Est et l’Ouest ).

4. Ông Mashaba, một học giả Ấn Độ, sau 20 năm tìm tòi suy luận về Ấn Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo, Ba-la-môn Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, Lão Giáo, Hồi Giáo, Thần Đạo ( của người Nhựt Bổn ), Tin Lành Giáo, ông đã phân tích như sau: “Sở dĩ mỗi tôn giáo có một công dụng khác nhau là vì mỗi Giáo Tổ nhìn thấy một khía cạnh đau khổ của con người và tìm cách cứu giúp theo khía cạnh đó. Bởi thế, có thứ kêu gọi từ bi quảng đại, có thứ chủ trương diệt dục hy sinh, có thứ dùng hiếu thảo nhân nghĩa, có thứ giúp tu thân cứu đời, công bình bác ái v.v... nhưng không tôn giáo nào được đầy đủ như Thiên Chúa Giáo, vì Đạo này xây dựng cho con người một cuộc đời biết xả thân vì tình yêu thương”.

Tưởng nhớ ông bà tổ tiên

Chương trình đơn giản khi cầu nguyện với tổ tiên bất cứ dịp nào:

1. Thắp hương đèn trên bàn thờ

2. Làm dấu hình Thánh Giá

3. Nguyện Kinh Lạy Cha

4. Nguyện: “Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen”.

5. Dâng lời nguyện với tổ tiên: “Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên ông bà nội ngoại..., hôm nay nhân ngày..., chúng con thắp nén hương bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn. Kính xin thương cầu nguyện cho chúng con được bình an mạnh khoẻ, được hòa thuận êm ấm và được mọi điều tốt đẹp như ý Thiên Chúa muốn...”

Nghi thức Lễ Cưới ở gia đình:

Ngày nay việc tổ chức đám cưới tại gia đình có thể diễn tiến theo nhiều dạng rất khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp thông thường nhất vẫn là: sau Lễ Hôn Phối, nhà gái tổ chức mừng vu quy, và sau khi đón dâu về nhà, nhà trai tổ chức chúc mừng Lễ Thành Hôn. Nghi Lễ Vu Quy dưới đây cử hành khi nhà trai đến nhà gái đón dâu; nghi Lễ Thành Hôn cử hành khi cô dâu được đưa về nhà chồng. Nếu diễn tiến theo các cách khác, xin tùy nghi ứng biến.

A. Nghi thức Lễ Vu Quy:

Vị chủ hôn bên nhà trai, chú rể và họ hàng từ nhà trai tới nhà gái, dừng lại ngoài cổng. Đại diện vào báo cho nhà gái ra đón mời vào. Rồi nghi thức như sau:
1. Nhà trai ngỏ lời, giới thiệu lễ vật.
2. Nhà gái đáp lời chấp thuận và xin đưa lễ vật đến bàn thờ gia tiên để làm lễ.
3. Lễ Gia Tiên và cầu nguyện tạ ơn. ( xem Lễ Gia Tiên tiếp sau )
4. Chú rể và cô dâu vào chào cha mẹ và họ hàng bên vợ.
5. Uống nước hoặc ăn tiệc.
6. Cuối giờ, chủ hôn nhà trai xin đón dâu, nhà gái đáp lời ưng thuận...

B. Nghi thức Lễ Thành Hôn:

Đoàn đưa dâu về nhà trai, nhà trai mời vào. Người mẹ chồng đón con dâu vào phòng nghỉ một lát rồi ra Lễ Gia Tiên. Nghi thức Lễ Gia Tiên như sau:
1. Nhà trai ngỏ lời chào mừng và mời tới trước bàn thờ gia tiên làm lễ.
2. Lễ Gia Tiên và cầu nguyện tạ ơn.( xem Lễ Gia Tiên tiếp sau )
3. Cô dâu chú rể chào cha mẹ chồng và họ hàng bên chồng.
4. Uống nước hoặc ăn tiệc.
5. Cuối cùng, vị chủ hôn nhà gái gởi gắm, nhà trai giã từ.

Lễ Gia Tiên và cầu nguyện tạ ơn:

1. Vị chủ hôn nói đại ý: “Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên, nhờ phúc đức ông bà, tổ tiên, gia đình chúng con (hoặc nêu tên gia đình anh chị X... ) sinh hạ được người con gái ( hoặc con trai ) là... và đã giáo dục cháu nên nguời. Nay cháu được Chúa thương cho đẹp duyên cùng cháu... Chúng con xin đưa hai cháu đến trước bàn thờ gia tiên. Xin phép cho hai cháu được dâng nén hương bày tỏ lòng kính nhớ tri ân và thắp lên ngọn nến bày tỏ quyết tâm làm rạng danh tổ tiên và vinh Danh Thiên Chúa. Xin các bậc tiền nhân bầu cử cho hai cháu được trăm năm hạnh phúc, sống đẹp lòng cha mẹ họ hàng hai bên, chu toàn các trách nhiệm hôn nhân và gia đình theo đúng ý của Chúa Trời”.

2. Cô dâu chú rể niệm hương: ( Một người đốt nhang sẵn và đưa cho cô dâu chú rể, cả hai cùng vái 4 vái ).

3. Cô dâu chú rể thắp nến.

4. Vị chủ hôn tiếp lời: “Giờ đây chúng ta hướng đến Thiên Chúa là nguồn gốc trên cùng của mọi gia tộc. Xin Ngài lấy tình Cha mà che chở gia đình mới... “Lạy Cha chúng con...”

5. Đọc Lời Chúa: ( Ga 2, 1 – 11 )

6. Cô dâu và chú rể cùng cầu nguyện: “Lạy Chúa Giê-su, xưa Chúa đã đến trong tiệc cưới Ca-na, ban ơn lành cho đôi bạn mới và gia đình hai bên. Nay qua Bí Tích Hôn Phối, Chúa cũng đã đến trong gia đình chúng con, chúng con xin dâng lời tạ ơn Chúa. Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ chúng con, mỗi người trong gia đình và họ hàng hai bên, và toàn thể ân nhân bạn hữu. Xưa Chúa đã biến đổi nước thành rượu, ngày nay xin Chúa biến đổi tình yêu thương bé nhỏ giới hạn của chúng con thành tình yêu thương bao la và nồng thắm của Chúa. Xin cho gia đình chúng con biết tôn vinh Chúa, đem lại hạnh phúc cho nhau và niềm an ủi cho mọi người. Chúa hằng sống hằng trị muôn đời. Amen”.

7. Kết thúc: Hát Kinh Hòa Bình hoặc một bài khác thích hợp...

Lm. NGUYỄN QUANG DUY, DCCT,
Gx. Long Hưng, Gp. Vĩnh Long, năm 2000, theo “Sứ Vụ Loan báo Tin Mừng

Chúa chiên lành ...



Bài giảng thật hay của Linh Mục Lê Quang Uy DCCT Vietnam chủ nhật 5.7.09 .Mời bấm vào đây để nghe ...
Chúc các bạn an lành

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009

Phở trị Cúm heo ... hay lắm ...nqv


Nqv Chân thành cám ơn bạn Hoàng Trần đã gửu bài Phở trị cúm và xin phép bạn HT cho phép nqv nhuận sắc bài này để thêm vui vẻ … mong bạn thông cảm .Chúc bạn và gia đình an lành ...

Nguồn gốc Phở đủ loại theo Wiki .
Một số giả thuyết cho rằng phở có lẽ xuất hiện đầu tiên ở Nam Định [1], nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20.
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu, đọc như "pô tô phơ"). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng. Số khác lại cho rằng phở ảnh hưởng từ Trung Hoa vì dựa vào mặt địa lý, hơn nữa phương pháp sử dụng bột gạo làm bánh phở và nhiều gia vị trong phở khá giống món hoành thánh của Trung Hoa, nhưng không chứng minh được. Vì thế, nguồn gốc của phở từ Việt Nam có lẽ là ý kiến được nhiều người chấp nhận.
Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Phở là món ăn nước ngoài được ưa thích nhất của người Mỹ hơn cả Pizza, Sushi,... [2].
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam thì lại nhỏ hơn ở miền Bắc.
Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạm-gầu", ngày nay thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Một điều hiển nhiên là món phở là của người Việt. Ngoài ra, trong những năm gần đây, giới trẻ tại Việt Nam còn tạo ra nhiều món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán... Những món ăn này càng làm phong phú thêm thực đơn ẩm thực của người Việt.
Phở trị Cúuuuuuuuuuuuuuuuuuuum….


Them 1 ly do nua de thinh thoang chung ta nen bo Com ma... an Pho.
Cúm heo hay còn gọi là cúm “Trư Bát Giới” (Porcine influenza, Swine infuenza) gây bởi virus A/ H1N1 đang lan tràn từ Mễ, Mỹ, đến Canada,..... và nó đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên toàn cầu.

Thuốc điều trị hiện đang dùng bây giờ là TAMIFLU, thành phần hóa học là Oseltamivir phosphate, bản quyền của Roche.

Chất điều chế Tamiflu là Shikimic acid .. Shikimic acid được tìm thấy nhiều trong bông Tai Hồi hay còn gọi Tai Vị hoặc hoa Tám sừng (Chinese Star Anise), một loại gia vị dùng để nấu phở..

Các xứ Âu-Mỹ không trồng được Tai Hồi nên họ điều chế Tamiflu phải trải qua nhiều giai đoạn tổng hợp Shikimic acid, mất thời giờ . Người Tàu họ trích thẳng từ bông Tai Hồi cho nên bây giờ họ có đủ trữ lượng Tamiflu để cung ứng cho trên tỷ dân Tàu nếu dịch cúm ãy ra trên nước họ .

Việt Nam có một cách tổng hợp Shikimic acid nhanh nhất, không cần dược sĩ, chỉ cần bàn tay của các bà nội trợ đó là nấu món phở bò .

Như đã trình bày ở trên Tamiflu chứa thành phần hóa học cùa TAI HỒI (star anise), mà Phở là món cần rất nhiều Tai Hồi khi nấu . Chỉ cần một tô phở nóng với nước lèo nấu với gia vị Tai Hồi là có thể thay Tamiflu điều trị Cúm rồi .

Trường hợp bị cúm, không mua được Tamiflu, cũng không tìm ra tiệm phở có nước lèo "đúng tiêu chuẩn" nấu với Tai Hồi thì hãy nhanh chân ra tiệm thuốc bắc hay tiệm bán gia vị nấu phở mua vài bịch Tai Hồi . Nấu Tai Hồi thay nước trà để uống, nhớ là phải uống nóng, kèm theo vài sợi gừng, một phần tư trái tắc, vài giọt mật ong.

Shikimic acid (để chế Tamiflu) là chất khó tan trong nước, dễ tan trong rượu nên nếu ngâm tai hồi trong rượu, ta sẽ có bình rượu phòng Cúm . Cứ tưởng tượng, chiều đi làm về, bên mâm cơm nóng sốt, có gấu mẹ duyên dáng xinh xinh ngồi bên cạnh , rót ra làm một hớp, có lý lắm chứ , ngừa bịnh tốt hơn chữa bệnh mà .

st.

Tóm lại ăn phở (với nước lèo nấu với hoa Tai Hồi) là phương thuốc trị cúm độc quyền của người Việt.




Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009



Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức quốc kỳ thứ 33 với chủ đề: ''Sống Lời Chúa-Năm Thánh Phaolô''

Với bài diễn văn khai mạc, Ông Vincenz Nguyễn Văn Rị, Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Xử lý Thường vụ Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, đồng thời cũng là Trưởng ban tổ chức Đại Hội Công Giáo kỳ thứ 33, đã đưa mọi tham dự viên đến gần Mẹ bằng những lời tâm tình phó thác của người con thảo:

Mời bạn xem thêm hình ảnh ở đây
Mẹ Lavang!

Mẹ đã thân hành đến với chúng con, chúng con là những con cái ly hương. Vì nhiều lý do và hoàn cảnh không thể đến kính viếng Mẹ nơi quê nhà. Chính vì thế Mẹ đã đến để vỗ về và an ủi đoàn con của Mẹ nơi đây. Tình Mẹ cho con không bao giờ kể xiết, xin Mẹ luôn đồng hành với chúng con trên mọi nẻo đường trần thế.

Và hôm nay, xin Mẹ cầu cùng Chúa chúc phúc cho mỗi người chúng con được sống tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần trong những ngày Đại hội này, để xứng đáng cùng Mẹ long trọng khai mạc Đại hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 33.“

Sau những lời thân thương gởi đến Mẹ, lời cầu „Lạy Mẹ là ngôi sao sáng“ thật khẩn thiết đang vang vọng trong tâm tình phó thác của những người con thảo là một đồng tâm cùng nhau tuyên bố khai mạc Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức kỳ thứ 33 với chủ đề:

Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô

Ngay sau đó, Linh Mục Antôn Huỳnh văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Ngài cũng nói đến ý nghĩa chủ đề của ngày ĐHCG như sau:

„Là người tín hữu công giáo, chúng ta đồng hành với Giáo Hội trên con đường Đức Tin. Với đề tài „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô” Đại Hội muốn nhấn mạnh đến „Năm Thánh Phaolô” chúng ta đang sống mà Đức Thánh Cha Bênêđictô đã công bố cho toàn thể Giáo Hội.

Nhắc đến Thánh Phaolô là chúng ta nghĩ đến một con người đã không quản ngại khó khăn thử thách để rao giảng về Chúa Kitô và giáo lý của Ngài cho các dân tộc thuộc Đế Quốc La Mã. Qua các thư của Thánh Phaolô, chúng ta có được giáo lý phong phú cho đời sống đức tin của người Kitô Hữu. Điểm nổi bật đáng ghi nhớ nơi Thánh Phaolô là lời rao giảng và đời sống của Ngài có cùng một nhịp điệu như nhau. Nói sao sống vậy! Đời sống phản ảnh đúng lời nói. Chính vì thế lời rao giảng của Ngài tác động mạnh mẽ nơi tâm hồn các thính giả và nhiều người đã đón nhận Lời Chúa và tin vào Chúa Kitô.

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người chúng ta cũng là một Phaolô thứ hai khi theo mẫu gương của Ngài biết để cho Lời Chúa tác động nơi chúng ta. Nếu không, Lời Chúa, cho dù có đến với chúng ta ngàn lần vẫn không mang lại hoa trái, giống như một tác giả đã viết vài thế kỷ trước đây: „Nếu Chúa Kitô không sinh lại trong tâm hồn bạn thì cho dù Chúa Kitô có sinh ra ngàn lần cũng không đem lại ích lợi gì cho bạn.“ Trong những ngày Đại Hội nầy, những khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để Lời Chúa tác động trên chúng ta.“

Nhìn lên lễ đài với huy hiệu màu nhạt thật gọn được treo giữa nền trắng lớn vừa đủ để nói lên một tâm hồn đơn sơ và trong trắng, trong đó trung tâm điểm của đời sống người Kytô hữu với Thập giá, Bánh và Lời hằng sống.

Tấm phông chính của Đại Hội năm nay do Minh Tri (Bonlanden) thực hiện là bức hình con thuyền Giáo Hội với Thánh Giá và cuốn Thánh Kinh ghi Lời Chúa Mặc Khải, Ngài là Alpha và Omega, là Cội Nguồn và Cùng Đích của nhân loại, với trái địa cầu mầu da cam và vàng. Vòng tròn bên ngoài với hai hàng chữ mầu xanh biển: „Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô“... hai bên tổng cộng 14 ngôi sao: biểu tượng cho 14 thư của Thánh Phaolô. Mỗi bên có bẩy ngôi sao, biểu tượng 7 hồng ân cao cả của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống các tín hữu. Các tấm hình treo ghi bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần treo hai bên phông chính của Đại Hội ghi tóm tắt bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần: Khôn Ngoan, Hiểu Biết, Biết Lo Liệu, Sức Mạnh, Thông Minh, đạo đức“, và Kính Sợ Chúa đã lôi kéo sự chú ý của toàn thể tham dự viên. Hai bên lễ đài là kiệu Đức Mẹ La Vang với ngàn hoa muôn sắc tỏ tình con thảo, nhân dịp cuối tháng Hoa Đức Mẹ.

Thánh lễ Vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống do Linh mục Antôn Huỳnh văn Lộ chủ tế cùng với các Linh mục Tuyên Úy và các Linh mục khách đồng tế đến từ Pháp, Thụy Sĩ, Hòa Lan và đặc biệt hai linh mục tuyên uý cộng đoàn CGVN tại nước Tiệp, với phần chia sẻ của Linh mục Antôn Đỗ ngọc Hà đã kết thúc buổi lễ khai mạc vừa đúng lúc khi bầu trời trong sáng giữa mùa xuân đang dịu dần để nhường chỗ cho những ánh đèn đó đây đang như những bó đuốc được thắp lên trong tâm hồn những người trẻ đang mong chờ đến giờ sinh hoạt.

Khung cảnh ấm cúng của ánh nến mờ nhạt đưa bạn trẻ hướng vào ánh sáng tâm linh với những đoạn suy niệm, chia sẻ ngắn gọn xen lẫn với lời ca tiếng hát cùng với nhịp chân nhảy múa đang nối những ước mơ của tuổi trẻ thành một vòng tay lớn. Một vòng tay mà giáo hội và quê hương đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào các bạn.

Sinh hoạt trẻ trong ĐHCG kỳ này được hướng dẫn bởi Lm. Lê Phan và Lm. Lê thanh Liêm cùng với sự đóng góp tích cực của nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO”. Số lượng giới trẻ mỗi năm một đông thêm, vì thế chương trình càng ngày thêm phong phú và đây cũng là điểm son đã nói lên được những ước mơ lớn cùng những đói khát tâm linh cho giới trẻ chỉ có mỗi năm một lần trong ĐHCG với thời gian quá ít ỏi. Xin chân thành cảm ơn nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO” đã hiểu rõ những đoạn đường mình vừa đi qua hoặc còn đang đi để dốc tâm chia sẻ cho các bạn trẻ khác. Công việc các bạn đang làm là những cánh tay đắc lực, giúp sức với các Linh mục Tuyên Úy trong mục vụ giới trẻ và cũng là một nghĩa cử cao đẹp của người con trong đại gia đình đã giúp những bậc phụ huynh, là cha, là mẹ của các bạn để lo tương lai cho các em.

Song song vào đó, tại phòng hội nhỏ giờ đền tạ Thánh tâm và Mẫu tâm thật trang nghiêm đã dẫn đưa bao nhiêu người mở lòng ra và tâm tình to nhỏ với Chúa trước khi tạm biệt một “Ngày Tâm Linh” trong thinh lặng.

Chúa Thánh Thể là nguồn suối tình yêu vẫn luôn là trung tâm điểm của Đại Hội. Quả thực, hàng trăm tín hữu đã sốt sắng tham dự các giờ chầu Thánh Thể đền tạ Thánh Tâm Chúa và Mẫu Tâm, và tiếp theo đó là giờ thánh kính Lòng Thương Xót Chúa do cha Đaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách hướng dẫn mãi tới tận đêm khuya chiều tối thứ bẩy. Các tham dự viên đã sốt sắng dâng các bông hoa hồng tượng trưng cho lòng con thảo.

Ánh nắng xiên qua cành cây kẽ lá, lấp lánh trong sương mai đang quyện với lời kinh sáng, lúc trầm lúc bổng vang ra từ hội trường lớn chính là giây phút của nguồn sinh lực thanh tịnh nhất để dâng của lễ lên Thiên Chúa đang được các Lm. và các Soeur MTG hướng dẫn.

Để chuẩn bị tâm hồn cho Thánh lễ, Lm. Nguyễn trọng Tước, thuyết trình viên chính của Đại Hội, đã dẫn dắt những tham dự viên trong buổi hội thảo tìm về Thánh địa Giêrusalem để theo con đường khổ nạn của Chúa Giêsu khi xưa, qua đấy mọi người mới hiểu rõ Lời Chúa và thực thi Lời Chúa một cách thiết thực hơn trong đời sống. Cũng trong buổi hội thảo này, ngài cũng đưa biết bao nhiêu người đang còn ngụp lặn trong “biển” của cuộc đời lên “bờ” để nhặt lại những “mẻ cá” tốt cho cuộc đời của mình. Quả là một đề tài chia sẻ đánh thức lương tâm đến nỗi nhiều tham dự viên đã tiếc thay cho những người vắng mặt trong buổi hội thảo này.

Cũng trong lúc này, giờ suy niệm Lời Chúa cho giới trẻ tại nhà thể thao do Lm. Lê Phan và Lm. Liêm phụ trách với sự cộng tác của nhóm “Thanh niên Công giáo” đã được hưởng ứng thật tích cực. Qua đấy các bạn trẻ sẽ tìm được Chúa trong cuộc sống tràn đầy ý nghĩa.

Thánh lễ Đại trào mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống do Lm. Nguyễn trọng Tước chủ tế cùng toàn thể Lm. trong tuyên úy đoàn và các Linh mục khách được cử hành trọng thể với khoảng gần 3000 người tham dự. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài cũng đã giúp dẫn mọi người biết tìm lại ngọn “lửa” của Chúa Giêsu đã mang đến thế gian và gìn giữ ngọn lửa cũng như truyền ngọn lửa lại cho nhau để ngọn lửa hằng sống sưởi ấm tâm hồn nhau.

Sau phần Thánh lễ riêng biệt cho các em thiếu nhi do Lm. Phaolô Phạm văn Tuấn và Lm. Lê Phan đồng tế. Các em đã được hướng dẫn sinh hoạt theo chủ đề “tấm lưới cuộc đời” và vào cuối lễ các em trở lại hội trường chính để cùng hát tặng các bậc phụ huynh trước khi kết thúc với phép lành cuối Thánh lễ của toàn thể các linh mục đồng tế.

Ngay sau Thánh lễ, hình ảnh một cụ ông đang đỡ cụ bà rời khỏi hàng ghế và tay trong tay lê từng bước bên nhau là một dấu chỉ thật hùng hồn cho việc giữ “lửa” ấm cho nhau và cũng là một gương sáng cho cuộc sống hôn nhân của giới trẻ trong thời đại hiện nay.

Sau bữa ăn tinh thần, các tham dự viên được mời gọi để chia sẻ với nhau những phần cơm hộp gói đạm bạc để tiếp sức cho những chương trình kế tiếp.

Giờ sinh hoạt thiếu nhi, những mầm non của Giáo hội đang được các Soeur cùng với các anh chị huynh trưởng hướng dẫn, với những ca khúc vui tươi lành mạnh và những điệu múa hồn nhiên hòa lẫn tiếng cười khúc khích đã đưa các em đến tột đỉnh sự hồn nhiên của tuổi thơ. Năm tới cũng hẹn các em vào giờ này em nhé.